HỒN THIÊNG TỔ QUỐC QL.VNCH

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người Mai Nguyễn Huỳnh HỒN THIÊNG TỔ QUỐC QL.VNCH Trại tù binh cải tạo- Trảng Lớn- Tây Ninh, trại cải tạo mang bí số L1T5, hòm thơ 7590. nơi hội tựu tinh anh, khí chất hồn thiêng sông núi QL.VNCH
Nơi tập trung các sĩ quan tù binh cải tạo khắp nơi Miền Nam đổ về Sài Gòn sau khi tan hàng rả ngũ...Phải nói rằng, đây là chiến lợi phẩm của CsBV/ Hà Nội có phối hợp ăn ý nhất trong chiến lược Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam trong chiến tranh VN. Nhửng thành phần Sĩ quan tinh anh, tài ba nhất Miềm Nam VN: Các bác học,chuyên gia khoa học, kỹ thuật công nghệ, và các Bác Sĩ, kỹ sư, trí thức V...v đều là sở hữu trí tuệ- khoa học của " Chiến Thắng " Cs Hà Nội ?!. Ngược lại Mỹ, nói rằng: Những sĩ quan tù binh cải tạo dưới 3 năm- không đủ tiêu chuẩn định cư Hoa Kỳ, và phải ở lai VN, làm thành những toán biệt kích 34.A&B, nhảy toán vào lòng đich cộng Sài Gòn Miền Nam?!. Chính nhờ vậy mà MIền Nam VN không thể bị " Cộng sãn Hóa VN " Chúng tôi, là sĩ quan tác chiến của mọi quân binh chủng QL.VNCH, rất biết ơn cá Bác Sĩ mọi quân y viện QL.VNCH trên khắp cả mật trận chiến trường...o nên hôm nay. trong các trại tập trung cải tạo Trảng Lớn L1.T5, có nhiều vị Bác sĩ không chịu nổi cảnh tù đày, ô nhục này của cộng sản, đã phải tự tử, vì nhục hình, đói khát, không cơm ăn, áo mặc...vì nhìn đâu cũng ' đầy rẩy là vi trùng...' nên các ông Bác sĩ chết đói vì con vi trùng học này...?!! Tôi khuyên các Bác sĩ nên ăn thịt chuôt, thằn lằn. rắn mối, ốc ma, đế có chất protein mà sống!!. Cứ mỗi lần đói quá, mời các ông ăn thịt chuột... các bác sĩ bảo: Lấy alcol, thuốc đỏ bôi lên chuột sát trùng và đem nướng thật chín đỏ như con heo quay Ba tàu Chơ Lón, mới chịu ăn, vì sọ vi trùng dich hạch?!. Nhờ vậy các Bác sĩ ngụy mới sống đến ngày hôm nay...!! Trong những buỗi trò chuyện tâm tình- Các Bac sĩ VNCH có nói: cá y sĩ VC trong trại tù...thường là y tá cứu thương chiến trường, không qua lớp đào tạo quân y bài bản và tinh thần phục vụ Hypocrat ngành Y, nên họ không thể nào tiến bộ y khoa. Họ chớ nên bắt các bác sĩ cải tạo đi làm lao động tay chưng hằng ngày... Vì như thế sẽ làm hư đôi tay mền dẽo và điêu luyện của bác sĩ để dành mổ xẻ bệnh nhân. Đây các anh xem, đôi tay chay cứng như thế này, làm sao làm sao mổ xẻ chính xác các bộ phân cơ quan nội tạng và các vi mạch máu bệnh nhân- Trước kia bác sĩ ngụy như tôi,rất nỗi tiếng về khoa Gây mê mổ xẻ Chợ Rẩy Ông vùa nói, vừa cầm cuốn tập học trò, và cái lưỡi lam cạo râu, mà gia đình gơỉ vào thăm nuôi; ông Bs bảo tôi rọc đứt mấy tờ giấy trong quyển tâp này?- rọc 3 tờ. ông rọ một phát đứt 3 tờ y bon...!!- 6 tờ?- Và Bs rọc một phát đứt đúng 6 tờ giấy, mà tờ thứ 7 vẫn còn y nguyên, như vậy mới là tài nghệ y khoa mổ xẻ của -bác sĩ Y khoa QL.VNCH Nghia Nguyen
1 ngày
. BÁC SĨ....NGỤY...!!!
Có những câu nói sẽ thay đổi theo từng ngữ cảnh, theo từng thời gian và thậm chí còn đi ngược lại ý nghĩa ban đầu, chẳng hạn như chữ “ngụy”. Khi “bên thắng cuộc” vào Miền Nam năm 1975, người Sài Gòn thường nhíu mày, khó chịu khi nghe đến chữ “ngụy”.
Ấy thế mà 45 năm sau, đôi khi lập lại cũng từ ngữ đó người ta lại cảm thấy “ngụy” không còn là cách nói miệt thị, không phải cứ “ngụy” là xấu mà trái lại nó tượng trưng cho điều gì đó tốt đẹp. Bằng chứng cụ thể, ngày nay có nhiều người ca ngợi… Bác sĩ Ngụy!
Chỉ mới đây thôi, một cuộc giải phẫu tách rời hai trẻ sơ sinh dính liền nhau từ trong bụng mẹ đã được dư luận, kể cả lề trái lẫn lề phải, bàn tán xôn xao. Có đến gần 100 y bác sĩ tham gia cuộc mổ mà trong đó người đứng đầu ê-kíp lại là một bác sĩ tuổi đã ngoài 70, được đào tạo từ thời còn “mồ ma” VNCH!
Cặp song sinh Trúc Nhi Diệu Nhi cùng bố mẹ trước khi mổ tách rời
Cũng vị bác sĩ quân y này năm 1988 đã là "nhạc trưởng" vì ông giữ vai trò phẫu thuật viên chính ca mổ tách cặp song sinh dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức với sự hỗ trợ thiết bị của Nhật Bản. Sự thành công của ông vang danh thế giới và được ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.
. Cặp song sinh Việt - Đức trên báo Nhật Bản
Hơn 30 năm sau ông lại là một trong 9 bác sĩ ngoại viện chủ chốt, tham vấn cho kíp mổ tách rời hai cháu Trúc Nhi – Diệu Nhi, lúc này ông đã ở vào tuổi 79. Đó là Bác sĩ Trần Đông A, ông tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn theo diện tình nguyện nhập ngũ để sẽ phục vụ ngành quân y trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Sau khi ra trường, ông phục vụ trong Binh chủng Nhảy dù, từng tham gia Trận Làng Vây và Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh với tư cách là một Bác sĩ Quân y. Ông được khen thưởng nhiều huy chương trong đó có anh dũng bội tinh, kể cả một huân chương của Sư đoàn Không kỵ Hoa Kỳ.
BS Đông A đã từng được gửi đi tu nghiệp phẫu thuật tại Texas, Hoa Kỳ. Năm 1975, ông là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Quân y, Sư đoàn Nhảy dù Quân lực VNCH, với cấp bậc Thiếu tá. Sau 2 năm học tập cải tạo tại Suối Máu, ông được phân công về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Bác sĩ Trần Đông A sau ca mổ song sinh ngày 15/7/2020
VNCH đào tạo sĩ quan quân y ra sao?
Trong bài viết “Khóa 21 Sinh viên Sĩ quan Quân y Hiện dịch” của Bạch Thế Thức & Phạm Anh Dũng chúng ta được biết nhiều thông tin về việc huấn luyện “bác sĩ khoác áo lính” trong quân lực VNCH:
“Đa số họ gia nhập Quân y khi còn là sinh viên y khoa năm thứ 1 hay thứ 2. Học qua hết học trình Y Khoa, các năm thứ 3, năm thứ 4, năm thứ 5 và năm thứ 6. Sau khi ra trường, chúng tôi có một thời gian ngắn học Hành Chánh ở trường Quân Y và thêm về Cấp cứu Hồi sinh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa rồi cuối cùng ra đơn vị… Thời gian khi là sinh viên quân y của chúng tôi ít nhất là 5 năm hay 6 năm hoặc có vài trường hợp 7, 8 năm nếu là những người học lớp trước bị ở lại…”
Trường Quân Y là một trong ba trường “sĩ quan hiện dịch” của Quân Lực VNCH, các trường kia là Võ bị Quốc gia Đà Lạt và trường Chiến tranh Chính trị. Những trường Sĩ quan Hải quân và Sĩ quan Không Quân đào tạo “sĩ quan trừ bị”, giống như trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
Tân sinh viên Quân y ngoài việc “huấn nhục” thể xác và tinh thần, họ vẫn còn thêm sự lo lắng như những sinh viên Y Nha Dược ngoài dân sự, vẫn phải đi học, vẫn phải “gạo” bài. Nếu không thi đỗ thì bị ở lại lớp hay "ra trường sớm" tức là bị loại khỏi trường nếu thi trượt hai lần.
Trong sáu tuần lễ huấn nhục, ngày nào cũng vậy, sáng dậy sớm tập thể dục một giờ rồi mới đi đến trường Y Khoa học và buổi chiều về lại học thêm môn cơ bản thao diễn. Buổi tối lại còn có những lớp "đặc biệt", xếp hàng học căn bản quân sự. Có nghĩa là học bù đầu, từ sáng sớm cho đến tối.
Huấn nhục tại Trường Quân Y (Tranh của Y Sĩ Đại Úy Nguyễn Hữu Thường thuộc Tiểu Đoàn 1 Quân y Nhảy dù)
Suốt cuộc đời sinh viên quân y, ngoại trừ lúc có lý do như ốm đau, đi nghỉ phép... mỗi sáng Thứ Hai phải mặc quân phục, đeo khăn đỏ, đi sớm vào trường Quân Y để làm lễ chào cờ hàng tuần và nhận chỉ thị. Quên lễ chào cờ sẽ bị phạt trọng cấm.
Riêng việc huấn luyện quân sự, vào mùa hè sinh viên phải đi đến các trường huấn luyện, mỗi kỳ kéo dài 6 tuần lễ. Có khóa được gửi về Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt nhưng cũng có khóa đến Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức và Trung tâm Huấn luyện Quang Trung.
Lễ mãn khóa Quân y VNCH
Trong thời gian “học tập cải tạo” tôi đã có dịp tiếp xúc và sinh hoạt với nhiều “bác sĩ ngụy”. Chúng tôi được đưa đến Trảng Lớn, Tây Ninh, trại cải tạo mang bí số L1T5, hòm thơ 7590. Nơi đây đã nảy sinh nột thứ tình bạn “chân chính” giữa những người cùng cảnh ngộ trong thời “điêu linh”.
Cũng là điều may mắn khi bạn “ăn cùng thau cơm” với những bác sĩ quân y. Thật tình trước khi vào đây họ chỉ là những người mà công việc thường ngày là thuốc men nhưng vẫn bị coi là “có nợ máu với nhân dân”. Họ chỉ biết “truyền máu” chứ làm sao có thể “hút máu” người bệnh?
Bác sĩ Lâm thường được anh em gọi là “Lâm Bột” chỉ vì anh trắng như bột trong vóc dáng thư sinh. Bs Như là “một cây văn nghệ” thường giúp vui anh em bằng những bản “nhạc vàng” trong những buổi tối vắng bóng quản giáo, vệ binh. Anh tên Như nhưng lại có biệt danh là “Nhôn Lừ”, một cái tên xuất phát từ lối nói lái!
Bác sĩ Sơn là dân trường Tây nên thỉnh thoảng vẫn xưng “toa, moa” với bạn bè. Anh có dáng người to con nhưng lúc nào cũng hòa nhã trong giao tế. Chúng tôi còn có “Tý Điệu” đặt tên theo truyện tranh “Xì Trum” (Schtroumpf) của Pháp. Bác sĩ “Tý Điệu” là người nhỏ tuổi nhất trong nhóm nhưng lại có tài “xủi” (khắc) những thanh nhôm săn nhặt được ở phi trường L19 bỏ hoang trong căn cứ.
Người lớn tuổi nhất là trong nhóm là Đại úy Quân y, Bác sĩ Phạm Kỳ Nam, trước khi “tan hàng” anh phục vụ tại Quân y viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Nam thuộc tuýp người “ăn to, nói lớn” lại còn có tác phong “lãnh đạo” nên trong những buổi lao động anh đứng ra điều khiển cả nhóm.
Anh cũng có máu “tiếu lâm” nên thường kể cho anh em nghe những chuyện vui để quên ngày tháng “các chậu, chim lồng”. Cũng có những lúc buồn cho tương lai của mình anh lại than thở: “Không biết mai này sẽ ra sao… chẳng lẽ lại cưới một cô bộ đội cái, đít to như cái lu?”.
Đại úy Nam là người được ra trại sớm nhất trong bọn tôi sau hơn 2 năm ở trong trại. Anh được về Nông trường Phú Mỹ, Củ Chi, rồi sau chuyển về Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, trước đây là Bện viện Sùng Chính ở quận 5. Cuộc đời của anh thăng tiến trong ngành y cũng chẳng kém gì Bác sĩ Trần Đông A, có khác chăng là ở lý tưởng chính trị.
Bác sĩ Đông A sau này dấn thân vào chính trị, con cưng của nhà nước, được chính phủ tặng Huân chương Lao động và danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa XI và XII, đại diện cho Thành phố Hồ Chí Minh. Lại còn nghe đồn ông là… đảng viên!
Trong khi đó, Bác sĩ Nam chỉ hoạt động thuần túy trong lãnh vực y tế nhưng cũng đã thành công trên lãnh vực tình cảm với việc kết hôn với ca sĩ Phương Hồng Quế, “TV chi bảo”, vì cô thường xuất hiện trên đài truyền hình trước năm 1975 với những bản nhạc ca tụng chiến sĩ VNCH.
Cặp “bác sĩ – nghệ sĩ” có với nhau 2 đứa con, một trai một gái, nay cả hai cháu đã đều thành đạt. Chỉ tiếc một điều “Nam Già” (còn được gọi là “Nam Đầu Bạc”) đã bỏ lại sau lưng tất cả để về cõi vĩnh hằng năm 2012.
R.I.P. Bác sĩ Phạm Kỳ Nam, người bạn đồng cam cộng khổ!
Bác sĩ Phạm Kỳ Nam với người thân tại Sài Gòn
Với chủ đề “Bác sĩ Ngụy”, chúng tôi qua bài viết này muốn vẽ lại bức tranh của các bác sĩ đã được đào tạo từ thời VNCH. Bức tranh có những nét chấm phá, chỗ sáng – chỗ tối, khi đậm khi lạt, kể cả lúc đúng lúc sai.
Phần nhận xét và phê bình còn tùy thuộc vào chính kiến của người đọc. Nguyễn Ngọc Chính

Trump sẽ một mình phát biểu trực tiếp tại Liên Hợp Quốc

Thứ sáu, 31/7/2020, 11:50 (GMT+7)

Trump sẽ một mình phát biểu trực tiếp tại Liên Hợp Quốc

Trump có thể là lãnh đạo duy nhất phát biểu trực tiếp tại kỳ họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 ở New York.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft hôm 30/7 cho biết trong một buổi họp trực tuyến rằng Tổng thống Donald Trump có thể là "lãnh đạo duy nhất phát biểu trực tiếp" tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75 (UNGA 75), dự kiến diễn ra từ 22/9 đến 25/9 ở New York, Mỹ.
Đại sứ Craft cho rằng bài phát biểu của Trump sẽ "đặc biệt hơn" bởi kỳ họp này cũng là dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc dự kiến tổ chức UNGA 75, kỳ họp thường niên lớn nhất trong năm nay, bằng hình thức trực tuyến, trong đó khoảng 190 lãnh đạo sẽ phát biểu qua video được ghi hình trước, thay vì có mặt tại trụ sở cơ quan này ở New York như thường lệ.
Vì Mỹ là nước có trụ sở Liên Hợp Quốc, Trump có thể đến phát biểu trực tiếp tại sự kiện mà không chịu bất cứ hạn chế nào do Covid-19.
Tổng thống Mỹ Trump phát biểu tại họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 74, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Trump phát biểu tại họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 74, tháng 9/2019. Ảnh: Reuters.
Mỹ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Liên Hợp Quốc, với khoản đóng góp chiếm 22% kinh phí thường xuyên hàng năm của cơ quan này. Trump gần đây gây chú ý khi tuyên bố rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cơ quan y tế hàng đầu của Liên Hợp Quốc, sau khi chỉ trích cách cơ quan này ứng phó Covid-19 và "thiên vị" Trung Quốc. Mỹ hiện là một trong 88 quốc gia chưa thanh toán đủ các khoản phí năm 2020 cho Liên Hợp Quốc.
Hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, khiến gần 17,5 triệu người nhiễm, gần 677.000 người chết. Mỹ, nơi đặt trụ sở Liên Hợp Quốc, hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 4,6 triệu ca nhiễm và hơn 155.000 ca tử vong.
                                                                                        Mai Lâm (Theo Politico)
Nguồn: 
https://vnexpress.net/trump-se-mot-minh-phat-bieu-truc-tiep-tai-lien-hop-quoc-4139088.html