Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Mỹ sẵn sàng tham chiến ở Biển Đông


Tại sao Mỹ sẵn sàng tham chiến ở Biển Đông?

18h53" | 29/10/2014

(VnMedia) - Căng thẳng sôi lên ở Biển Đông khiến giới lập chính sách ở cả Trung Quốc và Mỹ đều tính đến một cuộc chiến tranh. Khi Trung Quốc cố gắng tìm cách giành quyền kiểm soát đối với Biển Đông thì điều này sẽ khiến hoạt động của các tàu chiến và máy bay Mỹ ở khu vực biển rộng lớn mang tính chiến lược này bị cản trở. Viễn cảnh này là điều mà Mỹ không bao giờ có thể chấp nhận bởi siêu cường số 1 thế giới tin rằng họ có quyền hợp pháp để tự do qua lại các vùng lãnh hải ở Biển Đông.


Ảnh minh họa

Không có gì là bí mật khi Biển Đông đang là một khu vực xung đột và tranh chấp căng thẳng nhưng để hiểu về lợi ích và vai trò của Mỹ trong khu vực này cần phải có cái nhìn và sự đánh giá bằng trực giác. Cuộc tranh chấp ở Biển Đông diễn ra giữa 6 bên 5 nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Các cuộc tranh chấp này diễn ra ngày một căng thẳng, quyết liệt trong thời gian gần đây khi Trung Quốc gia tăng các động thái hung hăng nhằm tranh giành chủ quyền các vùng biển với các nước và vùng lãnh thổ láng giềng xung quanh. Đã có nhiều vụ va chạm nhỏ xảy ra và một số lần tàu thuyền các nước suýt đụng độ nhau. Tất cả vẽ lên một bức tranh đầy sự đối đầu nóng bỏng giữa Trung Quốc và các bên còn lại.


Mới đây, hôm 15/10, hãng tin BBC đưa tin, Mỹ thậm chí còn diễn tập một cuộc chiến tranh với Trung Quốc trong trường hợp các cuộc đối đầu nóng lên đến mức leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang ở Biển Đông. Hầu hết các bài báo về chủ đề này đều giải thích rằng nguy cơ nằm ở sự chồng lấn về lãnh thổ, lãnh hải, quyền đánh bắt cá, quyền khoáng sản và quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải. Trong bối cảnh có nhiều giá trị kinh tế như vậy trong các quyền trên, sẽ là dễ hiểu về lý do tại sao một số nước có tranh chấp lại sẵn sàng dùng đến bạo lực, đặc biệt khi một số đòi hỏi chủ quyền đưa ra liên quan đến những mối quan hệ lịch sử có gắn yếu tố tình cảm, bản sắc và niềm tự hào dân tộc.

Tuy nhiên, việc tại sao Mỹ, nước vốn đang phải căng hết sức mình trong những mớ bòng bong ở Trung Đông và hiện tại là cả Đông Âu, lại có xu hướng sẵn sàng lao vào một cuộc chiến tranh hải quân với Trung Quốc - một trong những bạn làm ăn lớn nhất và là một nước gần ngang hàng nhất xét cả về tiềm lực kinh tế lẫn sức mạnh quân sự? Câu trả lời đầy đủ liên quan đến một số lý do khác nhau nhưng một trong những lý do quan trọng nhất lại được cho là ít được chú ý nhất. Hầu hết các bài báo và thông tin đề cập đến cuộc đối đầu đang sôi lên ở Biển Đông thậm chí đều bỏ qua lý do này. Lý do đó đơn giản là nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông, nước này có thể chặn không cho các tàu hải quân và máy bay của Mỹ hoạt động ở hầu hết khu vực Biển Đông.

Ngoài ra, còn một số lý do rất rõ ràng giải thích tại sao Mỹ không muốn Trung Quốc thành công trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Việc Trung Quốc chiếm thế độc tôn ở Biển Đông sẽ được xem là cú thụt lùi cực lớn trong chiến lược “hướng trọng tâm vào Châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama. Việc Trung Quốc có được Biển Đông cũng giúp nước này tăng khả năng kiểm soát hàng hải và tiếp cận các nguồn lực hải sản, khoáng sản. Điều tồi tệ hơn việc Trung Quốc chiếm thế độc tôn ở Biển Đông chính là việc nước này đã giành chiến thắng trong các cuộc tranh chấp dựa trên sự dọa dẫm, bắt nạt, thù địch và vũ lực. Mỹ đang khuyến khích Trung Quốc tuân theo Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật này.

Cách hiểu cơ bản về hệ thống luật biển UNCLOS rất quan trọng đối với lợi ích của Mỹ ở Biển Đông. Mỹ và Trung Quốc đang xung đột với nhau về cách hiểu luật UNCLOS trong vấn đề tàu thuyền đi lại ở các khu vực đặc quyền kinh tế. Trong khi các nước ủng hộ việc tàu thuyền nước ngoài được tự do đi lại ở Biển Đông, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế của các nước, thì Trung Quốc không đồng ý với nguyên tắc cho phép các tàu chiến nước ngoài hay tàu quân sự đi qua vùng đặc quyền kinh tế của họ. Trung Quốc đang tìm cách ngăn các tàu hải quân, trong đó có một tàu Ấn Độ, đi qua khu vực lãnh hải mà nước này đang tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của họ ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng tố cáo rằng, các hoạt động quân sự của Mỹ, trong đó có các chuyến bay do thám, các chuyến đi nghiên cứu thủy văn học hay các hoạt động khác ở nơi mà Trung Quốc tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của họ là vi phạm UNCLOS.

Trong khi đó, Mỹ tin rằng, luật UNCLOS không giới hạn hoạt động của các tàu hải quân và máy bay quân sự của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.

Với cách hiểu UNCLOS đối lập nhau như trên giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu Bắc Kinh chiếm được Biển Đông thì Washington sẽ phải xin phép Trung Quốc mỗi lần tàu hải quân hay máy bay của họ muốn đi qua hầu hết khu vực Biển Đông. Từ quan điểm chiến lược, Mỹ không đời nào chịu đánh mật quyền tự do đi lại ở một tuyến đường biển quan trọng có tính sống còn nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương này.

Việc duy trì sự tự do đi lại của các tàu, máy bay quân sự của Mỹ ở Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đủ để Mỹ sẵn sàng đấu tranh vì nó. Xét theo nhiều khía cạnh, vấn đề trên thực sự có tầm quan trọng căn bản đối với các lợi ích của Mỹ hơn tình hình ở Ukraine hay sự nổi lên của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông. Đó là lý do giải thích tại sao Mỹ có thể sẵn sàng lao vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở Biển Đông.

Kiệt Linh (theo TC) 
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31365

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét