Kỷ Niệm 40 Năm Di Tản Trên Con Lộ 7B Tuy Hòa
Nhân ngày kỷ niệm 40 năm về cuộc di tản kinh hoàng của Quân Đoàn II
trên con lộ máu 7B xuống Tuy Hòa, xin đăng bài của một độc giả viết trên
Facebook gửi đến tất cả cựu Chiến sĩ VNCH, để tưởng nhớ đến đồng bào
cũng như những đơn vị đã bỏ mình cho một cuộc chiến...
Vĩnh Hiếu
***
Phi Công Trực Thăng Võ Trang Vừa Chiến Đấu Với Việt Cộng, Vừa Giải Cứu Người Tị Nạn
Lời nói đầu:
Trong cuộc chiến Việt Nam, trực thăng võ trang là trực thăng được trang bị hỏa tiễn và súng minigun, được dùng để bay yểm trợ các trực thăng chở quân, hay được quân bộ chiến gọi yểm trợ, bắn phá các mục tiêu như súng phòng không, hay hầm hố trang bị súng nặng của quân địch.
Vào tháng Ba năm 1975, trong những phi vụ bay yểm trợ đoàn quân di tản ở Quân Khu II, các phi công bay trực thăng võ trang vừa bay những phi vụ yểm trợ, chiến đấu với địch quân, vừa lo bốc dân tị nạn, và mang theo nhiều bao vải lớn chất đầy bánh mì để thả xuống cho dân tị nạn dùng cho đỡ đói, thật là một hành động anh hùng và đầy tính nhân bản, đúng với câu “Bảo Quốc, An Dân”.
Trong cuộc di tản tại Cao Nguyên, Đại Úy Vĩnh Hiếu có cho một phóng viên Hoa Kỳ, ông Richard Blystone theo chiếc trực thăng võ trang do anh lái trong một phi vụ vào ngày 18-3-1975. Về lại Sài Gòn, người phóng viên nầy viết về cuộc “du ngoạn” với viên phi công Việt, và bài viết được đăng trên nhiều tờ báo tại Hoa Kỳ, như tờ The News, xuất bản vào ngày 24-3-1975 tại thành phố Frederick, bang Maryland.
Nhiều năm sau, người phóng viên nầy gặp lại Đại Uý Vĩnh Hiếu tại Hoa Kỳ, ông ta đã gởi cho Đại Uý Vĩnh Hiếu bài viết của ông. Riêng về Đại Uý Vĩnh Hiếu, anh có viết nhiều bài viết về những phi vụ bay bảo vệ đoàn di tản trên Cao Nguyên Trung Phần, cùng những trận đánh khác và cho in thành sách, “Trên Vòm Trời Lửa Đạn”, xuất bản năm 2012.
Phuc Nguyen 18/03/1975 – 18/03/2015 - 40 năm.
Sông Ba, Nam Việt Nam (AP)
By Richard Blystone
Những người dân tị nạn mệt mỏi, đói khổ phóng nhanh, chạy xuyên qua đám cỏ tranh, băng qua vùng đất bị cháy xém sát bên con sông, ngay lúc chiếc trực thăng bay qua đoàn xe và đoàn người đang bị rơi vào cái bẫy sập.
Họ chạy từng nhóm nhỏ trong điên cuồng, tay giữ chặt trẻ thơ và hành lý, vung vẫy những mảnh vải nhỏ lên không trung.
Họ la hét, “Đây nè, nơi nầy nè! Cho chúng tôi lên trực thăng với! Hãy cứu chúng tôi”. Nhưng tiếng kêu cứu của họ bị tiếng động ầm ầm và tiếng đập mạnh của cánh quạt trực thăng át mất đi.
Trung Uý Vĩnh Hiếu đang trong trạng thái thống khổ, lúc ông quan sát cả ngàn cánh tay giơ cao.
Ông than van, “Ôi Đấng Tối Cao, làm ơn giúp cho tôi tìm được một điều gì mà tôi có thể lo được.
Viên phi công trực thăng võ trang, 26 tuổi đời, dành nửa ngày, cố gắng tiêu diệt càng nhiều quân địch, và nửa ngày còn lại, cố cứu thoát được càng nhiều người tị nạn càng tốt. Ông tiếc là cả hai con số nầy lại không được cao cho lắm.
“Tôi phải tìm một nhóm nhỏ” của người tị nạn, ông nói. “Tôi không thể để họ tràn đầy lên trực thăng hay bám quanh làm trực thăng bị rơi. Lú́c ấy thì chả cứu được người nào cả.
Bay tới bay lui, Hiếu săn lùng cả mấy trăm xe bus, xe nhà binh, xe lam, xe hơi và cả xe gắn máy, bay bên trên hàng chục ngàn thường dân đang tụ nhóm, hội họp, ngồi dưới những tấm poncho, dưới lườn xe, trốn nắng trong các lùm cây, hay tắm rửa trong các vũng cạn bên dòng sông. Các người lính Công Binh cố gắng hoàn thành cây cầu nổi để cho đoàn xe di tản tiếp tục lên đường.
Những người dân tị nạn, kiệt sức vì tám ngày trườn, bò qua thung lũng, đồi cao, mệt mỏi vì thiếu ăn, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, cảm sốt và bị lãnh pháo cối của Bắc Việt, nằm đầy, dọc theo con sông.
Họ cho biết cả hàng trăm, hàng trăm người bị bỏ lại dọc theo hai bên vệ đường, nạn nhân của những vết thương hay bịnh tật hoặc kiệt sức.
Những viên phi công trực thăng mang thức ăn mỗi sáng đến cho người tị nạn, một ít từ chính quyền, phần khác là do họ tự quyên góp. Nhưng chỉ giúp được một phần nhỏ vì có cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người đang di chuyển, chạy lánh nạn.
Đột nhiên, Hiếu lượn và đáp tàu nghe cái rầm. Ông ta trông thấy một gia đình nông dân đang đứng dưới gốc cây. Chỉ trong một tích tắc, ông cho trực thăng bay lên cao với mười bốn người tị nạn và thêm cả hàng chục người khác đứng dưới đất tiếc rẽ nhìn lên càng trực thăng. Viên xạ thủ trực thăng lấy những ổ bánh mì nhỏ trong túi quần của chiếc áo bay và phân phát cho dân tị nạn.
Nhiều người phụ nữ khóc than. Mấy người đàn ông cười vui và bắt tay viên phi công. Đám trẻ con ngồi sát cạnh nhau, trong vòng tay mấy bà mẹ.
Hiểu nghĩ vẫn còn thêm hai chỗ nữa. Điều khó là: Tìm cho ra họ. Viên phi công phụ của Hiếu, Trung Úy Nguyễn Đức Liên điều khiển tàu bay lên bay xuống, tìm kiếm; rồi lượn trực thăng qua lại, tiếp tục việc tìm kiếm.
Hai cô gái đang giặc giũ ngay sát bên bờ sông. Nhiều người tị nạn khác chỉ cách đó gần hai mươi thước. Hai cô gái lại tránh xa chiếc trực thăng vừa đáp xuống.
Hiếu nói, “Họ muốn ở lại với gia đình họ.”
Có hai đứa bé trai đứng gần đó, có vẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bỏ chạy, tránh xa trực thăng và té nhào vào đám cỏ tranh.
Giờ thì xăng đã gần cạn, Hiếu và Liên không thể tiếp tục tìm người được nữa.
Trên đường về, trực thăng bay ngang qua một ngọn đồi nhỏ. Họ dành mười phút, phóng 14 trái hỏa tiễn và bắn 12,500 viên đạn đại liên vào chỗ Việt cộng ẩn núp, ngay những nơi chúng đang làm các chốt chận trên quốc lộ.
“Tôi không biết tại sao họ lại bắn vào thường dân như vậy”, Hiếu nói. Tôi dự đoán là họ muốn đẩy dân tị nạn về lại Cao Nguyên. Họ không muốn cai trị những thành phố trống rỗng, không một bóng người dân.
Trực thăng mang dân tị nạn đến một trung tâm tạm cư, một nơi mà hàng trăm người tị nạn khác bu quanh bãi đáp trực thăng, chờ mong, đón nhận tin tức của thân nhân mình.
Rồi thì, Hiếu lại bay đi, khai hỏa, bắn vào quân địch và tìm, cứu giúp thêm người tị nạn.
Ghi chú:
Người dịch căn cứ theo nguyên bản tiếng Anh của phóng viên Richard Blystone: Lt. Vinh Hieu and Lt. Nguyen Duc Lien. Trung Úy Vĩnh Hiếu và Trung Úy Nguyễn Đức Liên.
Cấp bậc thật là Đại Uý Vĩnh Hiếu và Thiếu Úy Nguyễn Đức Liên.
