Trao đổi thư tín với thính giả (14.03.2015)
Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-03-14
2015-03-14
Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?
Vào ngày 14/3/1988, tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa, 64 bộ đội công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam bị giết chết do tàu chiến của Trung Quốc tấn công. 64 người lính này nhận được lệnh không nổ súng. Họ phải đứng thành vòng tròn lấy thân mình để khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Bài phóng sự của Biên tập viên Mặc Lâm “Ai ra lệnh không được nổ súng trong trận Gạc Ma?” thu hút sự chú ý đặc biệt của quý khán thính giả cùng độc giả. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng những ý kiến liên quan.“Nếu hai bên bắn nhau thì gọi là ‘trận đánh Gạc Ma’. Nhưng ở đây lính công binh VN không có vũ khí, chỉ có lính Trung Cộng với tàu chiến đến bắn giết những người không có vũ khí kháng cự. Vì vậy nên gọi đó là ‘Cuộc thảm sát Gạc Ma’. Như thế công bằng hơn”.
“Vụ này Đảng ta cho chìm xuồng, nhưng ko ngờ bọn Trung Quốc tụi nó quay clip đưa vào YouTube”
“Tôi cũng thấy lạ vì sao lại không nổ súng mà để bọn Trung Cộng đánh? Tôi nghĩ 64 chiến sĩ là vật hi sinh của sự đổi chác. Xem phim thì biết”.
“Trong video Trung Quốc phát công khai, bộ đội ta rõ ràng đứng im không bắn lại, thậm chí còn không được nằm xuống, không nhắc đến thì thôi. Đấy là những người lính họ nhận lệnh như vậy. Họ đúng là những người anh hùng. Thật đau lòng quá! Sau này dù thế nào cũng phải có ai đó làm rõ chuyện này”.
“Ra lệnh không nổ súng và sau đó chôn vùi sự hy sinh cao cả của những người lính vào biển khơi, không một lời phản đối Trung Quốc. Ôi, đau lắm thay!”
“Những ngày này có chương trình truyền hình của VTV nào nói đến đâu. Thanh niên VN chết oan vì nhà cầm quyền Hà Nội bán nước”.
“Cảm thấy thương tiếc sự hy sinh của 64 anh hùng liệt sĩ bao nhiêu thì càng căm thù Trung Cộng và bọn tay sai bán nước hèn hạ bấy nhiêu”.
“Vì cái ‘Tình hữu hảo’ mà để nó bắn, nó cướp đất đai tổ tiên. Đảng CSVN quá hèn”.
“Nhân dân sẽ ngàn đời nguyền rủa những kẻ đem xương máu con dân đất Việt để đổi lấy cái hữu nghị hão huyền”.
“Người mà ra lệnh không cho nổ súng chống giặc nghĩa là phản bội Tổ quốc sao lại được các lãnh đạo đương thời tôn sùng? Phải chăng tất cả đều mang tội như nhau?”
“Cần phải xem lại tình hình để ra quyết định chống lại hay kiềm chế bình tĩnh để lấy yên bình sau này. Các lãnh đạo không ai muốn người Việt Nam rơi vào chiến tranh nữa. Mất vài chục người còn hơn sẽ mất hành nghìn hàng triệu người. Nếu đánh lại ngay lúc đó sẽ có cớ để Trung Quốc đánh ta thì còn chết nhiều hơn”.
“Thế năm 79 sao không để Trung Cộng chiếm Hà Nội và Sài Gòn và VN là 1tỉnh của Trung Quốc luôn? Là dân Trung Quốc chắc ra biển đánh cá thì không bị tấn công, không khéo lại tự hào vì là dân Trung Quốc vĩ đại cũng nên. Cứ cái lý lẽ này thì 4000 năm qua làm gì có nước VN chứ?”
“Theo tôi, nếu sức mạnh 1 bên ở trận địa quá thua kém bên kia thì ra lệnh không nổ súng là đúng. Bên yếu nổ súng sẽ có nhiều bất lợi: dễ bị vu cáo là nổ súng trước, khiêu khích. Hai nữa là dễ bị tuyên truyền đánh nhau rồi bị thua, vẫn không tránh được thất bại, chết lính, mất đất, mất sự ủng hộ Quốc tế. Thực ra, nếu sự thực về cuộc thảm sát Gạc Ma được phơi bày rõ ràng thì Quốc tế đã ủng hộ ta hơn nhiều. Không hiểu vì sao chính phủ VN cứ ém nhẹm việc này? Lỗi của chính quyền VN không phải ở chỗ cấm nổ súng mà ở chỗ quá tin rằng Trung Cộng sẽ không bắn, nên không sửa soạn trước, cho lực lượng bảo vệ đầy đủ”.
“Bị tấn công, giặc chiếm đảo, sát hại binh sĩ. Việc này là bổn phận của nhà cầm quyền, Bộ quốc phòng. Nhưng họ im hơi lặng tiếng vì họ không phải là người VN. Họ là những tay sai cho giặc, loại vong nô, phản quốc”.
“Thế năm 1974 tại sao lại mất Hòa Sa?Tại sao VNCH không đem quân đánh chiếm lại?”
“VNCH phải chiến đấu vừa chống Trung Cộng lấn chiếm biển đảo vừa chiến đấu chống bọn tay sai của TQ là Cộng sản VN. Tuy vậy, VNCH đã chiến đấu anh dũng cho dù thua cũng đáng mặt anh hùng. Còn 64 người lính bộ đội phải đem thân làm bia cho bọn TQ bắn. Họ chết bởi vì CSVN bên trong thì đã bán nước cho Tàu, còn bên ngoài mặt lại nói vì nước vì dân”.
“VNCH đã cho nổ súng bắn thẳng vào tàu Trung Cộng. Họ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng để bảo vệ Hoàng Sa. Tuy thất bại vì yếu không thể thắng mạnh đó là chuyện thường tình của nhà binh. Nhưng họ đã trên dưới một lòng quyết chiến hy sinh chứ không buôn súng đầu hàng hèn nhục như lãnh đạo CSVN”.
“Đã đến lúc lịch sử lên tiếng để Nhân dân biết đâu là công, đâu là tội của Đảng CSVN cầm quyền”.
“Đảng CSVN ơi! Hãy bảo vệ dân, bảo vệ nước!”
Nguồn: https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=7340671464445856698#editor/target=post;postID=6668936090540052300
Lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma lại bị gây rối
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2015-03-14
2015-03-14
Lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ công binh hải quân Việt Nam hy sinh tại đảo
Gạc Ma vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 hôm nay được tiến hành tại một số
nơi ở Việt Nam.
“Hôm nay ngày 14 tháng 3 mà cách đây 27 năm phía Trung Quốc đã tàn sát 64 chiến sĩ tại đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa của Việt Nam. Sáng nay một số người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về Hà Nội để tổ chức lễ tưởng niệm tại Bờ Hồ (không lớn lắm, nhỏ thôi nhưng rất ý nghĩa). Sự việc diễn ra cũng đơn giản, không có gì phức tạp lắm; chỉ có điều sáng nay khoảng chừng 100-200 người đến và cũng như những lần trước thì phía Nhà Nước họ tổ chức những ‘trò uốn éo’ của các thiếu nữ trước Tượng Đài Vua Lý vào chủ nhật; nhưng sáng hôm nay thứ bảy cũng có một nhóm thanh niên cầm cờ búa liềm nhảy nhót trước Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ. Thực chất họ không muốn những người tưởng niệm có chỗ để nhớ đến những người đã hy sinh vì lãnh thổ của đất nước.
Tuy vậy, cũng không sao, những người tưởng niệm tập trung bên Bờ Hồ và đeo trên đầu dải băng với dòng chữ ‘Gạc Ma 1988’ và cầm hoa hồng để nhớ những liệt sĩ đã hy sinh. Khi thấy những người tưởng niệm không đi vào khu Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ thì những thanh niên cầm cờ đảng, búa liềm sang và đi trước những em bé, cụ già tưởng niệm dương cờ lên che họ. Thậm chí có thanh niên lại giật những khẩu hiệu người tưởng niệm cầm trên tay tạo ra một sự hỗn độn. Mặc dù thế những người tưởng niệm vẫn đi dọc Bờ Hồ. Lực lượng phá rối không nhiều lắm, nhưng lực lượng an ninh rất đông mà không có can thiệp gì vào sự hỗn độn như vậy cả. Thế nhưng khi đoàn người quay lại khu Tượng Đài cảm tử thì nhóm phía Nhà nước từ Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ cũng đến và hát múa những bài như ‘Con Bướm Xinh’, ‘Trống Cơm’… trong khi người khác đang làm lễ tưởng niệm.”
Tại Sài Gòn, buổi lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988 cũng được tiến hành theo như lời kêu gọi được đưa ra trước đó. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh trình bày lại hoạt động tại Sài Gòn vào sáng nay:
“Cuộc tưởng niệm các liệt sỹ Gạc Ma được nhóm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng và Nhóm No-U Sài Gòn đứng ra tổ chức và được thông báo công khai trên mạng. Sáng nay có gần 50 người đến tham dự. Hầu hết anh em đi đều yên ổn, không bị ngăn chặn; tuy nhiên có một vài trường hợp như anh Anthony Lê và một vài người khác bị ngăn chặn không được đi dự, đa số đều đi được đến nơi để dự. Lực lượng an ninh khá đông nhưng chỉ đứng bên ngoài làm nhiệm vụ trật tự chứ không có ngăn cản, quậy phá như đã xảy ra ngoài Hà Nội.
Một buổi lễ rất nghiêm túc, có diễn văn của giáo sư Tương Lai nói về ý nghĩa của ngày lễ và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam; và cũng không quên lên án những người đã ngăn cản không cho bộ đội Việt Nam nổ súng vào bọn xâm lược Trung Quốc”.
Hoạt động tưởng niệm 64 chiến sỹ Việt Nam bỏ mình tại Gạc Ma vào năm 1988 do các nhóm No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn và Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng như vừa nêu không được báo chí chính thống của Nhà nước loan tin.
Báo mạng Tinh Nhanh Việt Nam cho biết sáng hôm nay tại thành phố Đà Nẵng, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984- 1988 cùng một số cán bộ và chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 83 Công binh Hải Quân tập trung tại Cầu cảng Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng Hải khu vực 2 để làm lễ tưởng niệm 64 chiến sỹ hy sinh tại Gạc Ma đúng 27 năm về trước.
Tin nói danh sách của 64 liệt sĩ được treo trước bàn thờ hướng ra biển. Thượng tá Hoàng Văn Hoan thay mặt Ban Liên lạc nhắc lại sự việc diễn ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Ông này cho biết lúc đó khi các tàu vận tải và lính Việt Nam đang bảo vệ các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma đã bị 4 tàu Trung Quốc tấn công bằng pháo lớn nhắm vào các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 của Việt Nam đang ở Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin.
Gần đây những thông tin được tiết lộ là bộ đội Việt Nam không được nổ súng để tự vệ nên 64 người thiệt mạng trong vụ tấn công của Trung Quốc hôm đó, và từ đó đến nay Trung Quốc chiếm giữ các đảo vừa nói.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/commemoration-to-gac-ma-martyrs-held-today-gm-03142015072928.html
Chiếm tượng đài
Từ Hà Nội, blogger Nguyễn Hữu Vinh, người tham gia và theo dõi sát hoạt động tưởng niệm các tử sĩ Gạc Ma trong ngày hôm nay thuật lại:“Hôm nay ngày 14 tháng 3 mà cách đây 27 năm phía Trung Quốc đã tàn sát 64 chiến sĩ tại đảo Gạc Ma, thuộc Trường Sa của Việt Nam. Sáng nay một số người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận kéo về Hà Nội để tổ chức lễ tưởng niệm tại Bờ Hồ (không lớn lắm, nhỏ thôi nhưng rất ý nghĩa). Sự việc diễn ra cũng đơn giản, không có gì phức tạp lắm; chỉ có điều sáng nay khoảng chừng 100-200 người đến và cũng như những lần trước thì phía Nhà Nước họ tổ chức những ‘trò uốn éo’ của các thiếu nữ trước Tượng Đài Vua Lý vào chủ nhật; nhưng sáng hôm nay thứ bảy cũng có một nhóm thanh niên cầm cờ búa liềm nhảy nhót trước Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ. Thực chất họ không muốn những người tưởng niệm có chỗ để nhớ đến những người đã hy sinh vì lãnh thổ của đất nước.
Tuy vậy, cũng không sao, những người tưởng niệm tập trung bên Bờ Hồ và đeo trên đầu dải băng với dòng chữ ‘Gạc Ma 1988’ và cầm hoa hồng để nhớ những liệt sĩ đã hy sinh. Khi thấy những người tưởng niệm không đi vào khu Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ thì những thanh niên cầm cờ đảng, búa liềm sang và đi trước những em bé, cụ già tưởng niệm dương cờ lên che họ. Thậm chí có thanh niên lại giật những khẩu hiệu người tưởng niệm cầm trên tay tạo ra một sự hỗn độn. Mặc dù thế những người tưởng niệm vẫn đi dọc Bờ Hồ. Lực lượng phá rối không nhiều lắm, nhưng lực lượng an ninh rất đông mà không có can thiệp gì vào sự hỗn độn như vậy cả. Thế nhưng khi đoàn người quay lại khu Tượng Đài cảm tử thì nhóm phía Nhà nước từ Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ cũng đến và hát múa những bài như ‘Con Bướm Xinh’, ‘Trống Cơm’… trong khi người khác đang làm lễ tưởng niệm.”
Tại Sài Gòn, buổi lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988 cũng được tiến hành theo như lời kêu gọi được đưa ra trước đó. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh trình bày lại hoạt động tại Sài Gòn vào sáng nay:
“Cuộc tưởng niệm các liệt sỹ Gạc Ma được nhóm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng và Nhóm No-U Sài Gòn đứng ra tổ chức và được thông báo công khai trên mạng. Sáng nay có gần 50 người đến tham dự. Hầu hết anh em đi đều yên ổn, không bị ngăn chặn; tuy nhiên có một vài trường hợp như anh Anthony Lê và một vài người khác bị ngăn chặn không được đi dự, đa số đều đi được đến nơi để dự. Lực lượng an ninh khá đông nhưng chỉ đứng bên ngoài làm nhiệm vụ trật tự chứ không có ngăn cản, quậy phá như đã xảy ra ngoài Hà Nội.
Một buổi lễ rất nghiêm túc, có diễn văn của giáo sư Tương Lai nói về ý nghĩa của ngày lễ và tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam; và cũng không quên lên án những người đã ngăn cản không cho bộ đội Việt Nam nổ súng vào bọn xâm lược Trung Quốc”.
Hoạt động tưởng niệm 64 chiến sỹ Việt Nam bỏ mình tại Gạc Ma vào năm 1988 do các nhóm No-U Hà Nội, No-U Sài Gòn và Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng như vừa nêu không được báo chí chính thống của Nhà nước loan tin.
Báo mạng Tinh Nhanh Việt Nam cho biết sáng hôm nay tại thành phố Đà Nẵng, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sa giai đoạn 1984- 1988 cùng một số cán bộ và chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 83 Công binh Hải Quân tập trung tại Cầu cảng Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng Hải khu vực 2 để làm lễ tưởng niệm 64 chiến sỹ hy sinh tại Gạc Ma đúng 27 năm về trước.
Tin nói danh sách của 64 liệt sĩ được treo trước bàn thờ hướng ra biển. Thượng tá Hoàng Văn Hoan thay mặt Ban Liên lạc nhắc lại sự việc diễn ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Ông này cho biết lúc đó khi các tàu vận tải và lính Việt Nam đang bảo vệ các đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma đã bị 4 tàu Trung Quốc tấn công bằng pháo lớn nhắm vào các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 của Việt Nam đang ở Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin.
Gần đây những thông tin được tiết lộ là bộ đội Việt Nam không được nổ súng để tự vệ nên 64 người thiệt mạng trong vụ tấn công của Trung Quốc hôm đó, và từ đó đến nay Trung Quốc chiếm giữ các đảo vừa nói.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/commemoration-to-gac-ma-martyrs-held-today-gm-03142015072928.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét