CÔNG NHẬN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT
NAM Ở BIỂN ĐÔNG,ÔNG TRUMP ĐANG MUỐN GÌ ?
Sau khi kêu gọi thế giới chống
lại CNXH tại cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc của ông Trump vào ngày
27/09 vưa qua. Tiếp đó ngày 04/10 ông Pence phó TT Mỹ có bài phát biểu
luận tội TC và một lần nữa khẳng định mối họa TC và kêu gọi phải dẹp bỏ
mối họa này. Đến ngày 10/10 Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật Ủy
Quyền Quốc Phòng Năm 2019 viết tắt là NDAA với 3 nội dung chính nhằm vào
TC và đạo luật này sẽ có hiệu lực từ 01/01/2019. Và gần đây nhất là vào
ngày 12/10 trong một cuộc trả lời phỏng vấn ông John Bolton cố vấn an
ninh của TT Trump đã nói “Biển Đông không phải là một tỉnh của TC”,” Mỹ
sẽ khai thác dầu ở BĐ cho dù có hợp tác với TC hay không” và “Mỹ sẽ bắn
bỏ tàu TC nếu bị khiêu khích”… Cho đến hôm qua ngày 16/10 ông Jim Mattis
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ đang có chuyến thăm Việt Nam từ 16-18/10.cùng
lúc thì trên trang mạng Bộ Quốc Phòng Mỹ có đăng tải thông cáo nội dung
cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Xuân Lịch và ông Mattis hồi tháng 8/8 với điểm
nhấn là ” Mỹ công nhận chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”.đây là tiền
lệ từ trước tới nay vì theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia
uy tín về Biển Đông sau khi xem xét nhiều khía cạnh bản thông cáo cũng
nhận định thêm đây có thể là một bước ngoặt mới mở ra cho Việt Nam khi
chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông được Mỹ công nhận một
cách chính thức. “Đây có thể là một bước tiến mới khi Mỹ nhấn mạnh chủ
quyền quốc gia. Từ trước đến nay, chưa bao giờ Mỹ tuyên bố rằng Mỹ sẽ
đụng vào chủ quyền quốc gia của một nước nào cụ thể hay chủ quyền cụ thể
nào ở Biển Đông cả, nhưng lần này Mỹ đã công bố điều này một cách chính
thức toàn phương diện.” “Mỹ xác nhận rằng chủ quyền của từng quốc gia
trong từng khu vực một đối với họ là quan trọng và họ tôn trọng điều đó,
đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông. Vì thế nếu
thời điểm hiện tại chúng ta kết luận Việt Nam thân cô thế cô, hoặc là
phải bỏ những dự án khai thác dầu khí trên biển….đều là những tầm nhìn
ngắn hạn. Vấn đề dài hạn hơn là Việt Nam có những thay đổi tích cực để
bảo vệ cho quyền lợi đất nước và cho cả thế giới phải ngả mũ công nhận
điều đó.” Song song với những diễn biến trên là việc leo thang cuộc
chiến thương mại với Trung Cộng và cô lập TC với thế giới bằng những
hiệp định kinh tế song phương giữa Mỹ với Đồng Minh. Nâng tầm ngoại giao
với Đài Loan. Cô lập Bắc Hàn. Trừng phạt Iran,Venezuela… Thì ông Trump
đang muốn gì ở Biển Đông và muốn gì ở Việt Cộng? Để trả lời câu hỏi này
có lẽ cũng không phải là khó. nhưng trước khi tìm câu trả lời thì chúng
ta xét qua một ví dụ mà những ai đang sống ở Mỹ và Tây Âu đều rõ đó là
việc chủ nhà muốn tống cổ kẻ nhập cư bất hợp pháp khỏi nhà mình. Đầu
tiên thì cảnh sát đến hỏi kẻ nhập cư có phải là chủ nhà không? Nếu không
thì hỏi chủ nhà là ai,cho gặp chủ nhà. Sau đó hỏi chủ nhà có chính chủ
không và chứng minh chủ quyền của mình. Sau khi chứng minh xong,cảnh sát
hỏi chỉ nhà có muốn tống cổ tên nhập cư kia đi không? Chủ nhà đồng ý
thì cảnh sát sẽ tiến hành đuổi kẻ kia ra khỏi nhà ngay lập tức vì chủ
nhà không đồng ý cho ở lại.hoặc có thể gia hạn cho 1 ngày,5 ngày,1
tháng…thì phải ra đi. Sau thời gian ra hạn này nếu kẻ bất hợp pháp kia
chưa đi thì cảnh sát có quyền đem lực lượng tới tống cổ tên kia ra khỏi
nhà. cái kết là kẻ nhập cư bất hợp pháp phải cuốn gói biến đi. Giờ quay
lại vấn đề Biển Đông qua ví dụ trên để thấy ông Trump muốn gì vì Biển
Đông được coi như là Ngôi Nhà.Mỹ là cảnh sát.Việt Nam,Philippines…là chủ
nhà.còn Trung Cọng là kẻ nhập cư bất hợp pháp. Vậy Mỹ thực sự muốn gì
đây sau những tuyên bố của Trump,Pence,Bolton,Mattis và những hành động
của Chính quyền Trump thời gian qua? Quay lại tháng 11 năm 2017 khi TT
Trump gặp Cố CTN Trần Đại Quang của Việt Nam ở Đà Nẵng nhân dịp APEC.ông
Trump có gợi ý đại loại là ông ấy là người rất công tâm và ông ấy sẵn
sàng đứng ra phân định hay trọng tài ở BĐ. Vậy nên qua đây cho thấy cái
ông Trump muốn khi công nhận Chủ Quyền của Việt Nam ở Biển Đông là để
cho dân Việt Nam nói riêng cũng như toàn thế giới thấy Việt Nam mới là
chủ thật sự ở Biển Đông và muốn Việt Cộng phải khẳng định chủ quyền cùng
Philippines để tống cổ TC ra khỏi Biển Đông. Nhưng có một chi tiết khác
ở Biển Đông với ví dụ ở trên là dù VC có không muốn tống cổ TC ra khỏi
Nhà của mình thì cũng không được vì Biển Đông ở đây có nhiều chủ như
Phi,Inđo,Đài Loan (nếu Đài loan độc lập)…nhưng không có Trung cộng.do đó
nếu chiếu theo luật pháp quốc tế nhiư phán quyết của tòa PCA thì VC có
muốn bao che cho thằng anh cũng không được.và cuối cùng TC phải bị trục
xuất khỏi Biển Đông. Do đó Mỹ mới đứng sau chống lưng cho VN-Phi đàm
phán song phương về việc phân định ranh giới trên biển bất chấp TC phản
đối vì bị đá ra ngoài. Tc thì sao? Như chúng ta thấy thời gian qua Mỹ và
Đồng Minh liên tục ra vào ở BĐ,liên tục leo thang căng thẳng nhưng TC
vẫn im re,đồng nghĩa với việc TC đang đuối lý về cái lưỡi bò và 7 cái
đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa. Chiếu theo thông lệ quốc tế thì nếu
Biển Đông thuộc chủ quyền của TC thì khi tàu nước ngoài ra vào phải xin
phép TC và TC có quyền ngăn chặn,xua đuổi thậm chí là bắn hạ tàu thuyền
nếu không đáp ứng yêu cầu của phía TC vì là chủ nhà. Nhưng vì sao tàu Mỹ
vẫn vào,tàu Anh,Úc,Ấn…vẫn vào và khi TC có hành động ngăn chặn thì ngay
lập tức Mỹ lên tiếng và đe dọa bắn tàu TC mà TC không có phản ứng gì?
Qua đây cho thấy TC chính là kẻ nhập cư bất hợp pháp nên nó đành phải
chấp nhận im lặng thôi. Còn VC thì sao? Vc với tình hình kinh tế đang
bết bát như hiện nay nên đành phải chấp nhận đi đêm là bán non dầu khí
cho TC để vay CNY tránh khủng hoảng kinh tế và chóp bu có cơ hội vơ vét
cú chót để tháo chạy khi VC sụp đổ. Người tính không bằng trời tính,vì
bây giờ ông Trump muốn tống cổ TC khỏi BĐ bằng mọi giá và ông ấy đủ khả
năng để làm vậy nên VC đành lòng chấp nhận đàm phán với Philippines mà
lòng đau như cắt vì sẽ bị TC gây sức ép thêm lên kinh tế,không cho vay
CNY…nhưng không thể nào làm khác được. Cuối cùng thì VC cũng sẽ sụp đổ
bởi tay họ Tập dù cho ông Trump có làm ngơ cho VC về thâm hụt thương mại
đi chăng nữa. Có điều này có lẽ nhiều người thắc mắc là tại sao bây giờ
Mỹ mới công nhận Chủ Quyền của VN ở BĐ kể từ sau khi Việt Nam Cộng Hòa
thất thủ từ 1974 Tại sao Mỹ không công nhận trước khi có phán quyết của
PCA hay sau khi phán quyết luôn mà mãi tới bây giờ? Đơn giản là khi Mỹ
công nhận chủ quyền của VN hay Phi…ở BĐ thì nếu có tranh chấp Mỹ phải
đứng ra giải quyết và có thể sẽ phải dùng tới Quân Sự. Nhưng do Mỹ lúc
đó muốn tránh va vấp với TC do Mỹ được lãnh đạo bởi Obama và Đảng Dân
Chủ có tiếng là yêu Hòa Bình nếu như không muốn nói là sợ TC hay còn lý
do nào khác thì chưa rõ. Còn bây giờ Nước Mỹ đang dưới Trào của TT Trump
và ông Trump muốn xóa bỏ CNCS nên ông sẽ không ngần ngại đánh TC ở BĐ.
Do đó ông đã nâng tầm Đài Loan cũng như công nhận chủ quyền của VN ở
BĐ…và VN có muốn TC cút khỏi Biển Đông hay không đây? Nên bây giờ 7 cái
đảo của TC ở Trường Sa coi như đã trở thành bãi đất hoang vì TC đã không
dám tiến hành thêm việc bồi đắp hay quân sự thời gian qua.nếu vi phạm
ông Trump sẽ thổi bay ngay lập tức. Còn Hoàng Sa có lấy lại được hay
không thì VC phải chứng minh được chủ quyền ở đây vì TC nó chiếm đóng từ
những năm 1974 khi đó thuộc chủ quyền của VNCH.vì vậy VN muốn lấy lại
hoàn toàn TS-HS thì duy nhất là xóa bỏ VC hoặc VC phải kiện TC ra tòa án
Quốc tế.cũng không cần khôi phục VNCH mà chỉ cần VN có Chính Phủ mới
lãnh đạo đưa VN theo con đường dân chủ thì mọi chuyện sẽ êm xuôi.không
còn phân biệt Bắc-Nam.không còn phân biệt Cờ Vàng-Cờ Đỏ gì nữa. Cơ hội
cho dân tộc Việt Nam là đây chứ đâu xa. Fb Anh Ngoc Anne Nguyen
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=195427084669038&set=a.123258138552600&type=3
Liên quan:
Nguồn:https://vnch3.wordpress.com/2018/03/12/ht-thich-thong-lai-muon-nho-hoa-ky-lat-do-csvn-thi-phai-co-nhieu-tien-nhu-nguoi-do-thai/
-PHỤC HỒI: DANH DỰ- TỔ QUỐC- TRÁCH NHIỆM QL.VNCH
- NGƯỜI THUA TRẬN & KẺ THẮNG CUỘC...!!! {Chiến dịch Linebacker II}
Xem tiếp:
Liên quan:
Nguồn:https://vnch3.wordpress.com/2018/03/12/ht-thich-thong-lai-muon-nho-hoa-ky-lat-do-csvn-thi-phai-co-nhieu-tien-nhu-nguoi-do-thai/
Chiến lược President Donald Trump, Trang sử Viet-Nam được lật qua
https://youtu.be/YkI4omN4Q70
Đồng minh bị bỏ quên: Người lính miền nam Việt Nam
https://youtu.be/t6tEFt_xhV8
Con bài chiến lược của Donald Trump khi đưa Hậu Duệ VNCH Lương Xuân Việt tới Biển Đông
https://youtu.be/wnkab5eY1rw
Chủ quyền Hoàng Sa: cần nhìn nhậnvai trò của VNCH
Vai trò của Việt Nam Cộng Hòa
Thực tế cho thấy các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 của báo chí trong nước hiện nay vẫn chưa đề cập đến vai trò của chính phủ và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, như lời của nhà báo Võ Văn Tạo:
Nếu tìm hiểu kỹ về trận đánh chớp nhoáng ngày 19/1/1974 thì thấy rằng ý chí của Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy lên rất cao để bảo vệ lãnh thổ; nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch cho nên việc giữ được Hoàng Sa là bất khả thi, thất bại. Cuối cùng dẫn đến mất cả quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc là rất đáng tiếc. Lẽ ra cũng phải nói đúng vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng như chính phủ VNCH trong nỗ lực giữ gìn giang sơn của cha ông để lại. Tôi cho rằng hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam hiện nay làm chưa tốt vấn đề này.
Đồng quan điểm với nhà báo Võ Văn Tạo, Tiến sĩ Trần Công Trục chia sẻ quan điểm:
Tôi nghĩ tất cả những động thái đấu tranh trên phương diện ngoại giao, đấu tranh trên phương diện quân sự, và những người lính Việt Nam Cộng Hòa ra đó để chiến đấu bảo vệ đất nước dù tương quan lực lượng và những khó khăn như chúng ta đã biết đều có ý nghĩa về mặt pháp lý. Và giá trị về mặt pháp lý nghĩa là họ đã đại diện cho nhà nước Việt Nam trong việc quản lý chủ quyền thiêng liêng của nước Việt Nam nói chung đối với mảnh đất Trường Sa và Hoàng Sa.
Nói với RFA, nhà báo Võ Văn Tạo bày tỏ sự nuối tiếc và cho rằng tính “kiêu ngạo cộng sản” đến tận giờ vẫn còn ẩn vào trong đầu của nhiều người trong hệ thống tuyên truyền Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoang-sa-sovereignty-need-to-recognize-the-role-of-republic-of-vietnam-01182019141246.html
Vai trò của Việt Nam Cộng Hòa
Thực tế cho thấy các bài viết về sự kiện Hoàng Sa 1974 của báo chí trong nước hiện nay vẫn chưa đề cập đến vai trò của chính phủ và các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, như lời của nhà báo Võ Văn Tạo:
Nếu tìm hiểu kỹ về trận đánh chớp nhoáng ngày 19/1/1974 thì thấy rằng ý chí của Việt Nam Cộng Hòa cũng đẩy lên rất cao để bảo vệ lãnh thổ; nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch cho nên việc giữ được Hoàng Sa là bất khả thi, thất bại. Cuối cùng dẫn đến mất cả quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc là rất đáng tiếc. Lẽ ra cũng phải nói đúng vai trò của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cũng như chính phủ VNCH trong nỗ lực giữ gìn giang sơn của cha ông để lại. Tôi cho rằng hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam hiện nay làm chưa tốt vấn đề này.
Đồng quan điểm với nhà báo Võ Văn Tạo, Tiến sĩ Trần Công Trục chia sẻ quan điểm:
Tôi nghĩ tất cả những động thái đấu tranh trên phương diện ngoại giao, đấu tranh trên phương diện quân sự, và những người lính Việt Nam Cộng Hòa ra đó để chiến đấu bảo vệ đất nước dù tương quan lực lượng và những khó khăn như chúng ta đã biết đều có ý nghĩa về mặt pháp lý. Và giá trị về mặt pháp lý nghĩa là họ đã đại diện cho nhà nước Việt Nam trong việc quản lý chủ quyền thiêng liêng của nước Việt Nam nói chung đối với mảnh đất Trường Sa và Hoàng Sa.
Nói với RFA, nhà báo Võ Văn Tạo bày tỏ sự nuối tiếc và cho rằng tính “kiêu ngạo cộng sản” đến tận giờ vẫn còn ẩn vào trong đầu của nhiều người trong hệ thống tuyên truyền Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hoang-sa-sovereignty-need-to-recognize-the-role-of-republic-of-vietnam-01182019141246.html
Chủ quyền Hoàng Sa: cần nhìn nhận vai trò của VNCH
Hoàng Sa nay thành điểm du lịch của dân Trung Qu...
Hoàng Sa nay thành điểm du lịch của dân Trung Qu...
https://youtu.be/2Wh4MTXGOJE
Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào
" Mỹ cộng & Việt cộng bắt tay- Hai thằng đối tác VN ăn mày ". VNCH có thua, cũng vì lẽ đó>>>!!
" Mỹ cộng & Việt cộng bắt tay- Hai thằng đối tác VN ăn mày ". VNCH có thua, cũng vì lẽ đó>>>!!
Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào
- VOA
Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ đã đưa
ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 35 năm nay, nhưng cho tới giờ nó vẫn
còn làm hao tốn biết bao giấy mực của giới cầm bút, những nhà văn, nhà
nghiên cứu, cũng như các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài
nước. Sách vở tại Việt Nam miêu tả kết quả cuộc chiến rằng quân đội Mỹ
đã bị quân Bắc Việt đánh bại hoàn toàn. Trong khi đó, một số sách báo
bên ngoài lại viết rằng do tình hình thời cuộc, Mỹ đã quyết định triệt
thoái ra khỏi chiến trường Việt Nam vào tháng 4 năm 1975.
Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ hơn một tháng trước thời khắc kỷ niệm đúng 35 năm ngày kết thúc cuộc chiến đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm có nhan đề “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch ngắn gọn là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”.
Tiến sĩ Canfield là một ký giả và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. Ông đã mất 22 năm nghiên cứu kể từ năm 1988 để hoàn thành tác phẩm này. Tác giả cho biết ba chương sách dày tổng cộng 1600 trang được ông đúc kết từ rất nhiều tư liệu sách báo-lịch sử, các cuộc phỏng vấn, hồi ký, các tài liệu của CIA, FBI, cũng như của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Điều thú vị đầu tiên đập vào mắt người đọc có lẽ xuất phát từ tựa đề quyển sách, với từ “Ameri-cong”. Trước nay, người ta thường nhắc nhiều tới các từ như Việt cộng hay Trung cộng, nhưng dường như ít ai dùng, hoặc nghe tới hai từ “Mỹ-cộng”. Và đó cũng là điểm nhấn chính của tác phẩm này. Tác giả Canfield giải thích:
“Ameri-cong là vì một số những người hoạt động phản chiến và kêu gọi hòa bình họ tự xưng như thế. 'Mỹ-cộng'” có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt cộng, với công cuộc đấu tranh của cộng sản. 'Mỹ-cộng' và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung.”
Theo tiến sĩ Canfield, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến chính trị, chứ không phải là một cuộc chiến quân sự, và sở dĩ Mỹ can dự là vì đây là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, mà Trung Quốc và Liên Xô lúc bấy giờ cũng can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại:
“Vào thời điểm cuối của cuộc chiến, phong trào phản chiến đã thuyết phục được Quốc hội ngưng viện trợ cho miền Nam. Đó là thực tế, nhưng trước đó, chúng tôi đã đánh bại Việt cộng nhiều lần trong các cuộc tấn công lớn của họ hồi những năm 1968 và 1972. Không đúng khi nói rằng Hoa Kỳ thua trận trên chiến trường mà phải nói là thua tại sân nhà, tại các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York và Washington lúc bấy giờ. Đó là thông điệp chính của tôi.”
Và thông điệp ấy đã được tiến sĩ Canfield trình bày cặn kẽ trong cuốn sách vừa phát hành. Ông nói tiếp:
“Nội dung của quyển sách là tìm hiểu cách thức mà cộng sản Việt Nam đã thắng lợi trong cuộc chiến nhờ vào việc sử dụng các phong trào phản chiến và các phong trào kêu gọi hòa bình tại Mỹ. Đây là một cuộc chiến chính trị hơn là một cuộc chiến quân sự. Người cộng sản lúc bấy giờ hiểu rõ điều đó trong khi người dân Mỹ thì không. Thông điệp chính mà tôi muốn gửi gắm qua tác phẩm này là hầu hết những gì người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi vì phần lớn những gì được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Khác biệt giữa quyển sách này với hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam là ở chỗ chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu chi tiết các cuộc tiếp xúc và thăm viếng qua lại giữa chính quyền Hà Nội với phe phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ.
Chiến tranh là điều không nên vì chiến tranh thật khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, nó là một cuộc chiến nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một chiến trường quan trọng trong chiến tranh lạnh. Các chiến sĩ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam không đánh bại được lính cộng sản miền Bắc vì quân đội Mỹ đã phản bội họ. Theo tôi, phản bội đồng minh của mình là điều đáng xấu hổ.”
Anh Dũng Nguyễn, một độc giả trẻ tại miền Tây Hoa Kỳ đã tham gia buổi ra mắt sách hôm 3/3 vừa qua ở Viện Bảo tàng Quân sự của bang California đặt tại Sacramento, cho biết cảm tưởng sau khi đọc qua quyển sách của tiến sĩ Canfield:
“Đầu tiên mình thấy rất tội cho người Việt Nam của mình khi thấy tương lai của dân tộc bị ảnh hưởng bởi phong trào phản chiến. Từ đó dẫn tới phong trào thuyền nhân, với biết bao nhiêu người đã chết trên biển. Càng đọc càng thấy đau đớn nhiều hơn. Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, và Liên Xô dùng những chiến lược và chiến thuật về tuyên truyền. Họ đã dùng các phong trào phản chiến làm ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.”
Một câu hỏi được đặt ra có nên không khi lên án phong trào phản chiến vì nếu không có nó e rằng cuộc chiến Việt Nam sẽ còn kéo dài hơn nữa. Vì vậy có người cho rằng nhờ nó mà chiến tranh sớm kết thúc, giảm bớt đau thương mất mát?
Độc giả trẻ tên Dũng lập luận:
“Chiến tranh càng dài càng hại cho dân tộc Việt Nam, nhưng nếu chỉ vì nước Mỹ họ vì quyền lợi của họ mà làm ảnh hưởng đến sinh tồn của một quốc gia Việt Nam thì điều đó thật là không công bằng.”
Một bạn đọc khác tên Ngọc Giao từ miền Đông Bắc nước Mỹ nói về quyển sách của tiến sĩ Canfield sau khi đã xem trọn tác phẩm này:
“Ngọc Giao cũng tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, thấy rằng có nhiều chi tiết trong tác phẩm này hoàn toàn trái ngược với các sách giáo khoa. Tác giả dẫn chứng rất rõ ràng những nỗ lực của các nhân vật như Tom Hayden hay Jane Fonda có những hội hỗ trợ tiếp tay cộng sản Việt Nam làm các chương trình phản chiến. Cho nên các chương trình phản chiến có sự hỗ trợ và tài trợ rất mạnh mẽ. Một câu kết của ông rất rõ ràng, nói rằng dù cho phong trào phản chiến có làm gì đi nữa thì trách nhiệm chính vẫn là tại Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã có quyết định sai lầm nhưng trong đó có ảnh hưởng của phong trào phản chiến tạo dư luận quần chúng.
Tác giả là một người Mỹ, ông ta đã nói lên sự phẫn uất của người Mỹ trước sự sai lạc của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng ông ta quên không nhắc tới vai trò của chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông có nhắc tới một phần thôi, nhưng tôi nghĩ vai trò của chính quyền miền Nam Việt Nam cần phải được đặt mạnh hơn nữa và rõ ràng hơn nữa.”
Một chuyên gia giảng dạy lớp nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm và cũng từng có bài viết nói về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này phản đối quan điểm của tiến sĩ Canfield. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quân sự cao cấp thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia, không đồng ý với lập luận của tiến sĩ Canfield cho rằng phong trào phản chiến ở Mỹ đã cấu kết với phe cộng sản để lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Giáo sư Thayer phát biểu:
“Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến cách mạng kéo dài. Và hiểu theo cách cộng sản đó là cuộc chiến kết hợp giữa quân sự và chính trị. Đó là cuộc đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ thua tại mặt trận ở nhà. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này nhưng không có kết quả nào ủng hộ ý kiến cho rằng phong trào phản chiến tại Mỹ đã thành công trong việc dẫn tới việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam.
Tôi cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ thua trận. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ đương đầu là một cuộc chiến cách mạng kéo dài và vì thế nói thắng hay thua là không hợp lý vì theo thời gian, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi. Mỹ đã không thành công duy trì độc lập cho phe cộng hòa ở Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường là 1 quốc gia xâm lược một nước khác, mà đây là một cuộc chiến cách mạng, một cuộc chiến cách tân Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.”
Trà Mi vừa gửi đến quý vị một số ý kiến của tác giả, độc giả, và giới chuyên gia nghiên cứu về quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield nhan đề: “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”. Đây là một cuốn sách điện tử, nghĩa là tác phẩm được phát hành dưới dạng đĩa CD để độc giả có thể đọc qua màn hình máy tính. Muốn tìm đọc tham khảo, quý vị và các bạn có thể email cho tác giả Canfield về địa chỉ rogercan@pacbell.net. Sau khi đọc qua tác phẩm này, các bạn có suy nghĩ như thế nào, hoặc quan điểm của các bạn về cuộc chiến Việt Nam có gì thay đổi, xin hãy chia sẻ với Trà Mi tại địa chỉ email vietnamese@voatiengviet.com, hoặc điền vào mục ý kiến trên trang web của đài VOA www.voatiengviet.com, các bạn nhé.
Đến đây Trà Mi xin chào tạm biệt quý vị. Mời quý vị và các bạn trở lại cùng Tạp chí Thanh Niên của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ ba tuần sau
Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ hơn một tháng trước thời khắc kỷ niệm đúng 35 năm ngày kết thúc cuộc chiến đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm có nhan đề “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch ngắn gọn là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”.
Tiến sĩ Canfield là một ký giả và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. Ông đã mất 22 năm nghiên cứu kể từ năm 1988 để hoàn thành tác phẩm này. Tác giả cho biết ba chương sách dày tổng cộng 1600 trang được ông đúc kết từ rất nhiều tư liệu sách báo-lịch sử, các cuộc phỏng vấn, hồi ký, các tài liệu của CIA, FBI, cũng như của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Điều thú vị đầu tiên đập vào mắt người đọc có lẽ xuất phát từ tựa đề quyển sách, với từ “Ameri-cong”. Trước nay, người ta thường nhắc nhiều tới các từ như Việt cộng hay Trung cộng, nhưng dường như ít ai dùng, hoặc nghe tới hai từ “Mỹ-cộng”. Và đó cũng là điểm nhấn chính của tác phẩm này. Tác giả Canfield giải thích:
“Ameri-cong là vì một số những người hoạt động phản chiến và kêu gọi hòa bình họ tự xưng như thế. 'Mỹ-cộng'” có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt cộng, với công cuộc đấu tranh của cộng sản. 'Mỹ-cộng' và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung.”
Theo tiến sĩ Canfield, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến chính trị, chứ không phải là một cuộc chiến quân sự, và sở dĩ Mỹ can dự là vì đây là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, mà Trung Quốc và Liên Xô lúc bấy giờ cũng can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại:
“Vào thời điểm cuối của cuộc chiến, phong trào phản chiến đã thuyết phục được Quốc hội ngưng viện trợ cho miền Nam. Đó là thực tế, nhưng trước đó, chúng tôi đã đánh bại Việt cộng nhiều lần trong các cuộc tấn công lớn của họ hồi những năm 1968 và 1972. Không đúng khi nói rằng Hoa Kỳ thua trận trên chiến trường mà phải nói là thua tại sân nhà, tại các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York và Washington lúc bấy giờ. Đó là thông điệp chính của tôi.”
Và thông điệp ấy đã được tiến sĩ Canfield trình bày cặn kẽ trong cuốn sách vừa phát hành. Ông nói tiếp:
“Nội dung của quyển sách là tìm hiểu cách thức mà cộng sản Việt Nam đã thắng lợi trong cuộc chiến nhờ vào việc sử dụng các phong trào phản chiến và các phong trào kêu gọi hòa bình tại Mỹ. Đây là một cuộc chiến chính trị hơn là một cuộc chiến quân sự. Người cộng sản lúc bấy giờ hiểu rõ điều đó trong khi người dân Mỹ thì không. Thông điệp chính mà tôi muốn gửi gắm qua tác phẩm này là hầu hết những gì người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi vì phần lớn những gì được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Khác biệt giữa quyển sách này với hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam là ở chỗ chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu chi tiết các cuộc tiếp xúc và thăm viếng qua lại giữa chính quyền Hà Nội với phe phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ.
Chiến tranh là điều không nên vì chiến tranh thật khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, nó là một cuộc chiến nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một chiến trường quan trọng trong chiến tranh lạnh. Các chiến sĩ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam không đánh bại được lính cộng sản miền Bắc vì quân đội Mỹ đã phản bội họ. Theo tôi, phản bội đồng minh của mình là điều đáng xấu hổ.”
Anh Dũng Nguyễn, một độc giả trẻ tại miền Tây Hoa Kỳ đã tham gia buổi ra mắt sách hôm 3/3 vừa qua ở Viện Bảo tàng Quân sự của bang California đặt tại Sacramento, cho biết cảm tưởng sau khi đọc qua quyển sách của tiến sĩ Canfield:
“Đầu tiên mình thấy rất tội cho người Việt Nam của mình khi thấy tương lai của dân tộc bị ảnh hưởng bởi phong trào phản chiến. Từ đó dẫn tới phong trào thuyền nhân, với biết bao nhiêu người đã chết trên biển. Càng đọc càng thấy đau đớn nhiều hơn. Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, và Liên Xô dùng những chiến lược và chiến thuật về tuyên truyền. Họ đã dùng các phong trào phản chiến làm ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.”
Một câu hỏi được đặt ra có nên không khi lên án phong trào phản chiến vì nếu không có nó e rằng cuộc chiến Việt Nam sẽ còn kéo dài hơn nữa. Vì vậy có người cho rằng nhờ nó mà chiến tranh sớm kết thúc, giảm bớt đau thương mất mát?
Độc giả trẻ tên Dũng lập luận:
“Chiến tranh càng dài càng hại cho dân tộc Việt Nam, nhưng nếu chỉ vì nước Mỹ họ vì quyền lợi của họ mà làm ảnh hưởng đến sinh tồn của một quốc gia Việt Nam thì điều đó thật là không công bằng.”
Một bạn đọc khác tên Ngọc Giao từ miền Đông Bắc nước Mỹ nói về quyển sách của tiến sĩ Canfield sau khi đã xem trọn tác phẩm này:
“Ngọc Giao cũng tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, thấy rằng có nhiều chi tiết trong tác phẩm này hoàn toàn trái ngược với các sách giáo khoa. Tác giả dẫn chứng rất rõ ràng những nỗ lực của các nhân vật như Tom Hayden hay Jane Fonda có những hội hỗ trợ tiếp tay cộng sản Việt Nam làm các chương trình phản chiến. Cho nên các chương trình phản chiến có sự hỗ trợ và tài trợ rất mạnh mẽ. Một câu kết của ông rất rõ ràng, nói rằng dù cho phong trào phản chiến có làm gì đi nữa thì trách nhiệm chính vẫn là tại Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã có quyết định sai lầm nhưng trong đó có ảnh hưởng của phong trào phản chiến tạo dư luận quần chúng.
Tác giả là một người Mỹ, ông ta đã nói lên sự phẫn uất của người Mỹ trước sự sai lạc của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng ông ta quên không nhắc tới vai trò của chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông có nhắc tới một phần thôi, nhưng tôi nghĩ vai trò của chính quyền miền Nam Việt Nam cần phải được đặt mạnh hơn nữa và rõ ràng hơn nữa.”
Một chuyên gia giảng dạy lớp nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm và cũng từng có bài viết nói về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này phản đối quan điểm của tiến sĩ Canfield. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quân sự cao cấp thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia, không đồng ý với lập luận của tiến sĩ Canfield cho rằng phong trào phản chiến ở Mỹ đã cấu kết với phe cộng sản để lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Giáo sư Thayer phát biểu:
“Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến cách mạng kéo dài. Và hiểu theo cách cộng sản đó là cuộc chiến kết hợp giữa quân sự và chính trị. Đó là cuộc đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ thua tại mặt trận ở nhà. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này nhưng không có kết quả nào ủng hộ ý kiến cho rằng phong trào phản chiến tại Mỹ đã thành công trong việc dẫn tới việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam.
Tôi cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ thua trận. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ đương đầu là một cuộc chiến cách mạng kéo dài và vì thế nói thắng hay thua là không hợp lý vì theo thời gian, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi. Mỹ đã không thành công duy trì độc lập cho phe cộng hòa ở Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường là 1 quốc gia xâm lược một nước khác, mà đây là một cuộc chiến cách mạng, một cuộc chiến cách tân Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.”
Trà Mi vừa gửi đến quý vị một số ý kiến của tác giả, độc giả, và giới chuyên gia nghiên cứu về quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield nhan đề: “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”. Đây là một cuốn sách điện tử, nghĩa là tác phẩm được phát hành dưới dạng đĩa CD để độc giả có thể đọc qua màn hình máy tính. Muốn tìm đọc tham khảo, quý vị và các bạn có thể email cho tác giả Canfield về địa chỉ rogercan@pacbell.net. Sau khi đọc qua tác phẩm này, các bạn có suy nghĩ như thế nào, hoặc quan điểm của các bạn về cuộc chiến Việt Nam có gì thay đổi, xin hãy chia sẻ với Trà Mi tại địa chỉ email vietnamese@voatiengviet.com, hoặc điền vào mục ý kiến trên trang web của đài VOA www.voatiengviet.com, các bạn nhé.
Đến đây Trà Mi xin chào tạm biệt quý vị. Mời quý vị và các bạn trở lại cùng Tạp chí Thanh Niên của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ ba tuần sau