Tham khảo thêm về chuyến bay do Đại Uý Vĩnh Hiếu viết, xin đọc bài “Tuy Hòa Và Con Lộ Máu” trên trang web Bảo Vệ Cờ Vàng.
Little Saigon/2015
Phuc Nguyen
Vĩnh Hiếu
***
Phi Công Trực Thăng Võ Trang Vừa Chiến Đấu Với Việt Cộng, Vừa Giải Cứu Người Tị Nạn
Lời nói đầu:
Trong cuộc chiến Việt Nam, trực thăng võ trang là trực thăng được trang bị hỏa tiễn và súng minigun, được dùng để bay yểm trợ các trực thăng chở quân, hay được quân bộ chiến gọi yểm trợ, bắn phá các mục tiêu như súng phòng không, hay hầm hố trang bị súng nặng của quân địch.
Vào tháng Ba năm 1975, trong những phi vụ bay yểm trợ đoàn quân di tản ở Quân Khu II, các phi công bay trực thăng võ trang vừa bay những phi vụ yểm trợ, chiến đấu với địch quân, vừa lo bốc dân tị nạn, và mang theo nhiều bao vải lớn chất đầy bánh mì để thả xuống cho dân tị nạn dùng cho đỡ đói, thật là một hành động anh hùng và đầy tính nhân bản, đúng với câu “Bảo Quốc, An Dân”.
Trong cuộc di tản tại Cao Nguyên, Đại Úy Vĩnh Hiếu có cho một phóng viên Hoa Kỳ, ông Richard Blystone theo chiếc trực thăng võ trang do anh lái trong một phi vụ vào ngày 18-3-1975. Về lại Sài Gòn, người phóng viên nầy viết về cuộc “du ngoạn” với viên phi công Việt, và bài viết được đăng trên nhiều tờ báo tại Hoa Kỳ, như tờ The News, xuất bản vào ngày 24-3-1975 tại thành phố Frederick, bang Maryland.
Nhiều năm sau, người phóng viên nầy gặp lại Đại Uý Vĩnh Hiếu tại Hoa Kỳ, ông ta đã gởi cho Đại Uý Vĩnh Hiếu bài viết của ông. Riêng về Đại Uý Vĩnh Hiếu, anh có viết nhiều bài viết về những phi vụ bay bảo vệ đoàn di tản trên Cao Nguyên Trung Phần, cùng những trận đánh khác và cho in thành sách, “Trên Vòm Trời Lửa Đạn”, xuất bản năm 2012.
Phuc Nguyen 18/03/1975 – 18/03/2015 - 40 năm.
Sông Ba, Nam Việt Nam (AP)
By Richard Blystone
Những người dân tị nạn mệt mỏi, đói khổ phóng nhanh, chạy xuyên qua đám cỏ tranh, băng qua vùng đất bị cháy xém sát bên con sông, ngay lúc chiếc trực thăng bay qua đoàn xe và đoàn người đang bị rơi vào cái bẫy sập.
Họ chạy từng nhóm nhỏ trong điên cuồng, tay giữ chặt trẻ thơ và hành lý, vung vẫy những mảnh vải nhỏ lên không trung.
Họ la hét, “Đây nè, nơi nầy nè! Cho chúng tôi lên trực thăng với! Hãy cứu chúng tôi”. Nhưng tiếng kêu cứu của họ bị tiếng động ầm ầm và tiếng đập mạnh của cánh quạt trực thăng át mất đi.
Trung Uý Vĩnh Hiếu đang trong trạng thái thống khổ, lúc ông quan sát cả ngàn cánh tay giơ cao.
Ông than van, “Ôi Đấng Tối Cao, làm ơn giúp cho tôi tìm được một điều gì mà tôi có thể lo được.
Viên phi công trực thăng võ trang, 26 tuổi đời, dành nửa ngày, cố gắng tiêu diệt càng nhiều quân địch, và nửa ngày còn lại, cố cứu thoát được càng nhiều người tị nạn càng tốt. Ông tiếc là cả hai con số nầy lại không được cao cho lắm.
“Tôi phải tìm một nhóm nhỏ” của người tị nạn, ông nói. “Tôi không thể để họ tràn đầy lên trực thăng hay bám quanh làm trực thăng bị rơi. Lú́c ấy thì chả cứu được người nào cả.
Bay tới bay lui, Hiếu săn lùng cả mấy trăm xe bus, xe nhà binh, xe lam, xe hơi và cả xe gắn máy, bay bên trên hàng chục ngàn thường dân đang tụ nhóm, hội họp, ngồi dưới những tấm poncho, dưới lườn xe, trốn nắng trong các lùm cây, hay tắm rửa trong các vũng cạn bên dòng sông. Các người lính Công Binh cố gắng hoàn thành cây cầu nổi để cho đoàn xe di tản tiếp tục lên đường.
Những người dân tị nạn, kiệt sức vì tám ngày trườn, bò qua thung lũng, đồi cao, mệt mỏi vì thiếu ăn, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, cảm sốt và bị lãnh pháo cối của Bắc Việt, nằm đầy, dọc theo con sông.
Họ cho biết cả hàng trăm, hàng trăm người bị bỏ lại dọc theo hai bên vệ đường, nạn nhân của những vết thương hay bịnh tật hoặc kiệt sức.
Những viên phi công trực thăng mang thức ăn mỗi sáng đến cho người tị nạn, một ít từ chính quyền, phần khác là do họ tự quyên góp. Nhưng chỉ giúp được một phần nhỏ vì có cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người đang di chuyển, chạy lánh nạn.
Đột nhiên, Hiếu lượn và đáp tàu nghe cái rầm. Ông ta trông thấy một gia đình nông dân đang đứng dưới gốc cây. Chỉ trong một tích tắc, ông cho trực thăng bay lên cao với mười bốn người tị nạn và thêm cả hàng chục người khác đứng dưới đất tiếc rẽ nhìn lên càng trực thăng. Viên xạ thủ trực thăng lấy những ổ bánh mì nhỏ trong túi quần của chiếc áo bay và phân phát cho dân tị nạn.
Nhiều người phụ nữ khóc than. Mấy người đàn ông cười vui và bắt tay viên phi công. Đám trẻ con ngồi sát cạnh nhau, trong vòng tay mấy bà mẹ.
Hiểu nghĩ vẫn còn thêm hai chỗ nữa. Điều khó là: Tìm cho ra họ. Viên phi công phụ của Hiếu, Trung Úy Nguyễn Đức Liên điều khiển tàu bay lên bay xuống, tìm kiếm; rồi lượn trực thăng qua lại, tiếp tục việc tìm kiếm.
Hai cô gái đang giặc giũ ngay sát bên bờ sông. Nhiều người tị nạn khác chỉ cách đó gần hai mươi thước. Hai cô gái lại tránh xa chiếc trực thăng vừa đáp xuống.
Hiếu nói, “Họ muốn ở lại với gia đình họ.”
Có hai đứa bé trai đứng gần đó, có vẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bỏ chạy, tránh xa trực thăng và té nhào vào đám cỏ tranh.
Giờ thì xăng đã gần cạn, Hiếu và Liên không thể tiếp tục tìm người được nữa.
Trên đường về, trực thăng bay ngang qua một ngọn đồi nhỏ. Họ dành mười phút, phóng 14 trái hỏa tiễn và bắn 12,500 viên đạn đại liên vào chỗ Việt cộng ẩn núp, ngay những nơi chúng đang làm các chốt chận trên quốc lộ.
“Tôi không biết tại sao họ lại bắn vào thường dân như vậy”, Hiếu nói. Tôi dự đoán là họ muốn đẩy dân tị nạn về lại Cao Nguyên. Họ không muốn cai trị những thành phố trống rỗng, không một bóng người dân.
Trực thăng mang dân tị nạn đến một trung tâm tạm cư, một nơi mà hàng trăm người tị nạn khác bu quanh bãi đáp trực thăng, chờ mong, đón nhận tin tức của thân nhân mình.
Rồi thì, Hiếu lại bay đi, khai hỏa, bắn vào quân địch và tìm, cứu giúp thêm người tị nạn.
Ghi chú:
Người dịch căn cứ theo nguyên bản tiếng Anh của phóng viên Richard Blystone: Lt. Vinh Hieu and Lt. Nguyen Duc Lien. Trung Úy Vĩnh Hiếu và Trung Úy Nguyễn Đức Liên.
Cấp bậc thật là Đại Uý Vĩnh Hiếu và Thiếu Úy Nguyễn Đức Liên.
Tham khảo thêm về chuyến bay do Đại Uý Vĩnh Hiếu viết, xin đọc bài “Tuy Hòa Và Con Lộ Máu” trên trang web Bảo Vệ Cờ Vàng.
Little Saigon/2015
Phuc Nguyen
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33244
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét