NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu!!


NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu!!




Thơ,
          NGHĨA TRANG BUỒN!
           Trên Đỉnh Thiên Thu…
                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                  Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,                     
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên lãng,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
                                         Huỳnh Mai
                        {Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}

                       thuộc tỉnh Bình Dương


Xin mời đọc tiếp theo liên kết
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/10/tap-thoque-huong-tan-chinh-chien-phan_2614.html


Chiến tranh và goá phụ
Cập nhật 15/04/2013.


Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975

Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.

Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.

Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).
Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.

Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”

Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
“Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”
Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:
“Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.”
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.

Vết thương lòng còn mãi

Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com

Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
“Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”

Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”

Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
“Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:
“Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.VN-AgentOrange.org • info@vn-agentorange.org
.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.
(***) http://www.historylearningsite.co.uk...oat_people.htm
Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong "Triển vọng Việt Nam," Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )/Thu Phong/RFA 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=21443
Reply With Quote

Dịch Covid-19 dẹp hết cộng sản không?


Dịch Covid-19 dẹp hết cộng sản không?

< A >
Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Đại dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành tại nước Tàu và khắp thế giới, tính đến hôm nay là ngày 12-2-2020 có 1112 người chết và 4470 người lâm bệnh này. Thế mà, nhà cầm quyền Trung cộng lúc đầu muốn giấu giếm dịch bệnh Covid-19. Bác sĩ Li Wenliang (Lý Văn Lượng) là một trong 8 bác sĩ đã cảnh báo về sự nguy hiểm của virus Covid-19 ở bệnh viện Vũ Hán, giống loại virus SARS xuất hiện tại nước Tàu từ tháng 11 năm 2002 tới tháng 7 năm 2003. Bác sĩ Li Wenliang lại bị an ninh triệu tập vào cuối tháng 12 năm 2019, để cảnh cáo việc đưa tin về dịch bệnh Covid-19. Khi bác sĩ Li Wenliang qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, dân chúng tại nước Tàu đã lên án nhà cầm quyền Tàu kịch liệt.

Bản đồ trực tuyến xuất hiện dịch bệnh Covid-19 ở Trung cộng

Nguyên nhân gây ra dịch bệnh Covid-19 đến nay vẫn chưa biết chính xác là do động vật như dơi, rắn gây ra hay do nhà cầm quyền Trung cộng cố tạo ra vũ khí sinh học để giết hại người ở các quốc gia đối địch? Tin tức đã cho biết tướng Trì Hạo Điền là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung cộng, tại Hội nghị các tướng lĩnh bàn về chiến lược chiến tranh tương lai, tổ chức vào năm 2005, đã phát biểu rằng: “Những loại vũ khí thông thường sử dụng khi chiến tranh, như đại bác, tên lửa, máy bay, tàu chiến và vũ khí vũ khí hạt nhân, huỷ diệt cũng không thể dùng tiêu diệt nước Mỹ mà các loại vũ khí sinh học là cần thiết. Trong những năm qua chúng ta đã trở thành chủ nhân của các loại vũ khí này. Chúng ta có khả năng đạt được mục tiêu quét sạch nước Mỹ một cách hoàn toàn bất ngờ.”

Trong khi đó, vào ngày 28-1-2020, đại diện cho cơ quan công tố tiểu bang Massachusetts cho biết giáo sư Charles Lieber là trưởng khoa Hóa và Sinh hóa của Đại học Harvard, tại Hoa Kỳ đã trao đổi mật thiết với Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) ở Trung cộng. Cáo trạng nói rằng Lieber đã nhận 50.000 USD mỗi tháng từ WUT và nhận thêm 1,5 triệu USD để thành lập phòng nghiên cứu công nghệ tại WUT, điều này rõ ràng Trung cộng đã luồn lách vào tận Harvard. 

Tâm địa hung hãn của Tập Cận Bình đã gây cho Thế giới lo ngại nên muốn trừng trị Trung cộng, còn bên trong nước Tàu thì các khu tự trị âm thầm muốn quật khởi. Các khu tự trị chiếm khoảng 1/2 nước Tàu, gồm có: 

1- Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây 
2- Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương 
3- Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ 
4- Khu tự trị Nội Mông Cổ 
5- Khu tự trị Tây Tạng. 


Từ các hiện tượng ghi trên, chế độ Cộng sản Tàu của Tập Cận Bình sẽ sụp đổ, mời xem thêm link: https://www.youtube.com/watch?v=nuDXaMHxe64

Chế độ Cộng sản Việt Nam: 

Nếu chế độ Cộng sản Tàu sụp đổ thì chế độ Cộng sản Việt Nam (CSVN) sẽ sụp đổ theo thuyết Domino. 

Chế độ Cộng sản Việt Nam còn sụp đổ bởi Đảng CSVN “Hèn với giặc, ác với dân”. Vì sao dân gian có câu nói này? 

Vì Đảng CSVN đối với giặc Tàu hay dân Tàu thì quỵ lụy đối với quê hương hay đồng bào Việt Nam thì xem rẻ rúng?! Tiêu biểu Công hàm ngày 14-9-1958, của thủ tướng miền Bắc là Phạm Văn Đồng với sự toa rập của chủ tịch nước là Hồ Chí Minh đã dâng cho Tàu cộng cả Biển Đông, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 

Ngày 30-12-1999, nhà cầm quyền CSVN đã cắt nhượng khoảng 700 km2 vùng đất biên giới Bắc Việt cho Tàu cộng, ải Nam Quan, thác Bản Giốc đã bị chia lìa non nước Việt Nam! 

Ngày 25-12-2000, nhà cầm quyền CSVN cắt nhượng khoảng 11,000 km2 vùng vịnh Bắc Bộ Việt Nam cho Tàu cộng. Hội nghị Thành Đô còn gọi là Mật ước Thành Đô, là cuộc hội nghị thượng đỉnh Việt-Tàu trong hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, nước Tàu, giữa các giới chức cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản của Nhà nước Việt-Tàu. Mật ước tại Thành Đô, dư luận đã lan truyền rằng lãnh đạo CSVN đề nghị Việt Nam sẽ thành một khu tự trị của Bắc Kinh, lãnh đạo nước Tàu đồng ý. 

Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra ở nước Tàu thì 13 nước (trong số 14 nước) có biên giới với nước Tàu đều đóng cửa biên giới, gồm có: Lào, Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Nga, Mông Cổ và Triều Tiên. Chỉ có Việt Nam là nước thứ 14 có biên giới với nước Tàu, Đảng CSVN vẫn mở cửa biên giới. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: “Việt Nam muốn đóng biên giới thì phải có sự đồng ý của chính quyền nước Tàu.” Như thế, Hội nghị Thành Đô đã có hiệu lực rồi sao?!

Ngoài ra, người Tàu tùy tiện vào Việt Nam không cần Visa (Hộ chiếu, Giấy thông hành)?! Không biết nhà cầm quyền CSVN làm như vậy là các ngài có ý muốn Việt Nam sẽ thành nơi “Đại dịch Vũ Hán thứ hai” hay không? Nhưng người dân Việt Nam chúng tôi thì muôn người như một không muốn nước Việt Nam là nơi “Đại dịch Vũ Hán thứ hai”.

Vì lẽ gì, đối với người Tàu bị bệnh hay nghi bị nhiễm Covid-19 thì CSVN trưng dụng khách sạn cho những người Tàu này ở và cung cấp đồ ăn thức uống thoải mái. Thế nhưng, những người Việt nghi ngờ bị bệnh Covid-19 thì cho sống cách ly trong một khu biệt lập, thiếu tất cả tiện nghi cần thiết, muốn biết thêm chi tiết sự oái oăm này, mời xem link: https://youtu.be/aj9jNJWvOAs

Do các hiện tượng phẫn uất và hổ thẹn ghi trên mà người Việt đã xót xa:

“Quân Tàu dụ dỗ, ban ân
Việt gian nhượng biển, hứa dâng sơn hà?!”

Từ các hiện tượng phẫn uất này, đồng bào đã chán ngán và không còn sợ sệt CSVN, do đó sẽ có một ngày không xa, toàn dân sẽ vùng lên lật đổ chế độ buôn dân bán nước CSVN.

13.02.2020

Việt Nam ‘quan trọng’ trong chiến lược an ninh mới của Mỹ

Việt Nam ‘quan trọng’ trong chiến lược an ninh mới của Mỹ

08/06/2019

Tầm quan trọng của hợp tác Mỹ và các nước tiểu vùng sông Mê Kông

CHU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Việt Nam ‘quan trọng’ trong chiến lược an ninh mới của Mỹ

08/06/2019