Đêm Văn Nghệ Vinh Danh Chiến sĩ VNCH Ngày Quân Lực


Đêm Văn Nghệ Vinh Danh Chiến sĩ VNCH Ngày Quân Lực

Đêm Văn Nghệ Vinh Danh Chiến sĩ VNCH Ngày Quân Lực

van_nghe_dsc_0851-large-contentHình ảnh Đêm Văn Nghệ Ngày Quân Lực.

Santa Ana (Bình Sa) -- Tối Thứ Bảy 18-6-2011 tại Phòng hội Thư Viện Việt Nam góc đường Westmister & Euclid, Đêm Văn Nghệ Vinh Danh Người Lính Việt Nam Cộng Hòa Nhân Ngày Quân Lực 19 Tháng 6 đã diễn ra thành công.
Do nhà báo Du Miên, nhà thơ Trạch Gầm, và Biệt Đội Văn Nghệ do anh Vũ Hải phụ trách đứng ra tổ chức, mặc dù buổi tối trùng hợp với nhiều nơi tổ chức ngày Quân Lực nhưng số chiến hữu và đồng hương đến tham dự phòng hội Thư Viện không còn chổ ngồi. Trước khi vào chương trình một buổi ăn nhẹ được ban tổ chức khoản đãi. Nhà truyền thông Vạn Võ đã thay mặt ban tổ chức đón tiếp chiến hữu và đồng hương thật chu đáo trong niềm vui để cùng nhau ôn lại những kỷ niệm một thời vào sinh ra tử bên nhau.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ và phút mặc niệm, trong lúc mặc niệm Ca sĩ Vũ Hùng thuộc Biệt Đội Văn Nghệ hát bài "Cái Nón Sắt" đã làm xúc động những người tham dự.
Tiếp theo nhà báo Du Miên lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của tất cả anh anh chị chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đồng hương. Trong dịp nầy Ông cũng cho biết sở dĩ có được phòng hội để sinh hoạt hôm nay đó cũng chính là mồ hôi công sức của những người lính VNCH, và chính anh Vũ Hải người đã thực hiện phòng hội nầy. Ông tiếp Thư Viện Việt Nam cũng là chung của cộng đồng, mà phòng hội nầy cũng là của cộng đồng vì vậy, trong bất cứ những sinh hoạt gì liên quan đến các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng là Thư Viện sẵn sàng tạo điều kiện để có nơi sinh hoạt, cụ thể như hôm nay chúng tôi dành một buổi tối trình diễn văn nghệ để vinh danh các anh chiến sĩ VNCH, một đời đã hy sinh cho tổ quốc. Trong những giây phút này tất cả chúng ta hướng về Việt Nam.
Ông nhắc lại những diễn biến trong nước từ năm 1979-1980, chính quyền Hà Nội đã tổng động viên con cháu của những chiến sĩ Việt nam Cộng Hòa và những thanh niên trai trẻ Miền Nam đi làm bia đỡ đạn ở Campuchia. Nay họ lại một lần nữa ban lệnh tổng động viên con cháu chế độ cũ đi làm nghĩa vụ quân sự, trong khi đó chúng không đề cập đến con cháu cán bộ cộng sản để đương đầu với Trung Cộng hiện nay, vì vậy, chúng ta đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền được thực thi, lãnh thổ, lãnh hải được vẹn toàn để những bất công trên không tái diễn đối với con cháu của những người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng như người dân trong nước.
van_nghe_dsc_0844-large-contentSau đó nhà thơ Trạch Gầm lên chào mừng và cám ơn quan khách, ông cũng nhắc lại một vài kỷ niệm khó quên trong những ngày cuối cùng trận chiến khi rời An Lộc trở lại Lai Khê qua bài thơ "Trở Lại Bình Long." 
Các anh chị em Ca sĩ của Biệt Đội Văn Nghệ như Vũ Hùng, Kim Cúc, Ngọc Dung, Minh Thu, Yên Ly, Xuân Hương, Hồng Thu ngoài những bài đồng ca hùng tráng về lính đã thay phiên nhau đơn ca, song ca những nhạc phẩm về lính, về quê hương dân tộc. Ngoài ra còn có sự góp mặt của các ca sĩ thân hữu qua những bản nhạc, bài thơ trong khí thế đấu tranh hiện nay. Tiếp theo chương trình ban tổ chức cũng đã cảm ơn các ân nhân, các mạnh thường quân đã đóng góp cho những chương trình sinh hoạt vừa qua cũng như đêm vinh danh nguời chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Buổi văn nghệ tiếp diễn với nhiều tiết mục do các thân hữu tham dự đóng góp. Đây là một tối văn nghệ đã làm cho nhiều người xúc động hồi tưởng về những ngày quân lực tại quê nhà trước 1975.
Trong dịp nầy ban tổ chức cũng kính mời đồng hương đến tham dự buổi kỷ niệm ngày thành lập Thư Viện Việt Nam được tổ chức vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật 26 tháng 6 năm 2011 tại số 10872 Westminster Ave # 214-215 Garden Grove CA, 92843, điện thoại (714) 651-8018.

Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?


Vì sao VNCH không còn là ‘ngụy quân ngụy quyền’?

21/08/2017
Bộ sách sử mới của Việt Nam, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, 18/8/2017
Tháng Tám năm 2017, lần đầu tiên từ thời điểm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đã diễn ra một sự kiện rất đặc biệt và hoàn toàn chưa có tiền lệ: Bộ sách Lịch sử Việt Nam - đã “nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam...”.
Tin tức trên được báo Tuổi Trẻ đăng ngày 18/8/2017.

“Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”

PGS. TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN, đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ với một nội dung đáng chú ý: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
Diễn giải của ông Trần Đức Cường cũng là phát ngôn đầu tiên, hoặc đã có nhưng rất hiếm hoi, của một quan chức bậc trung về “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam”, dù được báo Tuổi Trẻ cẩn trọng giải thích là “bên lề buổi giới thiệu sách…”, tức có thể hiểu là phát ngôn này không phải được phát ra trên diễn đàn chính thức.
Bằng chứng quá rõ về tính hiếm hoi trên là kể từ Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đảng cầm quyền về “thực hiện công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” từ năm 2003, kèm theo chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc”, chỉ đến năm 2015 mới le lói một cách nhìn ngấm ngầm trong nội bộ đảng về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”, nhưng từ đó đến nay lại chưa có một phát ngôn chính thức nào của giới quan chức về điều này, càng không có bất kỳ đảng văn hay văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề được xem là rất nhạy cảm chính trị này. Trong thời gian đó, hệ thống tuyên truyền của tuyên giáo đảng và công an vẫn sắt máu duy trì cụm từ “ngụy quân ngụy quyền”, đặc biệt thể hiện trên các diễn đàn của giới dư luận viên, tuy mật độ nhắc đến cụm từ này có thuyên giảm đôi chút.
Nhưng dù “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” không hoặc chưa phải là phát ngôn hay chủ trương được chính thức công bố, hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam không còn xem Việt Nam Cộng Hòa là “nguỵ quân ngụy quyền” vẫn là một sự xác nhận gián tiếp về tính chủ trương chưa được công bố, cùng lúc được “bật đèn xanh” từ một cấp trên nào đó.
Vậy “cấp trên” đó là cơ quan nào? Là ai?

Ai và vì sao?

Thông thường và theo “đúng quy trình”, người ta nghĩ ngay đến Ban Tuyên giáo trung ương. Còn “cao” hơn nữa chỉ có thể là Ban Bí thư hoặc Tổng bí thư.
Thế nhưng điều trớ trêu là từ trước đến nay, hầu hết phát ngôn công khai của giới chóp bu Việt Nam, từ Tổng bí thư Trọng trở xuống Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng hay các quan chức cấp cao khác…, đều chưa từng xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”.
Dấu chỉ duy nhất về “hòa hợp dân tộc” liên quan đến Tổng bí thư Trọng được tiết lộ chỉ là việc vào đầu năm 2017, nhân vật này đã “gật” với đề xuất của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về “mời tất cả các nhà văn hải ngoại, kể cả những người đã cầm bút phục vụ chế độ cũ, về dự ‘Hội nghị hòa hợp dân tộc’ dịp giỗ tổ Hùng Vương”.
Chưa có bằng chừng nào để khẳng định rằng Nguyễn Phú Trọng là người chủ xướng cho hội nghị đặc biệt trên, trong khi từ đó tới nay ông Trọng còn phải “căng mình” đối phó với đủ thứ chuyện đấu đá trong nội bộ đảng cùng nhiều mầm mống khủng hoảng kinh tế và xã hội. Và cả với cuộc khủng hoảng đối ngoại mới nhất mang tên “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”…
Cần nhắc lại, “Hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” đã phải gánh chịu một thất bại - một phá sản cay đắng. Ngay sau khi ông Hữu Thỉnh phát ra tuyên bố về này, khắp các diễn đàn trong nước và đặc biệt ở hải ngoại đã phản ứng như sóng lừng. Rất nhiều ý kiến của nhà văn, nhà báo hải ngoại cho rằng sự kiện này về thực chất chỉ mang tính “cuội.” Họ tung ra một câu hỏi quá khó để trả lời rằng Nghị Quyết 36 của Bộ Chính Trị về “công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” đã ra đời mười mấy năm trước mà hầu như chưa làm được gì cả, nhưng tại sao đến nay mới sinh ra mới cái cử chỉ như thể “chiêu dụ người Việt hải ngoại” như thế?
Nhiều ý kiến từ hải ngoại cũng thấu tim gan “đảng quang vinh” về chuyện suốt từ năm 1975 đến nay, đảng chỉ quan tâm đến “khúc ruột ngàn dặm” nhằm hút đô la “làm giàu cho đất nước” càng nhiều càng tốt, nhưng ai cũng hiểu là không có đô la thì chế độ không thể nào tồn tại.
Nhưng lại quá hiếm trường hợp trí thức của “khúc ruột ngàn dặm” được đảng ưu ái tạo cho đất dụng võ ở quê nhà. Sau hơn bốn chục năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước,” vẫn còn quá nhiều cảnh kỳ thị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với giới trí thức và văn nghệ sĩ hải ngoại. Nhiều trí thức hải ngoại ôm mộng trở về Việt Nam để “cống hiến,” nhưng cuối cùng đã phải chua chát biệt ly khỏi “vòng tay của đảng.” Nếu tạm gác lại nhu cầu đô la, “khúc ruột ngàn dặm” đã chẳng có gì khác hơn là “ruột dư”…
Một câu hỏi “day dứt” khác: tại sao không phải những năm trước mà đến năm nay - 2017 - đảng mới lấp ló xác nhận gián tiếp về “thực thể Việt Nam Cộng Hòa”?
Sự thật quá hiển nhiên là giờ đây, tình trạng chính trị và kinh tế của đảng cầm quyền là khó khăn hơn bao giờ hết. Sự bế tắc gần như toàn diện như thế đã khiến đang manh nha phát sinh một luồng tư tưởng cùng một số quan chức buộc phải nghiêng dần theo xu hướng “cải cách”. Trong những “cải cách” đó, lần đầu tiên từ sau năm 1975 đã bộc lộ tín hiệu có vẻ đôi chút thực chất về “lấy lòng người Việt hải ngoại”.
Kể cả làm thế nào để đạt được một thâm ý sống còn hơn hết thảy: cộng đồng người Việt ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ, sẽ “để yên” cho nhiều quan chức và thân nhân quan chức Việt Nam ung dung rửa tiền, mua sắm nhà cửa, kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống ở xứ sở tượng trưng cho lối thoát, nếu tình hình trong nước “có biến”?

“Những người lính ở phía bên kia chiến tuyến”

Nằm trong khoảng giữa của “hội nghị hòa hợp dân tộc về văn học” tháng 4/2017 và bộ sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam tháng 8/2017, lễ kỷ niệm “Ngày thương binh liệt sĩ 27/7” năm 2017 lại có cái gì đó là lạ…
Ngày 25/7/2017, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Quỹ Mãi mãi tuổi 20… tổ chức hội thảo khoa học “Những bức thư thời chiến với truyền thống và văn hóa dân tộc”.
Điểm nhấn của cuộc hội thảo trên là nhà văn Lê Thị Bích Hồng tìm được ở những lá thư thời chiến tinh thần và khát vọng hoà hợp dân tộc của những người lính “Việt cộng” và cả những người lính Việt Nam Cộng hòa “phía bên kia”.
Báo chí nhà nước bình luận: Khát vọng hòa hợp dân tộc, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh cũng là động lực để nhà văn Đặng Vương Hưng đưa vào tuyển tập những lá thư thời chiến của những người lính ở phía bên kia chiến tuyến.
Khác với một số lần “trình diễn” trước với cụm từ “chế độ cũ”, lần này có đôi chút “cách tân” hơn khi cuộc hội thảo trên và được báo chí nhà nước đưa tin đã lấp ló cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” như một hàm ý thừa nhận chế độ chính trị ở miền Nam trước năm 1975.
Chỉ sau hội thảo trên một ngày, Đài truyền hình Việt Nam như thể “vô tình” phát hình ảnh những người lính VNCH và lính quân giải phóng lồng với nhau, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7…

Một tiền đề “tự chuyển hóa”?

Tháng Tám năm 2017. Hiện tượng bộ sách Lịch sử Việt Nam gián tiếp xác nhận “thực thể Việt Nam Cộng Hòa” có thể được xem là một sự kiện lịch sử, và có thể là một tiền đề dẫn đến một giai đoạn “tự chuyển hóa” về quan điểm chính trị của đảng, hay nói chính xác hơn là bắt đầu từ một bộ phận nào đó của đảng cầm quyền. Tiến trình chuyển đổi này có thể nhanh hơn hoặc tăng tốc vào năm sau - 2018.
Ngân sách đang hiện ra nhiều dấu hiệu cạn kiệt nhanh khó lường. Trong tình thế hầu hết các nguồn “ngoại viện” đều đóng cửa, không “tự chuyển hóa” thì đảng thì đảng sẽ.. hy sinh.
Bối cảnh của thái độ dần thừa nhận “khúc ruột ngàn dặm” lại đậm đà dấu ấn “thu nhập ngân sách”: sau 23 năm tăng trưởng liên tục, lượng kiều hối do “kiều bào ta” gửi về Việt Nam đã sụt giảm nặng nề vào năm 2016, chỉ còn 9 tỷ USD so với 13,5 tỷ USD của năm 2015. Vào nửa đầu của năm 2017, lượng kiều hối thậm chí còn “suy thoái tư tưởng” ghê gớm hơn, đến mức cho tới thời điểm này Tổng cục Thống kê còn không dám công bố con số kiều hối về Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trong khi đó, một dự báo của Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ còn cho thấy trong năm 2017 này, lượng kiều hối về Việt Nam có thể chỉ còn 5,4 tỷ USD. Tức “tụt hậu” đến chẵn một thập kỷ…
Một bài toán quá khốn quẫn đang dựng đứng: nếu không thu hút được đủ nhiều kiều hối của “kiều bào ta”, chính phủ đào đâu ra ngoại tệ mạnh để bù đắp hố nhập siêu đến năm chục tỷ đô la từ Trung Quốc và trả nợ nước ngoài hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm?
  • 16x9 Image

    Phạm Chí Dũng

    Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh 'Anh hùng thông tin'. Các bài viết của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân và được đăng tải với sự đồng ý của đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam, một đất nước ‘thần thánh’!

Việt Nam, một đất nước ‘thần thánh’!
19/12/2019


Chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên bảng số xoay một phát, chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329. (Hình trích xuất từ video trên offb.vn)



Mạnh Kim
Đoạn clip ngắn quay cảnh một chiếc Mercedes đang chạy giữa đường bỗng nhiên cái bảng số, có vẻ như được điều khiển bằng thiết bị điện tử nào đó, lật xoay một phát chuyển từ bảng trắng 30F-462.75 thành bảng xanh 80B-4329 đã khiến dư luận một phen dậy sóng. Một loạt bài báo tường thuật sự kiện này cũng đột ngột biến mất trên mạng, theo kiểu “rất thần thánh” hệt như màn ảo thuật kỳ ảo của cái bảng số xe.
Cho đến 11pm ngày 18-12-2019, bản tin trên tờ Nhà Báo & Công Luận (1) dường như là bài báo duy nhất còn chưa bị “lột” khi tường thuật sự kiện này. Bài báo có đoạn: “Theo tìm hiểu, trên hệ thống đăng ký đúng là có chiếc xe nhãn hiệu Mercedes E250 mang biển kiển soát 30F-462.75 như trong đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội. Theo dữ liệu đăng kiểm, chiếc xe Mercedes E250 có biển số 30F-462.75 “biến hình” BKS thành biển xanh khi lưu thông trên đường phố Hà Nội thuộc sở hữu của bà Trương Tuyết N (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội). Chiếc xe này có số máy: 274920*31502783*, số khung: RLMZF4FX7JV002299, đăng ký và đăng kiểm lần đầu cùng ngày 14-11-2018. Đoạn clip khiến nhiều người thắc mắc chiếc xe Mercedes gắn hai biển kiểm soát nhằm mục đích gì và biển nào là biển thật”. Nhân vật “Trương Tuyết N” như trong bài viết của Nhà Báo & Công Luận là ai? Theo nhiều nguồn tin, đó là Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa!
Sự kiện một lần nữa cho thấy Việt Nam đã trở thành miền đất của… “phù thủy” như thế nào. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Biến trắng thành đen. Biến phải thành trái. Biến không thành có… Các “phù thủy” ngày càng nhan nhản ở Việt Nam làm được tất. “Phù phép” điểm thi tốt nghiệp trung học lẫn đại học là chuyện nhỏ. Họ còn có thể biến một anh xài bằng đại học giả, như Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc), trở thành thượng tá quân đội. Bệnh viện công “phù phép” thiết bị-vật tư cũ thành mới. Viên chức sở nội vụ tại nhiều tỉnh “phù phép” hồ sơ lý lịch để đưa người nhà vào làm việc tại cơ quan nhà nước. Quan “đầu tỉnh” lẫn quan “đầu xã” “phù phép” chi thu để rút ngân sách bỏ túi riêng… Mới đây, theo Thanh Niên (17-12-2019), một nhân viên tạp vụ tại Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường Bình Dương thuộc Sở Y tế tỉnh này thậm chí đã được “phù phép” biến thành bác sĩ!
Đặc biệt hơn cả là các vụ “phù phép” biến đất công thành đất tư, biến đất nông nghiệp thành đất thổ cư… Tại Đà Nẵng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng Đào Tấn Bằng đã “phù phép” để chính quyền Đà Nẵng giao đất Sơn Trà cho người thân. Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, CEO Tập đoàn Alibaba Nguyễn Thái Luyện “phù phép” đất nông nghiệp thành đất thổ cư bằng thủ đoạn lập hàng loạt hợp đồng không công chứng, không số giữa những công ty do người nhà mình đứng tên pháp nhân. Tại Sài Gòn, Trần Phương Bình, cựu tổng giám đốc, cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị và chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á, đã “phù phép” nhiều hồ sơ vay vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư khống với nhiều tài sản là dự án bất động sản... để chiếm khu đất vàng Ba Son. Tại Hải Phòng, hàng loạt lô đất trên địa bàn quận Hải An đã bị chính quyền địa phương hợp thức hóa trái phép từ đất nông nghiệp sang đất ở đô thị. Tại Long An, nhiều khu công nghiệp đã được “điều chỉnh” giảm diện tích để chuyển thành đất ở nhằm bán cho các chủ dự án bất động sản với giá cao…
Phải nói là không thể kể hết các vụ “phù phép” dính dáng đất đai và liên quan “quyền sở hữu và chuyển mục đích sử dụng đất đai” trong các vụ án “ăn đất” xảy ra hàng chục năm nay. Điều “thần thánh” nhất liên quan các vụ “phù phép” đất đai là có không ít trường hợp sau khi bị báo chí phanh phui, một số viên chức không những không bị… “kiểm điểm” mà còn được thăng chức! Sau ròng rã 10 năm điều tra và sau khi Thanh tra tỉnh Bắc Giang đưa ra bản kết luận cho thấy hai viên chức ở huyện Lục Ngạn chơi trò “phù thủy” ăn đất, hai ông này vẫn được thăng chức cao hơn (La Văn Nam được thăng chức Phó Bí thư thường trực huyện ủy Lục Ngạn; và Cao Văn Hoàn được thăng chức Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Lục Ngạn)!
Nhắc đến chuyện “phù phép”, tôi nhớ đến một vụ có dạo từng làm báo chí Sài Gòn nhốn nháo. Vì nhà gần đó nên tôi thường đi ngang khu vực ấy. Đó là một khu đất khổng lồ, gần Bộ Tổng tham mưu VNCH, thuộc quản lý Quân khu 7 sau 1975. Một ngày nọ, khu đất bỗng được dựng tôn cao che kín mít. Chẳng ai biết bên trong đó đang làm gì. Đất của quân đội. Đố ai dám tò mò. Thế rồi ngày kia, khi các tấm tôn che được hạ xuống, mọc lên đó là một nhà hàng cực sang, với tên “White Palace” (số 194 đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, Phú Nhuận), như thể nó trồi lên từ dưới đất bằng phép màu vậy. Báo chí rần rần “vào cuộc”. Lúc đó người ta mới biết White Palace được xây mà không hề có một mảnh giấy phép xây dựng nào. Thậm chí cái chức năng “kinh doanh ăn uống” của nó cũng không có phép.
Ngày 6-12-2007, tờ Sài Gòn Giải Phóng (2) viết rằng chính quyền TP.HCM “sẽ xử lý nghiêm sai phạm” vụ xây trái phép của White Palace. Một ngày sau, tờ Thanh Niên (3) cho biết: “White Palace thực hiện đúng quy định về xây dựng của Bộ Quốc phòng”! Ngày 9-12-2007, VNExpress (4) loan tin: “Công trình White Palace làm cơ quan chức năng lúng túng”. Ngày 10-12-2007, tờ Tuổi Trẻ (4) viết “Trung tâm tiệc cưới White Palace bị tạm ngưng hoạt động”. Bài báo của Tuổi Trẻ về chuyện “ngưng hoạt động” của White Palace là bài báo cuối cùng trước khi vụ việc được ngưng vĩnh viễn. Báo chí không còn được nói về vụ xây trái phép của White Palace. Nhà hàng này đến nay đã trở thành địa điểm quen thuộc và nổi tiếng chuyên tổ chức tiệc cưới và các sự kiện sang trọng đình đám của giới giải trí lẫn doanh nghiệp. Chẳng tờ báo nào “bàn” vụ này nữa. Đất của Quân khu 7. Bộ Quốc phòng quản lý. Ở đó không chỉ có cọp để mà hó hé vuốt râu. Ở đó còn có “thần thánh”. Ủy ban nhân dân TP.HCM là “cái đinh” gì. Bản thân Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng nhung nhúc “thần” với “thánh”, đặc biệt “ông thần” Lê Thanh Hải.
Ở đất nước này, sự tồn tại của “thần thánh” và những màn “phù phép” của “thần thánh” đang ngày càng được mặc nhiên xem như là chuyện “bình thường”. Tất cả đều diễn ra công khai, hệt như màn “biểu diễn” ngoạn mục “lật” đổi bảng số xe giữa ban ngày ban mặt của Trương Tuyết Nhung, vợ của cựu Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa. Đất nước đã không biến thành “xứ sở thần tiên” bởi những màn “phù phép”. Thần dân của xứ sở này đang lãnh hậu quả những trò gian lận từ bọn phù thủy được quyền “phù phép” và “hô biến” mọi thứ, đặc biệt khả năng biến đất nước thành một chốn nghịch ngược với cái gọi là “thiên đường”.
mạnh kim
(5) https://tuoitre.vn/trung-tam-tiec-cuoi-white-palace-bi-tam-ngung-hoat-dong-233350.htm

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/bang-so-xe-mercedes-bang-xanh-bang-trang/5212293.html

Biển số xe tắc kè hoa


< A >

Nhìn xem cái biển số xe
Đổi màu như thể tắc kè leo cây
Úm ba la chỉ vài giây
Thằng nào dám thổi xe bà biển xanh

Bà mà nổi giận tam bành
Báo mạng cũng phải gỡ bài xuống ngay
Xe bà vàng thỏi ngàn cây
Chúng bay hít khói ngất ngây bất bình!

Chồng bà quan lớn Ba Đình
Rứa mà chúng dám phê bình thối tha
Muốn gì cứ gọi phôn bà
Chứ Tô Huy Rứa đã già về hưu!?

19/12/2019