Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Chiến dịch tình báo và bí mật mua ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ bị vạch mặt

Chiến dịch tình báo và bí mật mua ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ bị vạch mặt

< A >
Newt Gingrich * Vũ Trân (Danlambao) dịch - Đã nhiều năm nay, Trung Quốc đầu tư vào các trường đại học Hoa Kỳ bằng nhiều cách, tài trợ hàng triệu đô la, hợp tác cùng các giáo sư, và mở các trung tâm văn hóa. Mỗi bước chiến thuật đó là một phần của chiến lược rộng lớn hơn mà nhà cầm quyền Trung Quốc vạch ra hầu cạnh tranh với Hoa Kỳ để mua ảnh hưởng và thu thập tin tình báo tại các trường ấy.

Các mục tài trợ này được liệt kê là đến từ các mạnh thường quân ẩn danh, một phương cách mà các chuyên gia cho biết là một chiến thuật giúp Bắc Kinh dễ dàng xâm nhập hệ thống giáo dục Hoa Kỳ. Vấn nạn Trung Quốc chi phối các trường đại học Hoa Kỳ xuyên qua các nguồn tài trợ đang trở thành đáng báo động, đặc biệt vì cớ nó thiếu sự minh bạch.

Rất may là chính quyền Hoa Kỳ đang gia tăng việc dò xét các hoạt động của TQ tại các trường đại học Hoa Kỳ. Các nỗ lực của chính quyền Trump cho kết quả đáng kể nhưng đáng quan ngại vì nó vạch trần một chiến dịch nham hiểm của đảng cộng sản Trung Quốc. Và tệ hơn nữa, người dân Hoa Kỳ lại chỉ được biết rất ít về những gì Trung Quốc đang thực hiện.

Tôi quyết định tra cứu vấn đề cấp bách này trong một tiết mục podcast hàng tuần của tôi trên “Newt’s World” (Thế Giới của Newt). Vị khách mời của tôi là ông Andrew Lelling, Chánh Án Liên Bang tại Massachussetts. Ông hiện đang tiền phong trong nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại ảnh hưởng của đảng cộng sản tại các học viện giáo dục của ta.

Một trong những trường mà Trung Quốc ráo riết nhắm đến nằm trong sân nhà của Lelling: viện đại học Harvard. Ngôi trường tinh hoa này đã nhận hàng vài chục triệu đô la từ Trung Quốc qua hình thức hợp đồng và tặng dữ trong những năm gần đây.

Tháng Giêng năm nay, Bộ Tư Pháp thông báo là Tiến Sĩ Charles Lieber, Khoa Trưởng Khoa Hóa Học và Sinh Hóa trường Harvard, đã bị tống giam với một tội danh khai man và khai báo sai lạc về mối liên hệ giữa ông này với Trung Quốc.

Và theo một cựu học giả tại Harvard, trường này đã dẹp bỏ một cuộc hội thảo về nhân quyền ở TQ năm 2015 vì nó được tổ chức đồng thời với cuộc gặp gỡ của viện trưởng đại học Harvard với Tập Cận Bình, TBT đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Các mục đầu tư của Trung Quốc, cả về tiền tài lẫn thời giờ hầu kiến tạo mối quan hệ, có vẻ như đã đem lại kết quả.

Mới đây tôi nhận được tường trình của nhóm chuyên trách về các vấn đề này trên Bộ Giáo Dục, và tôi đã ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và bất hợp tác của các viện đại học trong việc cho biết thông tin về những ai đã tài trợ cho họ.

Một điều khoản trong đạo luật về Giáo Dục Đại Học đòi hỏi các trường đại học phải thông báo với công chúng mỗi khi họ nhận được số tiền trên $250000 từ một nguồn ngoại quốc. Tuy nhiên các trường này đều xoay sở để né tránh luật này, họ viện cớ là các thông tin đó cần bảo mật và nhà trường cần giữ độc quyền.

Theo như Lelling nói với tôi, công chúng có quyền được biết liệu một quốc gia nào khác - đặc biệt một quốc gia thù địch - có đổ tiền vào một trường đại học nhằm tạo ảnh hưởng không.

Một trong những điều khó xử nhất trong vấn nạn Trung Quốc tạo ảnh hưởng tại các trường đại học Hoa Kỳ là hầu hết các phương thức đó đều hợp pháp. Bắc Kinh thấy các thiếu sót chiến lược cần được san bằng của họ, đặc biệt trong địa hạt kỹ thuật, thế là họ đi tìm một giáo sư có thứ khả năng chuyên môn mà họ cần để bù đắp vào cái lỗ hổng đó, rồi đề nghị tài trợ cho vị giáo sư đó rất nhiều tiền để cộng tác với họ trong một dự án nào đó.

Trong khi đó, mọi cơ chế tại Trung Quốc rốt ráo đều bị đảng cộng sản chi phối, do đó bất cứ chuyên môn nào mà vị giáo sư này truyền lại cho một phòng thí nghiệm nào đó rốt cuộc sẽ lọt vào tay nhà cầm quyền Trung Quốc.

Chiến lược của Trung Quốc đơn giản, hữu hiệu và nguy hiểm. Và đảng cộng sản đang thực thi nó tại các khuôn viên đại học khắp Hoa Kỳ.

Tôi kêu gọi quý vị hãy theo dõi tiết mục tuần này để biết rõ hơn về vấn đề cấp bách này, một vấn đề đang đe dọa cả nền an ninh quốc gia lẫn sự vẹn toàn của hệ thống giáo dục của chúng ta.

Và tôi cũng hy vọng quý bạn sẽ đón nghe tiết mục này tuần tới, sẽ phát vào ngày thứ tư, trong đó tôi sẽ đàm thoại với Dân Biểu Guy Reschenthaler, CH-Pa, về một dự luật mà ông ấy vừa đề nghị nhằm phản công lại các hoạt động đen tối của Trung Quốc trên đất Hoa Kỳ.


25/06/2020


Nguễn Xuân Phúc: Phát ngôn nhân bán chính thức của Bắc Kinnh.

Nguễn Xuân Phúc: Phát ngôn nhân bán chính thức của Bắc Kinnh.

< A >
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tại hội nghị cấp cao ASEAN 36, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng nước CHXHCNVN, Uỷ viên Bộ Chính trị đảng CSVN đã trở thành phát ngôn nhân bán chính thức cho chủ trướng bành trướng của bá quyền xâm lược Bắc Kinh...

*

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 tổ chức theo hình thức trực tuyến khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: "Những va chạm không thể tránh khỏi nhưng chúng tôi kêu gọi các bên kiềm chế, tránh làm phức tạp hơn tình hình, thực hiện đầy đủ các quy định quốc tế, đặc biệt là thực hiện tốt DOC, khôi phục đàm phán COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp".

Tuyên bố này thể hiện bản chất và chủ trương hèn với giặc của Nguyễn Xuân Phúc nói riêng và tập thể lãnh đạo đảng cộng sản nói chung.

Thứ nhất: Những gì đang xảy ra ở Biển Đông không phải là "những va chạm". Nó là những hành vi xâm lược nằm trong đại chiến lược chiếm đoạt chủ quyền kinh tế lẫn địa chính trị không riêng gì với Việt Nam mà các nước trong khối ASEAN.

Tại diễn đàn họp báo quốc tế, Nguyễn Xuân Phúc trong vai trò thủ tướng đã chính thức thay đổi hành vi xâm lược của thủ phạm gây hấn, bành trướng duy nhất là Trung Cộng thành những va chạm giữa nhiều quốc gia với nhau.

Nếu áp dụng khái niệm "va chạm" này của Nguyễn Xuân Phúc vào những biến cố của ngàn năm Bắc thuộc thì những tên bán nước cầu vinh sẽ viết lại lịch sử rằng: Giặc Tàu đem quân xâm lấn và đô hộ Việt Nam chỉ là "những va chạm"!

Thứ hai: Khi Bắc Kinh xâm lược chủ quyền biển đảo nhưng đảng, nhà nước, quốc hội - nói chung là cả hệ thống chính trị - không chống dám chống trả bằng bất kỳ hành động nào, dù là bằng lời nói thì đã là nhu nhược. Chính xác hơn là hèn.

Tuy nhiên, khi kêu gọi các quốc gia khác "kiềm chế" trước hành vi xâm lấn thì Nguyễn Xuân Phúc không còn nằm ở mức "hèn". Trước hội nghị quốc tế, tên thủ tướng cộng sản của nước CHXHCNVN đã "anh dũng" cho thế giới thấy rõ: Tôi, Nguyễn Xuân Phúc một tên Việt gian bán nước, đồng loã với quân Tàu xâm lược.

Nguyễn Xuân Phúc còn tuyên bố:

“Hội nghị lần này của chúng tôi đã tái khẳng định quyết tâm của ASEAN đóng góp xây dựng Biển Đông thành khu vực biển hợp tác, phát triển, an ninh và an toàn, xứng đáng với vị trí quan trọng trong khu vực”.

Mục tiêu chiến lược đường dài của Bắc Kinh là: Vừa chiếm đóng những vùng thuộc chủ quyền của nước khác, sau đó xây cất hạ tầng kinh tế, phát triển căn cứ quân sự, mở mang dân số, rồi kêu gọi các quốc gia có chủ quyền bị cướp cùng hợp tác phát triển. Từ đó qua sự hợp tác xem như các quốc gia có chủ quyền bị xâm chiếm chính thức công nhận những gì Bắc Kinh đã cướp là của chúng.

Những tuyên bố của người đứng đầu chính phủ luôn luôn được xem là thông điệp thể hiện chủ trương chính thức của quốc gia đó. Trong trường hợp này, tuyên bố của Nguyễn Xuân Phúc là kết quả của sự đồng thuận trong Bộ Chính trị đảng CSVN và những đồng thuận giữa Ba Đình với thiên triều Bắc Kinh. 

Tại hội nghị cấp cao ASEAN 36, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng nước CHXHCNVN, Uỷ viên Bộ Chính trị đảng CSVN đã trở thành phát ngôn nhân bán chính thức cho chủ trương bành trướng của bá quyền xâm lược Bắc Kinh.

27.06.2020

Không nhiệm kỳ- Không lương hưu!


Minh Pham
Các Bạn Ở Hoa Kỳ Lưu Ý : Dự Luật Quan Trọng
Tổng thống Donald J.Trump yêu cầu mỗi người hãy truyền thông tin này rộng rãi để tất cả toàn dân hiểu được Dự Luật mới của Tổng thống trong việc cải cách Quốc Hội.
Bất kể bạn thuộc đảng phái nào vì Dự Luật này là quyền lợi của Công Dân Hoa Kỳ. Hãy phổ biến nhanh và rộng rãi👍
Omega Le
Điều 1: Không nhiệm kỳ- Không lương hưu!
Các thành viên quốc hội, dù nam hay nữ, chỉ được lãnh lương khi đang làm việc, và chấm dứt lãnh tiền khi rời chức vụ; không kèm thêm đặc quyền nào khác! (Mức lương của hầu hết các thành viên quốc hội hiện nay là $174,000/năm. Chủ tịch Hạ viện là $223,500).
Điều 2: Các thành viên quốc hội (trong quá khứ, hiện nay, hoặc trong tương lai) phải tham gia đóng góp vào quỹ An Sinh Xã Hội.
Tất cả các quỹ về hưu của các thành viên quốc hội phải lập tức chuyển ngay vào quỹ An Sinh Xã Hội.
Các quỹ trong tương lai cũng sẽ được chuyển vào quỹ An Sinh Xã Hội, và các thành viên quốc Hội cũng phải tham gia y như những Người Dân Hoa Kỳ; không thể dùng quỹ này cho các mục đích nào khác!
Điều 3: Quốc Hội cũng phải tự mua chương trình hưu trí của họ y hệt như mọi người dân Hoa Kỳ.
Điều 4: Quốc Hội không được quyền tự mình bầu cho mình được tăng lương. Lương bổng của quốc hội sẽ chỉ tăng theo mức thấp của Chỉ số tiêu thụ hoặc 3%.
Điều 5: Chương trình bảo hiểm sức khoẻ hiện nay của quốc hội phải chấm dứt, và họ phải tham gia chương trình y tế giống như toàn dân. (Chương trình bảo hiểm y tế của họ hiện nay là tuyệt vời nhứt;chẳng hạn như họ được miễn phí các phòng tập gyms có phòng tắm hơi, hồ bơi có sưởi ấm, màn ảnh rộng, sân chơi bóng rổ.. Họ có thể để dành cả ngàn đồng mỗi năm, tất cả đêu do tiền đóng thuế của dân chi trả)!
Điều 6: Quốc Hội phải tuân thủ đúng các luật như họ đã đặt ra cho toàn dân tuân theo.
Điểu 7: Tất cả những hợp đồng trong quá khứ cũng như hiện nay của các thành viên quốc hội sẽ được xoá bỏ.
Toàn dân Hoa Kỳ không hề ký những thoả thuận này với các thành viên quốc hội. Chính các thành viên Quốc Hội tự thành lập các bản thoả thuận này cho chính họ.
Phục vụ trong quốc Hội là một vinh dự, không phải là một sự nghiệp. Cha Ông ta đã hình dung ra các công dân làm ra luật pháp chỉ đơn thuần phục vụ trong các nhiệm kỳ của họ, sau đó trở về nhà và đi làm lại như bình thường, không phải để nhận đủ thứ các khoản miễn phí!
Các khoản này bao gồm miễn phí tiền học.
Những điều khoản dự luật cải cách Quốc Hội rất hợp lý, sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền chi tiêu quá mức, thay vì giúp vào những chương trình phúc lợi cho trẻ em và người già trong quốc gia chúng ta, tôi hoàn toàn đồng ý với tổng thống Donald J. Trump.
God bless America & Trump
Omega Le

Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh

Công ước Genève về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh là công ước về các quy tắc mà các nước đã phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn được khuyến cáo tuân theo khi đối xử với tù binh, hàng binh chiến tranh và dân thường trong vùng chiếm đóng.

Sự cần thiết[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử loài người gần như là lịch sử của các cuộc xung đột liên miên giành đất đai, tài sản, quyền lực giữa các phe nhóm, dân tộc và không tránh khỏi việc có nhiều người bị tổn hại tính mạng, tài sản, danh dự hoặc bị truy bức, chịu nhục hình như các tù binhhàng binhdân thường trong vùng bị chiếm đóng. Để giảm bớt các tổn hại mà người của các bên đều gặp phải trong các cuộc xung đột, một số nước ở châu Âu đã lập ra công ước Genève và sau này nó được nhiều nước khác tham gia, phê chuẩn.

Các khái niệm[sửa | sửa mã nguồn]

Tù binh chiến tranh là những quân nhân bị bắt khi tham gia chiến đấu trong một cuộc chiến giữa các bên.
Hàng binh chiến tranh là quân nhân đầu hàng trong một cuộc chiến giữa các bên.
Trong một cuộc chiếm đóng, một số người lính hoặc dân theo một tổ chức hoặc nhóm chống đối sự chiếm đóng bằng vũ lực không có đồng phục, phù hiệu, biên chế cụ thể còn gọi là các du kích vẫn được hưởng quy chế đối xử nhân đạo như là tù binh và hàng binh chiến tranh khi bị bắt hoặc đầu hàng lực lượng chiếm đóng.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương; các hành vi bị khuyến cáo không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt; các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổ sai... các hướng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường.
Công ước Genève cũng khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh.
Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.

Thực hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy rằng có phê chuẩn và mở rộng các khái niệm giúp cho các đối xử với tù binh, hàng binh và dân thường trong vùng bị chiếm đóng có tốt hơn, nhân đạo hơn so với trước khi có Công ước nhưng Công ước này chỉ được các bên thực hiện theo tình hình thực tế chiến trường và phần nào theo ý thức của cấp chỉ huy cũng như binh lính.

Đức quốc xã[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi mở rộng khái niệm về lực lượng du kích người Đức đã xem các thành viên lực lượng này khi bị bắt là tù binh hoặc tù binh nhưng có nhiều nguồn cho thấy quân đội phát xít Đức đã không tuân thủ nghiêm Công ước và đã dùng nhục hình, ép buộc lao động khổ sai và giết hại tù binh Liên Xô cũng như các tù binh của nước đồng minh khác như trong các vụ Thảm sát tại MalmédyThảm sát tại Boves,

Đế quốc Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Quân đội Phát xít Nhật bị xem là vi phạm Công ước khi tàn sát thường dân ở Nam Kinh trong vùng họ chiếm đóng, họ cũng bị xem là vi phạm nghiêm trọng Công ước Genève khi tiếp tục chính sách nhổ lúa trồng đay của Chính quyền thực dân Pháp đồng thời không tổ chức vận chuyển lương thực từ miền Nam ra Bắc đúng mức, bàng quan trước cái chết của gần 2 triệu người dân Việt trong Nạn đói Ất Dậu, họ được nhiều người biết đã truy bức, nhục hình và buộc lao động khổ sai các tù binh người da trắng trong các trại ở Thái LanMiến Điện khi thi công tuyến đường sắt qua sông Kwai[cần dẫn nguồn].

Liên Xô[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Cheka 18-1.jpg
Nhân viên Mật vụ Cheka đang làm nhiệm vụ
Học giả Nicolas Werth cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lenin là từ 10.000 đến 15.000. Con số này lấy từ báo cáo của Mật vụ Cheka, sau khi tác giả ghi lại các huấn thị của chính Lenin về việc phải trừng phạt những kẻ bất phục tùng được gọi là những "tên Gulaks. Dù vậy, số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lenin đã nhiều gấp hơn 10 lần so với số nạn nhân của chế độ Nga Hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất do phản ứng chống cuộc cách mạng 1905. Theo tác giả trong vòng gần một thế kỷ dưới chế độ Nga hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6.321 nạn nhân. Số người bị tống vào tù dưới chế độ Lenin thì trong 2 năm từ 1919 tới 1921 đã tăng từ 16 ngàn lên 70 ngàn không kể nhiều trại tù địa phương có nơi lên tới 50 ngàn trong mùa thu 1921[1].
Tại Estonia, ngày 14 tháng 1 năm 1920, trước khi rút lui vì thất bại, Hồng quân giết 250 người tại Tartu và hơn 1000 người tại Rakvere. Khi Wesenburg được giải phóng vào ngày 17 tháng 1 năm 1920, người ta khám phá ra 3 mồ chôn tập thể với 86 tử thi. Tại Tartu, các con tin bị bắn ngày 26 tháng 12 năm 1919 sau khi bị đập gãy tay chân và có người bị khoét mắt. Ngày 14tháng 1 năm 1920, nhóm Bolshevik chỉ kịp giết 20 người trong số 200 người bị giam giữ ở Tartu. Tổng giám mục Plato bị giết vào dịp này nhưng "bởi vì những nạn nhân đã bị đánh túi bụi bằng búa rìu và báng súng nên cực kỳ khó khăn để nhận diện"[2].
Liên Xô là một nước có phê chuẩn công ước này nhưng cũng có nguồn cho rằng quân đội Liên Xô cũng có giết hại tù binh Đức hoặc tù binh Ba Lan.
Sau việc sáp nhập Ba Lan năm 1939, hàng ngàn sĩ quan Ba Lan gồm cả quân dự bị, đã bị hành quyết vào mùa xuân năm 1940, trong cái sau này được biết đến là cuộc Thảm sát Katyn.
Xô Viết còn quyết tâm trừng phạt những kẻ mà họ cho là hợp tác với Đức trong chiến tranh. Hàng triệu người Ba Lan, LatviaGruziaUkraina và các sắc tộc thiểu số khác bị trục xuất tới các Gulag ở Siberi, vào khoảng 13 triệu vào năm 1953 và giảm còn 5 triệu vào năm 1956-1957. Trong tổng số 12,4 triệu thường dân Liên Xô chết trong Chiến tranh thế giới thứ hai, từ 2,5 cho tới 3,2 triệu người đã chết không phải do sự chiếm đóng của quân Đức mà do sự trả thù của chính quyền Xô viết với những người họ cho là đã cộng tác với quân Đức của chính quyền Xô viết[3]
Có tới 600.000 thường dân tại 3 quốc gia ven biển Baltic là LatviaLitva và Estonia[4], 2 triệu rưỡi người Ba Lan[5], 80.000 người Tiệp Khắc cùng 300.000 người România đã bị bắt giữ, tù đày hoặc sát hại bởi lực lượng Liên Xô[6]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 một số tù binh Việt Nam Cộng hòa đã được Trung Quốc giao trả qua Hội chữ thập đỏ Hồng Kông. Trung Quốc cũng đã bị phê phán vi phạm Công ước trong cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 khi họ đập phá trường học, bệnh xá, đâm lủng nồi, đổ thuốc độc xuống giếng nước, nhằm mục đích gây khó khăn cho cuộc sống 3,5 triệu người dân thường Việt Nam ở vùng biên giới. Việc cản trở cứu nạn các chiến sĩ hải quân của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở quần đảo Trường Sa sau khi bị Trung Quốc bắn chìm tàu cũng được xem là cố ý vi phạm công ước này[7]..

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Kỳ là nước đã phê chuẩn Công ước và Chính phủ Hoa Kỳ có ý thức bảo vệ công ước này cũng như chịu sự theo dõi của báo chí Hoa Kỳ cũng như Hội chữ thập đỏ quốc tế về việc thực hiện Công ước. Nhưng trong Chiến tranh Việt Nam binh lính Hoa Kỳ đã không nghiêm chỉnh chấp hành công ước, đã có bằng chứng về sự giết hại tù binh, hàng binh chiến tranh cũng như giết hại dân thường trong vùng họ chiếm đóng. Nhìn chung quân lính Hoa Kỳ, hoặc không phân biệt được du kích và dân thường, hoặc do tâm lý ám ảnh giết chóc và hoảng loạn nên đã giết nhiều dân thường vô tội ở các nơi trên thế giới. Tiêu biểu là Thảm sát Mỹ Lai bị vạch trần bởi cuộc điều tra độc lập của một nhà báo. Rút kinh nghiệm làn sóng phản chiến tại Việt Nam do các hành động tàn nhẫn của lính Mĩ bị phơi bày, chính phủ Mĩ đã có những biện pháp nhằm hạn chế các nhà báo tại các vùng chiến sự ở Iraq.
Không quân Hoa Kỳ cũng thường xuyên ném bom giết hại dân thường. Trong cuộc không kích Dredsen, ước tính có từ 50 tới 300 ngàn thường dân bị giết hại. Trong cuộc Ném bom Tokyo 1945, bom Napan giết hại hơn 200 ngàn dân thường Nhật. Đặc biệt là 2 vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki với tổng số nạn nhân bị chết là 250 ngàn, đa số là dân thường. Trong các vụ ném bom thuộc chiến dịch Sấm rền, ước tính đã có khoảng 72.000 dân thường bị chết
Ngày 13 tháng 1 năm 2001 trong cuộc Chiến tranh chống khủng bố lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ haiTổng thống Hoa Kỳ George W. Bush ký lệnh thiết lập tòa án quân đội để xét xử người nước ngoài nào bị nghi ngờ có liên hệ với kế hoạch khủng bố tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ không công nhận các "chiến sĩ tử vì đạo" của các Tổ chức chiến đấu Hồi giáo hoặc các tổ chức mà Chính phủ Hoa Kỳ xác định là tổ chức khủng bố là các quân nhân hoặc du kích vì vậy các đối tượng này không được hưởng các chế độ dành cho tù binh, hàng binh của Hoa Kỳ, họ bị giam giữ không thông qua xét xử ở Guatanamo (Cuba) hoặc chuyên chở qua một số nước châu Âu để giam trong các nhà tù bí mật mặc dù một phần trong số đó bị bắt trên chiến trường, có vũ khí, có tổ chức[cần dẫn nguồn]. Vụ bê bối nhà tù Guantanamo với việc binh lính Mĩ tra tấn và lăng nhục tù nhân, cùng với các cáo giác rằng CIA đã tra tấn các tù nhân ở châu Âu đã trở thành chủ đề tranh cãi lớn trên thế giới.

Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Anh đã phê chuẩn Công ước Genève nhưng quân lính của Hoàng gia Anh cũng bị phê phán là đã không chấp hành đúng công ước này trong khi cai trị các thuộc địa Anh. Chính phủ Hoàng gia Anh đã bị nhà thơ Rabindranath Tagore, người đạt được giải Nobel văn chương 1913 phản đối vì vi phạm công ước khi trong cuộc cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh, Amritsar, Ấn Độ vào năm 1919, lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội.
Ngoài ra, Chính phủ Anh lại có cách hiểu tương tự Hoa Kỳ về cái gọi là "phần tử khủng bố". Một số thành viên của các tổ chức mà bị Chính phủ Anh liệt vào danh sách khủng bố hoặc một số người dân có các hành vi gây ra nghi ngờ là khủng bố có thể bị Cảnh sát Anh bắn chết ngay tại chỗ dù đã bị bắt. Những người này không được Chính phủ Anh xem là tù binh và hàng binh chiến tranh thậm chí trong trường hợp khi bị bắt họ có vũ khí và họ hành động có tổ chức. Chính phủ Anh đã bị báo chí tố cáo là ngầm cho phép các chuyến bay chở các nghi phạm khủng bố của Hoa Kỳ bay qua không phận Anh mà không xem xét tư cách của các người này vì rằng họ chưa qua xét xử tức không phải là tù nhân chiến tranh, họ cũng không phải là tù binh chiến tranh[cần dẫn nguồn].
Ngày nay nhiều nước phê chuẩn và mở rộng các khái niệm về tù binh và hàng binh chiến tranh, có nước quy định việc dùng tù binh hoặc dân thường làm bia đỡ đạn là tôi phạm chiến tranh, có nước còn nghiêm cấm việc đưa hình ảnh của tù binh có ý bôi bác nhân phẩm hoặc làm thay đổi cách nhìn của người dân lên báo chí, phim ảnh hoặc mạng Internet, có nước nghiêm cấm việc đưa các hình ảnh có cảnh hành hạ thi thể tù binh.
Nhưng chừng nào còn có xung đột, mâu thuẫn mà các bên không phổ biến công khai, rộng rãi nội dung của công ước này; không tổ chức học tập công ước đến tận người lính, người dân thường, thì việc vi phạm công ước lại càng dễ dàng xảy ra.
Đặc biệt là khi có sự chênh lệch lớn về lực lượng, trình độ vũ khí của các bên thì tù binh, hàng binh và người dân thường của bên mạnh hơn lại càng ít được công ước này bảo vệ, họ trở thành con tin và vũ khí tuyên truyền của bên yếu thế hơn.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont, S. A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997-Phần do Tác giả Nicolas Werth biên soạn
  2. ^ Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert Laffont, S. A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997
  3. ^ Rossiiskaia Akademiia nauk. Liudskie poteri SSSR v period vtoroi mirovoi voiny: sbornik statei. Sankt-Peterburg 1995 ISBN 5-86789-023-6
  4. ^ Vadim Erlikman. Poteri narodonaseleniia v XX veke: spravochnik. Moscow 2004. ISBN 5-93165-107-1
  5. ^ Krystyna Kersten, Szacunek strat osobowych w Polsce Wschodniej. Dzieje Najnowsze Rocznik XXI- 1994
  6. ^ Martin Gilbert. Atlas of the Holocaust 1988 ISBN 0-688-12364-3
  7. ^ Tranh chấp Trường Sa - Hoàng Sa: Giải quyết cách nào?07:59' 07/01/2008 (GMT+7

    Nguồn:
    https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_%C6%B0%E1%BB%9Bc_Gen%C3%A8ve_v%E1%BB%81_%C4%91%E1%BB%91i_x%E1%BB%AD_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BA%A1o_v%E1%BB%9Bi_t%C3%B9_binh,_h%C3%A0ng_binh_chi%E1%BA%BFn_tranh