Vài bí mật chưa được tiết lộ
Vài bí mật chưa được tiết lộ về Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam
Hứa Hoành
Đồng bào miền Nam VN, ai cũng biết rằng Cộng Sản chiếm được miền Nam nhờ bịp bợm và khủng bố, "mặt trận giải
phóng miền Nam" không đại diện cho ai cả, chỉ là công cụ do CS dựng lên
để lừa bịp dư luận trong và ngoài nước, lừa bịp ngay các thành viên
của mặt trận này.
Từ "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam"
qua "Liên Minh Dân Chủ", rồi đến "Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam
VN" đều là những màn trình diễn bịp. Thành viên của 3 tổ chức trá hình
đó
đều là những tên múa rối, bị điều khiển bởi những tên cán bộ Cộng Sản núp trong hậu trường. Các tổ chức trá hình trên là
những vở tuồng được soạn sẵn, các đào kép bị phỉnh gạt đưa vào, phải đóng trọn vai của mình, nếu không sẽ bị thủ tiêu.
Tuy là thành viên của
mặt trận, họ luôn luôn bị kìm kẹp (Việt Cộng gọi là bảo vệ), theo dõi,
kiểm soát chặt chẽ. Hàng ngày chúng nhồi nhét chính trị. Chúng tôi xin
tường thuật quá trình
lừa bịp của Cộng Sản qua các tổ chức bịp bợm ấy ở miền Nam do kỹ sư Hồ
Văn Bửu, từng là ủy viên của chính phủ lâm thời (ngang hàng Bộ trưởng),
hồi chánh năm 1970 kể lạị Tập hồi ký
này không xuất bản, chỉ dành cho các bạn thân của ông. Tôi may mắn được
đọc bản chính tập hồi ký đó, và được phép khai thác để cống hiến độc
giả. Hiện ông kỹ sư Bửu vẫn còn trong
trại tỵ nạn Thái Lan. Chúng tôi xin trân trọng biết ơn ông Hồ Văn Bửu
đã kể lại những âm mưu, những thủ đoạn lừa bịp trong hậu trường bọn
Cộng Sản ở miền Nam để độc giả thấy được sự gian trá của chúng.
Ông Hồ Văn Bửu sinh năm 1932 tại
Biên Hòạ Thân phụ là ông Hồ Văn Tam, nhà giáo, sau khi hồi hưu làm chủ
tịch hội đồng chủ tịch tỉnh Biên Hòa 1962-1963. Năm 1948, ông Bửu qua
Pháp du học cùng chuyến tàu với Đỗ Cao Trí, lúc dó qua Pháp học về nhảy
dù. Ông vừa là bà con vừa là bạn học với cố Đại tướng Đỗ Cao Trí. Qua
Pháp, ông Bửu theo học trường Bernard
Palassy ở Monpellier, sau dó lên Paris tiếp tục học và đổ kỹ sư Canh nông năm 1958. Năm sau ông về miền Nam được chính
phủ VNCH bổ nhiệm làm phụ tá cho tiến sĩ Thái Công Tụng đang làm trưởng bang Thổ nhưỡng Trường kỹ thuật nông nghiệp.
Kể từ năm 1964, ông thôi làm công
chức ở Bộ canh nông, qua làm chuyên viên khảo cứu cao su cho các đồn
điền cao su Pháp ở miền Đông Nam phần. Trong những năm còn là sinh
viên ở Pháp, ông Bửu đã có cảm tình với VC vì bị tổ chức Liên hiệp Việt
kiều của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tuyên truyền. Lúc đó ở Pháp, nhiều
trí thức mới tốt nghiệp như ông, còn ngây thơ
chính trị, chưa hiểu Cộng Sản là gì, đến khi có người tuyên truyền về
chủ nghĩa Cộng Sản, họ thấy tốt đẹp, nên theo, rồi bị mắc lừạ Cụ thể có
bác sĩ Trương Công Trung tức Hai Ngọ, kỹ sư Phạm Tám, kỹ sư Trần Văn
Thiện, nghe lời đường mật của
Cộng Sản hồi hương về Bắc. Nguyễn Khắc Viện vẽ ra trước mắt họ một
chương trình "về phục vụ đất nước sau chiến thắng Điện Biên Phủ" với cả
một tương lai rực rỡ. Về đến Hà Nội, các trí thức ấy được bổ nhiệm
dưới quyền những tay CS bần cố
nông, không biết chuyên môn. Hàng ngày, họ bị cán bộ nhồi sọ về chính tri, kiểm thảo thường xuyên. Vì thuộc thành phần
tiểu tư sản, giới trí thức hồi hương này không bao giờ được Đảng Cộng
Sản tin cậy, cũng không bao giờ cho giữ chức vụ chỉ huy nào cả.
Trường hợp ông Bửu có hơi khác. Khi làm chuyên viên cho Viện khảo cứu
cao su cho các đồn điền Pháp, ông có dịp tới lui nhiều lần các đồn điền
cao su nằm trong chỗ khuất vắng của các tỉnh miền Đông Nam phần, là
nơi có du kích, cán bộ Cộng
Sản núp lén hoạt động kể từ sau năm 1963. Thỉnh thoảng ông gặp họ, nói
chuyện, bị họ tuyên truyền rồi ngả theo cái gọi la "mặt trận giải phóng
miền Nam", công cụ của Cộng Sản Bắc Việt mà ông tưởng là tổ chức
củạ..người quốc gia yêu nước, có
khuynh hướng độc lập, chống lại sự can thiệp vào nội bộ nước nhà của
Mỹ. Khi đã lọt vào tay Cộng Sản rồi, thấy mình bị mắc lừa, ông Bửu chỉ
tìm cơ hội vượt thoát khỏi cái tổ chức bịp bợm
đó. Từ căn cứ của "chính phủ lâm thời" nằm sâu trên đất Miên, ông Bửu nhờ một người dẫn đường, tìm cách trốn qua Miên, bị
cầm tù một thời gian, rồi bị trục xuất qua Làọ Ở đây ông bị điều tra
mấy tháng rồi giải giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Cuộc vượt thoát khỏi nanh vuốt của bọn cộng sản phải mất sáu tháng. Sau năm 1975, ông bị bắt cầm tù cho đến cuối năm
1980 mới được thả. Về Saigon, ông sống không có hô khẩu suốt mười năm, tìm cách vượt biên nhiều lần nhưng thất bại.
Lần sau cùng, ông đến được trại tỵ nạn Thái Lan năm 1990.
Mới đây, nghe tin ông bị lọt sổ thanh lọc, chúng tôi thấy cách làm việc
của Ban thanh lọc người tỵ nạn ở Thái Lan rất khó hiểu. Ông Bửu là một
nhân viên cao cấp của Cộng Sản, chống
đối chế độ, trở về hồi chánh, rồi trốn thoát, bị tù đày, sau cùng vượt
biên nhiều lần mới tới được bến tự do, nhưng không được nhìn nhận tư
cách tỵ nạn chính trị. Ông có đủ giấy tờ chứng
minh, hình ảnh báo chí ngoại quốc chụp khi ông công du Ấn Độ tố cáo chế
độ cộng sản, thế mà vẫn bị đánh rớt. Không biết Ban thanh lọc đòi tiêu
chuẩn của người tỵ nạn như thế nào mới gọi là hội đủ điều kiện của
người tỵ nạn chính trị ?
Phong Trào Hòa Bình, mở màn cho cuộc đấu tranh chính trị của CS ở miền Nam:
Hiệp định Geneva 1954 có điều khoản
qui định rằng 2 năm sau, sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử để thống
nhất đất nước. Tại miền Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biết rằng
nếu tổ chức bầu cử, miền Bắc sẽ gian lận, và chiến thắng. Hơn nữa, viện
lẻ chính quyền quốc gia không ký tên vào Hiệp định Geneva, nên chính
phủ miền Nam tự coi mình không bị ràng
buộc bởi những điều kiện trong đó. Năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm
thông báo cho Chủ tịch Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến ở VN, lúc đó
là Đại sứ Ấn độ Christian Menon.
Ông này vốn thiên Cộng, đã tìm cách thuyết phục chính phủ VNCH nhiều
lần nhưng thất bạị Được tin đó, Hồ Chí Minh thất vọng ra mặt, nhưng hắn
đã có chuẩn bị trước, cài nhiều cán bộ
ở lại (từ 3000-5000 người) ngay khi ký Hiệp định Geneva. Bọn Cộng Sản
Bắc Việt phát động một hình thức đấu tranh chính trị mới : Đó là nguyên
nhân chào đời của cái gọi là "phong trào đòi hòa bình và dân tộc tự
quyết" ở miền Nam.
Để phát động phong trào này, trước
hết, bọn cán bộ cộng sản nằm vùng bắt đầu hoạt động bí mật. Họ móc nối
các trí thức ngây thơ, những người kháng chiến cũ đã bỏ họ về thành sau
1954. Cụ thể là Tạ Bá Tòng, cán bộ trí vận cộng sản tự là Năm
Thới, hoạt động bí mật để tạo sự bất ổn trong dân chúng. Để mở đầu, Tạ
Bá Tòng móc nối gia đình bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến, nguyên là Tổng ủy
trưởng Di cư năm 1954, có nhiệm
vụ chuyên chở người tỵ nạn từ Bắc vô Nam ! Gia đình ông Huyến có một
người con gái tên là Phạm Thị Thanh Vân, lại có cảm tình với cộng sản.
Bà ta kết hôn với ông Ngô Bá Thành nên lấy tên chồng để hoạt động trong
hàng ngũ trí thức. Qua
sự trung gian của gia đình bác sĩ Huyến, Tạ Bá Tòng tiếp xúc với nhiều
trí thức bất mãn khác ở miền Nam, nhưng cũng không ưa cộng sản. Tạ Bá
Tòng không bao giờ ra mặt. Từ
trong tối, hắn chỉ thị cho bác sĩ Huyến, bà Ngô Bá Thành đi móc nối các
vị lãnh đạo tôn giáo, các nhà báo, nhà giáo có uy tín để lập "liên
hiệp hành động" chống sự can thiệp của Mỹ.
Giai đoạn này, mục tiêu của cộng
sản là phát động một phong trào của dân chúng đòi "Hòa bình và Tự
quyết", có lúc báo chí miền Nam gọi là "Phong trào Hòa bình". Mục đích
sâu kín bên
trong là yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thi hành Hiệp định Geneva,
tổ chức Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, để "mọi người dân tự
quyết lấy số phận đất nước và thể chế tương lai của Việt Nam". Phong
trào này còn hô hào tẩy chay
người Mỹ can thiệp vào nội tình miền Nam Việt Nam. Cán bộ cộng sản chỉ
đạo phong trào không bao giờ ra mặt. Chúng núp lén để ra chỉ thị. Chúng
tìm một số gương mặt trí thức được quần chúng biết đến để lôi kéọ
Những người lãnh chỉ thị của
cộng sản mời các bạn bè, thân hữu, vốn chỉ có cảm tình với nhau thôi,
đến nhà hàng Thanh Thế để ăn cơm. Tới nơi, mới biết chúng tổ chức họp
báo và ra tuyên ngôn đòi hỏi, yêu sách
như đã nói trên. Phiên họp vừa mới bắt đầu thì cảnh sát áp vào bắt đủ
mặt (lời ông Bửu). Ông Bửu cũng có dự phiên họp này nhưng đã lanh chân
chạy thoát.
Hôm đó, "Buổi họp báo ngụy trang dưới hình thức buổi tiệc" có những người sau đây:
- Luật sư Nguyễn Long
- Bà Ngô Bá Thành
- Bác sĩ Phạm Văn Huyến
- Kinh lý Đào Văn Nhơn
- Hoạ sĩ Đặng Văn Ký
- Kỹ sư Hồ Gia Lý
- Ký giả Cao Minh Chiếm
- Giáo sư Đại học Văn khoa : Tôn Thất Dương Kỵ...
Sau đó họ bị chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa đưa ra tòa xét xử. Những người trong Ban Chấp hành bị 5 năm
tù, những người bị mời ăn tiệc, chỉ mới ký tên bị 6 tháng tù ở. Luật sư
Nguyễn Long trong Ban chấp hành bị 5 năm tù.
Ít lâu sau, chính phủ Ngô Đình
Diệm nhất định đưa 3 ông : Bác sĩ Phạm Văn Huyến, Giáo sư Tôn Thất
Dương Kỵ và nhà báo Cao Minh Chiếm được gọi là "3 ông hòa bình" trục
xuất ra Bắc qua ngã cầu Hiền Lương.
Khi hay tin "ba ông hòa bình" bị áp giải qua cầu Hiền Lương, Việt Cộng
đã tổ chức một cuộc mít-tinh để đón tiếp và tuyên truyền. Đây cũng là
một cuộc đấu tranh chính trị giữa hai miền
Nam Bắc. Khi "Các ông hòa bình" được cảnh sát miền Nam dẫn độ ra đến
sông Bến Hải, có khuyên các ông một lần chót nên xin ở lại để được
khoan hồng, nhưng các ông đã lở leo lên lưng cọp rồi, khó xuống được.
Cây cầu Hiền Lương lúc đó sơn hai
màu khác nhau: phân nửa phía bên cộng sản sơn màu đỏ, phân nửa bên Việt
Nam Cộng Hòa sơn màu xanh. Khi ba ông hòa bình vừa bước qua ranh giới
phân chia Nam Bắc, công an Việt Cộng chạy tới tiếp dón, giành các túi
xách của ba ông để
ba ông rảnh tay đến dự cuộc mít-tinh do cộng sản tập trung dân chúng ở
huyện Vĩnh Linh đến để tuyên truyền. Cuộc mít-tinh này gọi là dân chúng
tự động họp mít-tinh chào mừng
ba nhà trí thức yêu nước của miền Nam. Về sau, thân nhân của một trong
ba vị ấy (xin giấu tên) nói rằng khi trở lại lấy túi đồ, thì túi đồ đã
bị lục soát, bị mất đi mấy bộ đồ mới.
Sau đó, ba ông hòa
bình được dẫn đi thăm viếng các xí nghiệp, nông trường và hợp tác xã ở
miền Bắc để tuyên truyền cho chính sách đoàn kết chiến đấu của Việt
Cộng. Số phận của ba nhà trí thức miền Nam này ra sao?
Hết gia đoạn tuyên truyền rồi, cả
ba ông được đưa sang Cam-bốt để tiếp tục làm công tác đánh lừa dư luận
dân chúng hải ngoại với đường lối mới, đòi "trung lập hóa miền Nam theo
chủ trương của Tổng Thống De Gaulle là trung lập hóa toàn thể Đông
Dương". Trái lại, lúc này quốc trưởng Sihanouk không đồng ý sự có mặt
của ba ông hòa bình trên xứ Chùa Tháp, nên
ra lịnh cho cảnh sát mời ba ông đến yêu cầu rời khỏi lãnh thổ Cam-bốt
lúc nào thuận tiện nhất. Họ khuyên ba ông làm đơn lên quốc trưởng
Sihanouk, để xin đi bất cứ nơi nào cũng được.
Riêng một mình giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ làm đơn xin ra Bắc, được bố
trí làm Tổng thư ký Mặt Trận Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Đình
Thảo sau này. Đó là chức vụ hữu danh
vô thực, khiến ông chán nản, và bất mãn từ đó. Còn hai ông Phạm Văn
Huyến và Cao Minh Chiếm thì xin qua Pháp, không bị Việt Cộng lợi dụng
nữa.
"Phong trào hòa bình và Tự quyết"
của CS bị thất bại. Nó tạm lắng dịu một thời gian chờ cơ hội khác tái
sinh dưới một tổ chức khác để rù quến những con mồi ngây thơ khác, đó
là Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Đình Thảo.
Liên Minh Dân Chủ của luật sư Trịnh Đình Thảo:
Chế độ Ngô Đình Diệm miền Nam sụp
đổ là một nguy cơ cho đất nước. Thời kỳ sau cuộc đảo chánh 1/11/1963,
miền Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng, khủng
hoảng về đường lối chiến tranh (quốc sách Ấp Chiến Lược đang có hiệu
quả, nhưng vì mặc cảm với chế độ củ, nên bãi bỏ để lập Ấp Đời Mới, Ấp
Tân Sinh, đó chỉ là các hình thức vá víu tạm
bợ). Chế độ mới chỉ lo thỏa mãn tham vọng của mình và lo trả thù những
quân nhân, công chức có liên hệ với chế độ cũ, làm thiệt hại đến tiềm
năng chiến đấu chống cộng sản.
Tất cả những điều đó tạo ra sự bất
ổn chính trị, chia rẽ và CS liền khai thác triệt để. Chúng đưa cán bộ
xâm nhập vào dân chúng miền Nam để tuyên truyền, móc nối với các thành
phần trí thức, tôn giáọ Nhiều trí thức trong "Phong Trào Hoà Bình"
lúc trước đã mãn hạn tù. Họ bất mãn chính phủ VNCH. Khi CS chủ trương
mở ra mặt trận tranh đấu mới thì họ sẵn sàng tham gia, đó là "Liên Minh
Dân Chủ" của luật sư Trịnh Đình Thảọ Lúc này Mặt Trận Giải Phóng Miền
Nam đã chào đời, nhưng chỉ
đóng trong rừng. Cục R và mặt trận này cứ dời đổi địa điểm tới lui 2
bên con sông nhỏ, làm ranh giới giữa Tây Ninh và Kampuchea. MTGPMN ra
đời mấy năm nhưng tỏ ra không hữu hiệu, nên họ mới dựng ra cái gọi là
"Liên Minh Dân Chủ", để lôi
cuốn trí thức tranh đấu ngay trong vùng chính phủ VNCH kiểm soát. Trịnh
Đình Thảo là người miền bắc, sinh trong một gia đình có tiếng tăm, cả
thảy bốn anh em, đều đổ đạt, hay giữ
chức vụ quan trọng trong chính quyền Pháp thuộc. Người anh cả là Trịnh
Đình Huyến, tốt nghiệp Trường Canh nông Hà Nội, là đốc công ở Bạc Liêu,
người anh kế tốt nghiệp Trường Công
chánh, và người em gái út gã cho một luật sư ở Hà Nội. Ông Thảo tốt
nghiệp tiến sĩ Luật khoa bên Pháp, về mở văn phòng luật sư ở Saigon.
Buổi họp đầu tiên của
Liên Minh Dân Chủ vào tháng 1/1964 tổ chức tại nhà ông Kinh lý Đào Văn
Nhơn, đường Hàn Thuyên, thẳng góc với Dinh Độc Lập. Lời ông Bửu:
"Trước ngày họp, tôi được tiếp xúc
với một cán bộ VC tên Tư Đen mời tôi tới làm thư ký cho Liên Minh đó.
Phản ứng đầu tiên của tôi là từ chối, vì lẽ tôi đang ở trong tuổi động
viên, đi lính
VNCH. Tư Đen lý luận rằng, "Trong số thư ký đó, cũng có Lý Chánh Trung
và Nguyễn Văn Trung (giáo sư Đại học Văn khoa) cũng ở lớp tuổi của anh
có sao đâu!" Tôi suy nghĩ một lúc rồi cũng nghe theo lời của anh ta, để
rồi hôm sau tôi đến chỗ họp.
Tại nhà ông kinh lý Đào Văn Nhơn,
vào lúc 16 giờ, có mặt gần như đông đủ hết các trí thức được mời. Kế
tiếp, thẩm phán Trần Thúc Linh, thuyết trình mục đích và yêu cầu việc
thành
lập Liên Minh Dân Chủ. Sau khi Trần Thúc Linh kêu gọi anh em đóng góp ý kiến, thì giáo sư Lý Chánh Trung mới đặt vấn đề:
- Người ta mời tôi vào một tổ chức
quốc gia mà trong chương trình hành động không có đề cập đến vân đề
chống CS, thì vô tình chúng ta sẽ bị chánh quyền chụp mũ rằng chúng ta
hoạt động có lợi cho CS thì sao?
Chỉ một mình Trần Thúc Linh trả lời rằng:
- Chúng ta là những người dân không bị CS cai trị. Chúng ta không có cơ sở nào nêu lên vấn đề chống Cộng.
Cuộc họp gây cấn sắp đổ vỡ. Đến
giai đoạn bầu ban chấp hành, thì ông Kha Văn Dưỡng, dân biểu khóa I của
VNCH được bầu làm chủ tịch.
Các chức vụ khác như sau :
- Phó chủ tịch : Luật sư Trịnh Đình Thảo.
- Tổng thư ký : Trần Thúc Linh.
- Phó Tổng thư ký
- Ủy viên : Bà Ngô Bá Thành, Nhà văn Thanh Nghị, Thiếu Sơn...
Sau cuộc họp, chủ nhà
mới ăn tiệc thì tôi được rỉ tai rằng :"Chỉ làm biên bản đưa về Cục R,
chứ không đứng tên, tức là VC có âm mưu sử dụng tôi (Hồ Văn Bửu) vào
việc khác".
Chừng một tuần sau, tôi đọc báo
được biết rằng con trai của ông Kha Văn Dưỡng là Thiếu tá quân lực VNCH
(1964) viết báo đính chánh : Cha của anh được mời đi ăn tiệc, rồi tên
ông ta
(Kha Văn Dưỡng) được đưa lên làm chủ tịch "Liên Minh Dân Chủ" mà chính
ông không biết. Một vài ông khác cũng viết báo đính chính, cho nên liên
minh này của VC chết ngay sau khi công bố danh sách, và chính phủ VNCH
cũng không bắt bớ ai cả.
Tuy nhiên qua hành động quá lộ liễu
của ông Trần Thúc Linh, hoạt động chống phá VNCH mà chính quyền không
đủ chứng lý để bắt ông ta. Vào một ngày nào đó của năm 1967, con trai
ông đang học năm thứ hai trường Đại học Y khoa Saigon, bị hai thanh
niên lực lưỡng từ bên ngoài, đột nhập vào trường Y khoa, bắt ném qua
balcon từ lầu hai xuống đất. Chú sinh viên y
khoa năm thứ hai này chết ngay tại chỗ. Đó là hành động trả đủa của ông
Thiệu hay ông Kỳ gì đó (lời ông Bửu), cho nên công an VNCH khỏi mất
công đi tìm thủ phạm.
Sau lễ an táng con trai, ông Trần
Thúc Linh có đăng báo cáo phó, cám ơn các bộ trưởng và thân hào nhân sĩ
đã chia buồn với gia đình ông. Vả lại, khi thấy sinh mạng bị đe dọa,
Trần
Thúc Linh không còn dám hoạt động cho CS nữa. Trái lại, hành động ném
lựu đạn giết chết luật sư Dương Trung Tín (anh ruột bà Dương Quỳnh Hoa,
theo CS) tại nhà ở Đà Lạt đã thúc đẩy
bác sĩ Dương Quỳnh Hoa chạy theo VC sau cuộc Tổng công kích Mậu Thân
của CS năm 1968. Luật sư Tín là người đã từng mang thư riêng của Lê
Duẩn gởi cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ để móc nối ông này tham gia MTGPMN
vào năm 1960.
CS sắp đặt cuộc tiếp xúc của trí thức miền Nam và Đặc sứ lưu động Mỹ:
Cuộc tiếp xúc này cũng là một đòn
chính trị của VC, nói thẳng cho Mỹ biết thái độ của trí thức thân Cộng
miền Nam muốn đuổi Mỹ, muốn Mỹ ngưng viện trợ, rút cố vấn, và không can
thiệp vào nội bộ miền Nam. Người Mỹ cũng tò mò, họ muốn biết quan điểm
ra sao của một số trí thức không ủng hộ chính phủ VNCH hiện hữu, mà
cũng chưa ra mặt hoạt động cho CS.
Liên Minh Dân Chủ thất bại, CS xoay qua một hình thức tranh đấu khác,
lợi dụng các nhà trí thức ngây thơ về CS. Đây không phải là một phong
trào, mà chỉ là một cuộc trực diện đấu khẩu
với Mỹ, do CS chủ mưu từ trong bóng tốị Họ đâu có người trí thức. Họ
chỉ lợi dụng trí thức làm công cụ để họ đạt được mục đích mà thôị Phần
này chúng tôi ghi lại lời thuật của ông Bửu.
Vào năm 1965, qua sự sắp xếp của
CS, chúng tôi một số trí thức có cảm tình với CS được đưa đến một nhà
hàng để gặp gỡ với Đặc sứ lưu động của TT Johnson. Buổi tiệc này dược
tổ
chức bí mật tại một phòng trên lầu 3 nhà hàng Á đông trong Chợ Lớn.
Đúng giờ hẹn, chúng tôi đến thì ông Yamato đã có mặt một mình trong
phòng khách, đang xem báo. Qua lời giới thiệu của bà Ngô Bá Thành,
chúng tôi chào hỏi xã giao bằng
tiếng Pháp. Ông Yamato mời chúng tôi vào phòng ăn. Bửa cơm Tàu thịnh
soạn được lần lượt dọn lên, không có ai uống rượu cả, và đàm thoại tự
do, không có máy ghi âm. Mục đích của
ông đại sứ này là đi nhiều nước, tiếp xúc với giới trí thức và chính
quyền sở tại để thăm dò ý kiến về việc Mỹ trực tiếp tham chiến ở VN.
Ông trò chuyện với người ngồi kế bên. Rồi ông tự động xin đổi chỗ ngồi
để tiếp chuyện với từng người một. Ông hỏi tôi :
- Ông nghĩ gì về cuộc chiến tranh hiện naỵ
Tôi đáp :
- Thưa ngài đại sứ, cuộc chiến
tranh này không thấy chiến thắng quân sự. Người Mỹ có phương tiện hiện
đại và vũ khí tối tân, nhưng không tiêu diệt được người du kích CS.
Chúng tôi
đề nghị người Mỹ đình chiến để thương thuyết và rút quân Mỹ đi thì sẽ
có hòa bình. Bởi chiến tranh lâu dài chỉ gây chết chóc cho "người dân
vô tội".
Ông ta (Yamato) nói thêm :
- Các anh có tiếp xúc với bên kia (CS) không ?
Tôi (Bửu) trả lời không .
Ông Yamato nói :
- Hãy chờ đợi vài năm nữa sẽ chấm dứt chiến tranh.
Kế đó, ông chuyển ghế để ngồi gần người khác và tôi không nghe ông hỏi gì thêm.
Chúng tôi gồm có luật sư Trịnh
Đình Thảo, bà Ngô Bá Thành, thẩm phán Đỗ Quang Huệ, thẩm phán Trần Thúc
Linh, kỹ sư Trương Như Tảng, kỹ sư Hồ Gia Lý, kỹ sư Tô Văn Cang (KN :
một cán bộ cao cấp của VC; người sau này chứng nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh trong Dinh Độc Lập), bác sĩ Trần Văn Du, Kinh lý Đào Văn Nhơn, hoạ sĩ Đặng Văn Ký và kỹ sư Hồ Văn Bửu.
Cuối cùng, ông đại sứ
Yamato mới lên tiếng cho cả bàn tiệc nghe rằng trước đây ông đã từng
di Âu Châu, sang Đông Nam Á, tiếp xúc với các chính quyên địa phương,
rồi trạm chót là VN, để gặp gỡ các trí thức VN, trước khi ông về Mỹ báo
cáo
cho TT Mỹ... Tiếp đó, ông đưa ra một quyển sổ yêu cầu mỗi người ghi tên
họ, tuổi tác và nghề nghiệp của mình. Cuôi cùng ông vui vẻ đứng dậy
chia tay từng người, và chúc sức khoẻ.
Ông yêu cầu mọi người kiên trì chờ đợi ngày hoà bình sẽ đến VN không xa lắm đâu.
Cũng theo lời ông Bửu, lúc đó Mỹ chưa trực tiếp tham chiến tại VN. Vài tháng sau, Mỹ đổ quân ào ạt vào Saigon và Đà Nẵng.
Sau cuộc gặp gỡ đại sứ Yamato thì
vài tháng sau, có một số người Mỹ tìm gặp một số trí thức VN đối lập
với chính quyền VNCH. Một dịp tình cờ, tôi đến nhà ông Trịnh Đình Thảo ở
Hạnh
Thông Tây, Gò vấp, lời ông Bửu, đây là một vườn xoài rộng 6 mẫu, ông
Thảo cho xây một nhà đúc kiên cố, theo kiểu nhà khách ở bịnh viện Cộng
Hòa.
Chúng tôi ngồi uống trà dưới bóng
mát của 3 cây xoài, trên những ghế đá màị Tôi được ông Thảo giới thiệu
với một người Mỹ nói tiếng Pháp, còn tôi được gọi là kỹ sư không xưng
tên.
Sau lời chào hỏi lịch sự theo xã giao Tây phương, chúng tôi nói chuyện thoải mái với ông Mỹ này. Tôi nói :
- Nguyện vọng của chúng tôi là yêu cầu Mỹ rút quân để vấn đề chiến tranh này cho người VN giải quyết với nhau.
Người Mỹ đáp :
- Nếu quân đội Mỹ rút đi, thì CS sẽ chiếm miền Nam.
Tôi nói tiếp :
- Nếu CS có thắng thì chúng tôi hợp
tác với họ trong hòa bình, không còn bắn giết nhau nữa, người dân Việt
Nam mới sống yên ổn, sinh hoạt bình thường, không còn lo sợ chiến
tranh.
Người Mỹ này đứng dậy, lấy khăn lau mồ hôi trán, rồi chậm rãi đáp :
- Nếu CS vào Saigon, thì sẽ bắn giết lực lượng VNCH. Saigon sẽ thành biển máu lửa. VC sẽ bỏ tù hết các ông.
Tôi đáp ngày :
- Chúng tôi là dân sự, không chống
đối họ thì họ sẽ trọng dụng chúng tôi, nhất là chúng tôi là những
chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật, có thể phục vụ cho đất nước bất cứ
lúc nào cũng được.
Ông Mỹ nói:
- Ông còn ảo tưởng lắm! Người CS có đường lối độc tài của họ, không sử dụng người trí thức đâụ Họ sẽ tiêu diệt giai cấp bằng
cách quốc hữu hóa tài sản của người dân, biến con người thành công cụ
sản xuất, nhằm bảo vệ giai cấp lãnh đạo của họ, được gọi là giai cấp
công nhân thất học đó.
Tôi có cảm tưởng khinh thường ông Mỹ này, vì tôi cho rằng ông đi tuyên truyền chống cộng như con vẹt. Tôi đáp:
- Xin lỗi ông, tôi không tin!
Trong khi đó, trước sự chú ý của
nhà văn Thanh Nghị, Hoàng Trọng Quỳ, ký giả Hoàng Trọng Miên, bà Ngô Bá
Thành, kỹ sư Trần Văn Quyến, ký giả Thiếu Sơn, kỹ sư Hồ Gia Lý...thì
ông Thảo cắt ngang lời nói của tôi. Ông nói:
- Cháu còn trẻ nên còn hăng đấy.
Ông Mỹ cười và quay sang bà Ngô Bá Thành ngồi kế bên nói chuyện một lúc. Rồi ông nói rõ lập trường của Mỹ như sau :
- Người Mỹ sang VN chiến đấu vì lý
tưởng tự do và bảo vệ tự do cho dân tộc VN. Với tư cách một người trí
thức Mỹ, tôi tin rằng số đông trí thức VN đều có du học ở phương Tây,
sẽ hiểu
biết được thực tâm của chính phủ Mỹ, để không chống đối Mỹ tiến hành
chiến tranh ở VN, nhằm ngăn chặn làn sóng sẽ do Trung quốc đang muốn
bành trướng sang VN và Đông Nam Á.
Trong dịp này, CS núp dưới chiêu bài "giải phong miền Nam", để rồi sau
khi chiếm được VNCH, họ sẽ thôn tính luôn cả Lào và Kampuchea.
Qua cuộc tiếp xúc này, tôi được
biết ý định của Mỹ, nhưng tôi vẫn xem Mỹ là kẻ xâm lược VNCH, vì lẽ
"người dân có kêu Mỹ tham chiến đâu"! Tự nhiên người Mỹ vào thay thế
người Pháp
sau Hiệp định Geneva 1954 và cai trị chế dộ VNCH xuyên qua các chính
quyền do Mỹ dựng lên. Sự có mặt của người Mỹ như chủ nhân ông, không có
chính nghĩạ Đối với lương tri con
người, mặc dù chính quyền Mỹ đã tốn rất nhiều tiền, và thanh niên Mỹ
phải bỏ mạng ở chiến trường VN. Bởi vì nếu CS xâm lược thì nhân dân miền
Nam có quyền tự vệ và đánh đuổi CS ra
Bắc Việt Cũng bởi vì quốc sách Ấp Chiến Lược của VNCH đang tỏ ra hữu hiệu thì Mỹ lại thay đổi chính sách chống Cộng!
Hoạt động của "Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam":
Sau khi MTGPMN không còn hữu hiệu
nữa, CS giải tán để lập thành "Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam
VN". Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa từ Ban Y tế qua làm Bộ trưởng Y tế. Các ông
trong Ban tuyên huấn mặt trận thì trở thành Bộ trưởng Thông tin hay
Giáo dục. Các ông già như ông Trịnh Đình Thảo, Lê Văn Giáp, Lâm Văn Tết
ra Bắc lánh nạn. Vợ chồng Thiên Giang,
Trần Kim Bảng ra Bắc để qua Đông Đức chữa bệnh. Lâm Văn Tết là kỹ sư, có
chân trong Thượng hội đồng quốc gia, thành lập sau khi lật đổ chính
phủ Ngô Đình Diệm. Tết được Trần Bạch Đằng móc nối theo CS.
Sau khi chính phủ ma này được dựng lên thì nó được lệnh của CS Bắc Việt
tổ chức đi thăm hữu nghị chính phủ Hoàng gia Kampucheạ Trong buổi họp,
đại diện chi bộ đảng là Huỳnh Tấn Phát tiết lộ cấp trên chỉ định "chị
Bảy Hồng", tức bác sĩ Dương
Quỳnh Hoa, tham gia phái đoàn của chính phủ do Huỳnh Tấn Phát cầm đầụ
Trên thực tế, phái đoàn này gồm toàn thể cán bộ cao cấp của Đảng CSVN,
chỉ có 2 người của "chính phủ cách mạng lâm thời" như kể trên. Phái
đoàn được dự trù tự động
đến thị xã Swayriêng thì xe chính quyền Kampuchea đón rước đưa về Phủ
Thủ tướng cho Lon Nol tiếp đón. Sau nghi lễ tiếp đón ở Dinh thủ tướng,
Lon Nol, thủ tướng chính phủ hướng dẫn phái đoàn "chính phủ cách mạng
lâm thời" đến hoàng cung ra
mắt thái tử Sihanouk và hoàng hậu Monique. Tối lại, phái đoàn được mời dự tiệc và nghỉ đêm tại nhà khách của hoàng cung.
Qua hôm sau, Huỳnh Tấn Phát, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Bích Sơn và Nguyễn
Văn Hiếu được Sihanouk hướng dẫn đi tham quan các cơ sở văn hóa của
kampuchea như Chùa Vàng, Chùa
Bạc và vài cơ sở kinh tế trong thành phố Nam Vang. Trong khi đó, phái
đoàn chuyên viên kinh tế giữa 2 chính phủ làm việc với nhau.
Cụ thể như VC cần mua 90,000 tấn gạo, nhưng VC ký hiệp định mua của
Kampuchea 60,000 tấn thôi, vì lẽ VC cảnh giác rằng chính phủ Kampuchea
có thể lật lọng thì CS sẽ ở vào thế bí. Còn 30,000 tấn gạo kia thì sẽ
giữ bí mật để mua gạo chợ
đen của dân chúng Miên tự động chở xuống biên giới Việt-Miên bán cho cơ
quan hậu cần của VC. Qua 3 ngày viếng thăm chính thức Kampuchea,
"chính phủ cách mạng lâm thời" muốn mua lòng Sihanouk, nên biếu cho
Kampuchea năm hòn đảo của VN
đối diện với thành phố Kép của Kampuchea . Năm hòn đảo này nguyên là
chủ quyền của VNCH, có dân cư VN đang sinh sống và VC biếu không cho
Kampuchea để lấy lòng Sihanouk, nhờ y cho phép chỡ vũ khí từ Kompongsom
lên biên giới Việt-Miên theo giá biểu 4000-5000 riel một tấn.
Nói về sự lãnh đạo
của đảng CS, thì trong phái đoàn này có Hoàng Bích Sơn của Bắc Việt là
người trực tiếp đưa ra đường lối và chủ trương của đảng, vì lẽ Sơn là
người với danh nghĩa thư ký của MTGPMN, nhưng lại lãnh đạo trực tiếp
Nguyễn Hữu Thọ
trong thời kỳ chiến tranh VN. Còn tại "Phủ chủ tịch" của "Chính phủ
Cách mạng Lâm thời" thì tên Tư Dũng là Bí thư đảng đoàn của Phủ chủ
tịch, tức là lãnh dạo luôn cả Huỳnh Tấn Phát trong mọi sinh hoạt. Còn ở
Tòa Đại sứ VC ở nam Vang, thì tên Ba
Dũng là Đệ nhất bí thư Toà Đại sứ, lãnh đạo Đại sứ Nguyễn Văn Hiếu, măc
dù Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Hiếu đều là đảng viên,
nhưng không thuộc thành phần công nhân và bần cố nông vô sản, nên
không được
quyền lãnh đạo theo chủ trương của Đảng CSVN. Tôi nói rõ như vậy để
chứng minh rằng CSVN không bao giờ sử dụng khả năng của người trí thức.
Nếu người trí thức đó do chế độ tư
bản đào tạo mà đứng được trong hàng ngũ CS thì có 2 lẽ : một là đảng
viên kỳ cựu cở Nguyễn Khắc Viện và Huỳnh Tấn Phát, đã lỡ phóng lao thì
phải theo laọ Nhưng sau này, Nguyễn Khắc
Viện cũng bị thất sủng rồi; thứ hai là các trí thức cơ hội, chế độ nào
cũng hùa theo để kiếm ăn cở Nguyễn Xuân Oánh, Nguyễn Ngọc Hà, Ngô Bá
Thành, Lý Chánh Trung,...
Sau khi kết thúc việc viếng thăm
chính thức Kampuchea, Lon Nol đích thân đưa phái đoàn "chính phủ cách
mạng lâm thời" của VC từ Nam Vang về biên giới Việt-Miên. Tại biên giới
này,
nhờ con sông Saigon chia dôi 2 nước, VC chuẩn bị sẵn xuồng để băng qua
sông. (chỗ hẹp nhất phía trên đó như 1 dòng suối) ở đoạn hẹp nhất để
trở lại căn cứ VC trên đất
Kampuchea. Trong dịp này, Hoàng thân Sihanouk có biếu cho "chính phủ
cách mạng lâm thời" 16 tấn khô cá, gọi là món quà hữu nghị Khmer-VN.
Từ đất Miên băng qua
sông, tưởng là qua lãnh thổ VN cũng rất thực tế. Có lần, ký giả
Burchette, 2 giáo sư y khoa người Pháp tên là Can và Crévin và Đại sứ
Raoul Castro của Cuba từ Nam Vang đến vùng VC có nhiệm vụ gì đó, cũng
bị VC đánh lừa
bằng cách cho xuống xuồng băng ngang qua sông, đi một đổi thật xa, lên
tới nguồn sông Saigon, rồi băng trở lại chỗ hẹp nhất như băng qua suối
để đi về căn cứ VC trên đất Miên mà
họ tưởng rằng căn cứ đó ở miền Nam VN. Nhờ những thủ đoạn vặt như vậy
mà CS mới tuyên truyền bịp dư luận ở ngoại quốc, và căn cứ trên đất
Miên không bị tiêu diệt bởi lực lượng VNCH.
Điều đó chứng tỏ VC không thành thật ngay với cán bộ của mình, lẫn đồng minh.
Trong một dịp trò chuyện với bác sĩ
Nguyễn Văn Thủ và bác sĩ Trần Hữu Nghiệp năm 1969 tại "phủ chủ tịch
Chính phủ cách mạng lâm thời", hai anh này nói với tôi rằng hai anh có
nhiệm
vụ đi rước khách nước ngoài kể trên tại bờ sông biên giớị hai anh hướng dẫn khách nước ngoài lên bờ bên này, đi rất xa
nhưng khi lên ngọn suối băng trở lại thì giáo sư Crévin nói rằng, "Tôi
có cảm tưởng là tôi trở lại đất Kampuchea". Anh bác sĩ Thủ liền đáp :
- Xa đất Kampuchea lắm rồi.
Tất cả đều cười hả hê vì đi quá xa, qua trảng thì sợ máy bay xạ kích tự do nên cũng thắm mệt, không nhớ phương hướng gì
cả. Trên thực tế, căn cứ của Ban Dân Y chỉ nằm cách chỗ xuồng đậu 500m
trên đất Kampuchea, tức là khỏi cần qua sông cũng đi tới rất mau lẹ
thôi!
Tôi và anh Trương Như Tảng có đến căn cứ này dự lễ mãn khóa đào tạo 200
bác sĩ y khoa do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp mờị Trong số sinh viên y khoa,
tôi để ý một nhóm nữ sinh người
Hoa, không thạo tiếng Việt mà cũng đi học. Đó cũng là đường lối chính
trị lừa bịp của CS, khích lệ người Hoa tham gia mặt trận chống Mỹ. Đó
là lời tiết lộ của cô Phùng Ngọc Anh, 21
tuổi, bị nhốt tại Tổng nha Cảnh sát VNCH sau khi bắn lính Mỹ bằng cả hai tay cầm hai cây súng nhỏ, giữa thành phố Saigon.
Cô là người Hoa Chợ Lớn, bị quân cảnh bắt tại hiện trường, nhưng đưa qua Cảnh sát Quốc gia điều tra không ra manh mốị.
Đêm đầu tiên của trận Mậu Thân 1968, cô bị đem thủ tiêu mà không chết.
Cô được xe cứu thương đem về Nhà thương Chợ Rẫy thì công an phát hiện,
đem biệt giam bỏ luôn không chữa
và không cho ăn uống. Nhưng có một sinh viên người Việt ở lứa tuổi của
cô, vận động anh em tù gởi thuốc trụ sinh vào cho cô uống và đem cơm
cho cô ăn. 2 tháng sau, cô lành bệnh vì bị một lằn đạn xuyên qua mông
đít.
Sau này tôi xem báo
biết cô ta bị kêu án 20 năm tù và bị đày ra Côn Đảọ Đến năm 1973 khi
được trao đổi tù binh, cô được đưa về Hà Nội. Lần cô bị đem thủ tiêu
năm 1968 có 2 người khác nữa là Lê Thị Riêng và Trần Văn Kiểu. Cả 3
người bị bắn ở
đường Hồng Bàng, trước Trường Cây Mai. Riêng cô Phùng Ngọc Anh đã may
mắn bị đạn nhưng không chết. Trong hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh
VN, VC tố cáo hành động này
của VNCH, rồi qua lời trình bày của Đỗ Thị Duy Liên (vợ Trần Bạch
Đằng), là người đồng cảnh với Phùng Ngọc Anh, hội nghị Paris bị VC tẩy
chay một tuần lễ để phản đối VNCH. Đó là năm 1969.
Hứa Hoành
Bình Luận:
Bài này được giáo sư
Hứa Hoành viết theo trí nhớ nên có thể có một số chi tiết không đúng.
Chẳng hạn vụ ba ông hòa bình được đưa ra Bắc xảy ra sau khi chế độ Ngô
Đình Diệm đã chấm dứt chứ không phải do chế độ Ngô Đình Diệm đưa ra
Bắc.
Về tổng quát, bài này nói về một số
trí thức miền Nam thời đó được đảng Cộng Sản Việt Nam lôi kéo để lập
ra các tổ chức độc lập với chính quyền miền Nam, không chủ trương chống
Cộng như chính quyền miền Nam với mục đích là để phân hóa nội bộ
miền Nam, không để cho miền Nam trở thành một khối đoàn kết nhất trí
chống Cộng Sản. Vì chỉ dùng những trí thức đó với mục đích tạm thời là
phân hóa nội bộ miền Nam nên các trí thức đó có cảm tình với đảng Cộng
Sản Việt Nam đến mức nào
thì không quan trọng, miễn sao họ làm đúng theo quĩ đạo của đảng Cộng
Sản Việt Nam vạch ra, là lên tiếng đòi hòa bình, không dùng vũ lực
chống Cộng. Trong khi đó thì đảng Cộng Sản Việt Nam ra sức dùng lực
lượng vũ trang để tấn công miền Nam với mục đích đánh chiếm miền Nam.
Vì chỉ dùng tạm thời nên các trí
thức đó chỉ được sử dụng khi chế độ miền Nam chưa bị Cộng Sản chiếm.
Sau 1975, nhiều trí thức trong các phong trào này sống trong im lặng vì
chế độ không cần đến họ nữa và họ cũng chẳng có quyền lực gì trong
thời gian hoạt động.
Người miền Nam cho rằng các trí
thức này bị đảng Cộng Sản Việt Nam đánh lừa, lợi dụng. Nhưng trong số
tên tuổi xuất hiện trong các phong trào đó ai là người bị đánh lừa và
ai là người đi lừa thì đến ngày nay cũng không thật sự rõ ràng vì nhiều
người
vào thời đó là đảng viên, nhận chỉ thị của đảng Cộng Sản Việt Nam để
lôi kéo trí thức nhưng họ dấu tung tích của họ. Nên có khi kẻ tưởng là
bị lừa thật sự lại là kẻ đi lừa. Một số người mà dân miền Nam thời đó
tưởng chỉ là thân cộng, nghĩa là có cảm
tình với Cộng Sản, thì thật sự là đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam.
Chẳng hạn, trong số ba ông hòa bình bị chính quyền miền Nam đưa ra Bắc
vào thời sau 1963 có giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ đã là đảng viên từ năm
1947 nhưng ông ta đâu có
dại gì nói ra mình là đảng viên vào thời đó mà chỉ nói mình là trí thức
chống chiến tranh, muốn hòa bình. Cũng như bà Nguyễn Thị Bình trả lời
với nhà báo ngoại quốc năm 1965 là mình không phải là đảng viên như
thật ra là bà đã gia nhập
đảng Cộng Sản từ năm 1948. Ông Tôn Thất Dương Kỵ kêu gọi dân miền Nam
hãy theo đường lối hòa bình đừng cầm súng chống lại miền Bắc trong khi
đồng chí của ông thì đem toàn lực tấn công miền Nam để đánh chiếm miền
Nam. Trong số người
thấy mình bị lừa có ông Trương Như Tảng. Sau 1975, ông thấy những gì
đảng Cộng Sản làm không giống như những gì đã hứa là để miền Nam theo
chế độ không cộng sản, có nhiều thành phần chính trị tham dự, nên ông
đã vượt biên, rồi sang Pháp sống quãng đời còn lại.
Về mặt lãnh thổ, khi đảng Cộng Sản Việt Nam cần Trung Quốc viện trợ vũ
khí thì đảng Cộng Sản Việt Nam dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc.
Trong bài trên, đảng Cộng Sản
Việt Nam dâng cho Cam Bốt năm hòn đảo ở gần Cam Bốt. Xem ra đảng Cộng
Sản Việt Nam xem nhẹ lãnh thổ quốc gia, khi cần ngoại bang giúp mình
việc gì thì không ngần ngại cắt đất dâng
cho ngoại bang. Nói chung chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam là có
thể làm bất cứ chuyện gì miễn là đạt được cái lợi trước mắt. Khi cần
tiêu diệt các phe phái đối lập thì bịa đặt, vu khống để giết họ, hứa hẹn
những cái mình sẽ không làm để lôi
kéo người hoạt động cho mình, xuyên tạc, bịa đặt lịch sử miễn sao có
lợi cho mình, còn dân tộc bị nhiễm các hiểu biết lầm lạc thì mặc kệ.
Chi bộ trí thức
14:50 | 08/10/2012
Lê Văn Lân
Chi bộ Trí thức là một cụm từ vừa thân quen vừa lạ lẫm. Thân quen là đối
với những người hoạt động trong phong trào đô thị Huế. Và lạ lẫm là
trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là ở thời điểm 9 năm kháng chiến
chống Pháp. Những năm 1948 - 1950 ở Huế có một Chi bộ như thế: Chi bộ
Trí thức.
Lịch sử Đảng bộ thành phố (1930 - 2000) đã ghi rõ: “Một Chi bộ do Thị ủy
trực tiếp chỉ đạo đã được thành lập gồm ông bà bác sĩ Thân Trọng
Phước, bác sĩ Lê Khắc Quyến, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, kỹ sư Nguyễn
Hữu Đính, công thương gia Nguyễn Ngọc Bang”.
Chân dung Chi bộ Trí thức
Ở thời điểm này, phần lớn những người trong Chi bộ Trí thức đều đã mất.
Những người trực tiếp lãnh đạo Chi bộ như ông Tư Minh, ông Ngô Lén, ông
Hồng Xích Tâm, ông Vũ Xuân Chiêm, ông Hoàng Lanh... đều không còn,
những người còn sống thì
cũng đã qua tuổi 90, nhớ nhớ quên quên. Chúng tôi tìm gặp ông Trần Hân,
nguyên Bí thư Thị ủy Huế những năm 1954 - 1955, qua trao đổi ông cho
biết: Khi nhận nhiệm vụ Bí thư Thị ủy nghe nói trước đó có Chi bộ Trí
thức nhưng không rõ lắm, có gì gặp ông Phan Nam. Chúng tôi tìm gặp ông
Ngô Yên Thi,
nguyên Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, người chỉ đạo biên soạn lịch
sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế. Ông khẳng định: Những năm 1948 - 1950 Huế có
Chi bộ Trí thức nhưng lúc đó mình
còn nhỏ không rõ lắm. Người biết rõ Chi bộ này là ông Phan Nam. Qua
giới thiệu của ông Trần Hân và ông Ngô Yên Thi, chúng tôi tìm gặp ông
Phan Nam - nguyên Chủ tịch UBND Thành phố.
Ông Phan Nam, là cán bộ lão thành cách mạng tham gia cướp chính quyền ở
huyện Phú Lộc trong Cách mạng Tháng 8, cùng đồng bào Phú Lộc biểu tình
cướp chính quyền Huế. Là tự vệ cảm tử xã Vinh Giang (Phú Lộc) tăng
cường tham gia trung
đoàn Trần Cao Vân 101. Năm 1947 là Bí thư Chi bộ xã Vinh Giang, Bí thư
Chi bộ nhiều xã vùng địch hậu ở Phú Lộc, tham gia Huyện ủy Phú Lộc.
Chuẩn bị cho tổng phản công 1950; ông Phan Nam, ông Võ Đại Triều là 2
trong 6 người được Thường
vụ Tỉnh ủy điều động tăng cường vào bám trụ ở Huế. Và cơ sở ông Phan
Nam tiếp cận chính là Chi bộ Trí thức với nhiệm vụ quan hệ và phát huy
Chi bộ này trong tổng phản công. Ông Phan Nam tâm sự: Ban đầu tiếp xúc
với các vị trong Chi bộ Trí
thức ông rất ngại vì lúc đó ông còn rất trẻ, các vị lại vào hàng cha
chú, học nhiều hiểu rộng, hiểu chủ nghĩa Cộng sản từ trường học, sách
báo phương Tây. Vào Đảng từ sự kính trọng
những nhà trí thức lớn chung quanh Bác Hồ và xem những nhà lãnh đạo ở
Huế lúc bấy giờ như ông Tư Minh, ông Ngô Lén... là “thần tượng”. Vì
vậy, các vị rất tin tưởng những anh em Tỉnh ủy cử về tiếp xúc.
Theo ông Phan Nam, người Thị ủy phân công chỉ đạo trực tiếp Chi bộ là
ông Tôn Thất Long, con trai cụ Thượng thư Tôn Tất Đàn. Bí thư Chi bộ là
kỹ sư Hà Xuân Hiển, các đảng viên trong chi bộ gồm các vị: Ông Hà Xuân
Vịnh (em ruột ông Hà Xuân
Hiển), hai vợ chồng bác sĩ Thân Trọng Phước, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ,
bác sĩ Lê Khắc Quyến, kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, họa sĩ Phạm Đăng Trí,
công thương gia Nguyễn Ngọc Bang, cùng một số vị mà giờ không nhớ hết.
Danh sách có thể kéo dài thêm nữa.
Ông Trần Hân, nguyên Trưởng ty Công an Thừa Thiên Huế, tháng 7/1954 ông
được phân công vào Huế làm Bí thư Thành ủy (lúc này thị ủy được nâng
lên Thành ủy, trực thuộc Khu ủy khu IV) trực tiếp chỉ đạo phong trào
hòa bình ở Huế. Một năm
sau tháng 8/1955 ông bị địch bắt trong suốt 20 năm, gần như toàn bộ
tuổi thanh xuân của mình ông triền miên chiến đấu với kẻ thù từ nhà tù
này đến nhà tù khác, đặc biệt là địa ngục trần gian Côn Đảo. Năm 1974
địch thả ông ra trong tình trạng thập
tử nhất sinh, hai chân bại liệt, chỉ còn chờ chết. Tổ chức đã nhanh
chóng đưa ông ra vùng giải phóng. Ở vùng giải phóng, trong các cuộc
tiếp xúc cùng cán bộ chiến sĩ B14 (cơ quan
Thành ủy trong kháng chiến); ông Hoàng Lanh luôn giới thiệu ông Trần
Hân là một người anh đáng kính, kiên cường trong đấu tranh với kẻ thù,
thà chết cương quyết bảo vệ cách mạng, bảo vệ đồng chí đồng đội.
Ông Trần Hân cho biết: Có nghe nói Chi bộ Trí thức nhưng không rõ lắm.
Nhưng những tâm sự của ông Trần Hân cũng cho ta cảm nhận thành viên của
Chi bộ Trí thức có thể đông hơn. Chẳng hạn giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ,
Tôn Thất Dương
Tiềm đã là đảng viên khi còn ở Vân Dương, năm 1947 được Thị ủy điều vào
cư trú trong nội thị. Và như vậy trong Chi bộ Trí thức có giáo sư Tôn
Thất Dương Tiềm. Cũng theo ông Trần Hân, Thị ủy lãnh đạo phong trào
nhân sĩ trí thức yêu nước qua
một ban cán sự gồm bác sĩ Thân Trọng Phước, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ,
nhà văn Võ Đình Cường. Nhà văn Võ Đình Cường trong ban cán sự Đảng thì
không thể không là đảng viên...
Nhưng chỉ chừng ấy thôi cũng đã nói lên tầm vóc, vị trí, tính chiến lược
của Chi bộ Trí thức nằm ngay trung tâm đầu não của thực dân Pháp và
triều đình phong kiến ở Huế; mới thấy
hết tính sáng tạo, độc đáo của Thị ủy Huế trong công tác xây dựng Đảng.
Chúng ta cần biết tháng 7/1947 Huế chỉ có 10 đảng viên, năm 1948 có 38
đảng viên, cuối 1949 là 100 đảng viên (trong đó có 72 đảng viên hoạt
động hợp pháp).
Thời đó, khi nói đến Chi bộ Trí thức, nhiều người nói vui đó là Chi bộ
Salon, Chi bộ Bơ sữa. Trên một khía cạnh nào đó điều này cũng đúng. Theo
ông Trần Hân, nói Chi bộ Bơ sữa bởi người dân thời đó làm gì có bơ sữa
để ăn, những người trong
Chi bộ Trí thức phần lớn có cuộc sống quá đầy đủ, có vị trí xã hội cao
trong vùng tạm chiếm. Nói Chi bộ Salon cũng đúng bởi vì những vị trong
Chi bộ thực sự là những chính khách như bác sĩ Thân Trọng Phước hoạt
động cách mạng từ những năm 20
của thế kỷ trước, là đảng viên Đảng Tân Việt từ những năm 1925, được kết nạp vào Đảng Cộng sản từ những năm 1930.
Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ có tinh thần đấu tranh với kẻ thù không mệt
mỏi, với uy tín nghề nghiệp và uy thế chính trị của mình, buộc địch
không còn cách nào khác trục xuất qua sông Bến Hải năm 1965, tạo nên
một sự kiện độc đáo trong cách
mạng miền Nam. Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế,
người đấu tranh trực diện với chính quyền Diệm khi chúng đưa giáo sư
Trần Hữu Thế ra thay linh mục Cao Văn Luận (người ủng hộ phong trào đấu
tranh của Phật giáo) làm
Viện trưởng Viện Đại học Huế, sau chính biến 1963, bác sĩ Lê Khắc Quyến
là Chủ tịch Hội đồng nhân dân cứu quốc khi ngụy quyền thành lập cơ
quan lãnh đạo Tam đầu chế: Dương Văn Minh - Trần Thiện Khiêm - Nguyễn
Khánh, ra thông báo đòi tập
đoàn Cần lao phải đến trình diện và tự thú. Uy thế của phong trào buộc
địch phải mời bác sĩ Lê Khắc Quyến tham gia vào cơ quan lãnh đạo cao
nhất của chúng: Thượng hội đồng Quốc gia.
Hoặc như kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, thời chống Pháp đã là Giám đốc Nha Thủy
Lâm Trung trung bộ, một chức vụ bộ trưởng trong chính quyền Mỹ - Ngụy
có lẽ không quá khó khăn nếu cụ muốn.
Chi bộ Trí thức và phong trào hòa bình
Phong trào Hòa bình là phong trào đấu tranh trong các đô thị, đặc biệt
là Huế và thành phố Sài Gòn diễn ra từ năm 1954 với nhiệm vụ chiến lược
là bảo vệ hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hiệp thương tổng
tuyển cử, đòi dân chủ dân sinh,
hướng mọi người vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Lúc này Chi bộ Trí thức
không còn nữa, nhưng chính những người trong Chi bộ Trí thức lại là
những nhân vật chủ chốt của phong trào này.
Phong trào Hòa bình ở Huế mở ra trong lúc Mỹ - Diệm mở chiến dịch “Tố
cộng”. Ai nói hòa bình, bảo vệ hòa bình là cộng sản. Chúng xem ngày ký
Hiệp định Genève 20/7 là ngày Quốc
hận. “Quốc gia phải tiêu diệt cộng sản đến tên cuối cùng”. Đỉnh cao của
Phong trào Hòa bình là 2 cuộc biểu tình lớn ngày 1/5 và 28/8/1955, mỗi
cuộc biểu tình thu hút trên 3 vạn đồng bào tham dự. Nhân ngày quốc tế
lao động 1/5, các tầng lớp nhân dân Huế và các huyện mitting tại Quảng
trường Phu Văn Lâu
đòi dân sinh, dân chủ, đòi đắp đập Thuận An, đòi lập quan hệ Bắc Nam,
tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi tôn trọng và thực thi
dân chủ, chống đàn áp khủng bố. Cuộc biểu tình ngày 28/8, cũng nội dung
đòi thi hành Hiệp định Genève
nhưng quyết liệt hơn nhiều, cuộc biểu tình với bảng kiến nghị mang hàng
vạn chữ ký của nhân dân đòi Ngụy quyền phải bàn bạc, hiệp thương tổng
tuyển cử. Chính quyền Diệm điều động
công an, cảnh sát, mật vụ và cả quân đội đàn áp tàn bạo. Sau đó Ngô
Đình Diệm phải ra Huế xoa dịu và giải quyết một số yêu sách.
Nói đến Phong trào Hòa bình ở Huế không thể không nhắc đến tập văn Ngày
Mai (xem thêm Sông Hương số 275, tháng 1/2012). Liền sau khi hiệp định
Genève ký kết, tháng 8/1954 tập văn Ngày Mai ra mắt bạn đọc, tiếp đó
tháng 10/1954 tập 2,
tháng 12/1954 tập 3, tập 4 số mùa xuân 1955 được gọi là tập văn Xuân
Hòa Bình; tập 5 bị tịch thu hoàn toàn, giấy phép xuất bản bị rút. Nòng
cốt của tập văn Ngày Mai phần lớn là trong Chi bộ Trí thức gồm các ông
Thân Trọng Phước, Tôn Thất
Dương Kỵ, Nguyễn Hữu Đính, Cao Xuân Lữ, Tôn Thất Dương Tiềm, Võ Đình
Cường, Phạm Đăng Trí, Nguyễn Hữu Ba... Không chỉ ở Huế, tập văn Ngày
Mai còn được phát hành tại Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và thành phố Hồ
Chí Minh. Trong bối cảnh thông tin tuyên truyền thời đó, việc ra đời
tập văn Ngày
Mai như là một cơ quan ngôn luận hợp pháp của cách mạng là một cái gai
trước mắt đối với chính quyền Mỹ - Diệm. Ngay từ tập 1, Võ Đình Cường,
Tôn Thất Dương Kỵ, Lê Quang Vịnh đã bị trấn áp; đến Ngày Mai tập 3 thì
họ bị bắt giam và trục xuất khỏi Thừa Thiên Huế.
Đánh giá Phong trào Hòa bình, tập văn Ngày Mai và Chi bộ Trí thức là một
việc làm nghiêm túc và cần thiết không chỉ ở một giai đoạn lịch sử sau
Hiệp định Genève mà còn tác động đến phong trào đô thị Huế trong những
năm chống Mỹ cứu nước.
Nhưng điều không ai có thể phủ nhận được phong trào đã tập hợp rộng rãi
các tầng lớp nhân sĩ trí thức, các công thương gia tiêu biểu của Huế,
từ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Thảo Am Nguyễn Khoa Vi, Võ Liêm Sơn... đến
Nguyễn Hữu Ba, Tam Ích, Lê
Dân... và thế hệ trẻ thời đó như Lê Quang Vịnh, Trụ Vũ, Hoàng Nguyên...
Mặc khác Phong trào Hòa bình đã đẩy Mỹ - Diệm vào chân tường buộc Diệm
phải bộc lộ chân tướng trước nhân dân
làm tay sai cho Mỹ, buộc Mỹ phải phơi bày dã tâm của kẻ xâm lược can thiệp vào nội tình Việt Nam, kéo dài sự chia cắt.
Đảng viên Chi bộ Trí thức thời chống Mỹ
Có thể nói sau năm 1954, Chi bộ Trí thức trên thực tế không còn tồn tại.
Nhiều đảng viên không còn sinh hoạt Đảng. Có nhiều nguyên nhân và chỉ
có người trong cuộc mới có thể trả lời được. Mặc khác, Chi bộ Trí thức
cũng như các đảng viên
nhân sĩ trí thức phần lớn được tổ chức hoạt động đơn tuyến, bảo đảm bí
mật và thế hợp pháp, sinh hoạt bị gián đoạn làm mất liên lạc đảng viên
là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dù
trong hoàn cảnh nào, đảng viên trong Chi bộ Trí thức vẫn đứng vững trên
trận tuyến của mình và là chỗ dựa tin cậy vững chắc của cách mạng
trong lòng địch và trong chừng mực nào đó, họ và gia đình đã trở thành
những pháo đài giữa lòng thành phố.
Đó là giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, đảng viên từ năm 1947 ở Vân Dương được
điều vào nội thị, là người chủ chốt trong Chi bộ Trí thức và Phong trào
Hòa bình. Ông bà Tôn Thất Dương
Kỵ có nhà In Khánh Quỳnh hoạt động những năm 1950 - 1951, Nxb Tâm Huệ
hoạt động cuối năm 1953. Đây là nơi đã xuất bản tập thơ Tiếng nói dân
nghèo, toàn văn Hiệp định Genève, thơ Vũ Anh Khanh, thơ Đoàn Văn Long.
Sau tập văn Ngày Mai,
ông bị địch bắt và trục xuất khỏi Thừa Thiên Huế. Vào thành phố Sài Gòn
ông tiếp tục hoạt động cách mạng và bị trục xuất qua sông Bến Hải năm
1965. Năm 1968 ông tham gia vào liên minh các Lực lượng dân tộc dân chủ
hòa bình. Anh em chú bác
với ông là giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, trong Chi bộ Trí thức, hoạt
động trong Nội thành đến năm 1968 thoát ly tham gia kháng chiến và sau
ngày giải phóng là Trưởng phòng Giáo dục.
Bố vợ giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, cụ Nguyễn Đóa hoạt động trong Nội
thành, năm 1968 thoát ly tham gia kháng chiến và là Phó Chủ tịch Chính
phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Anh rể giáo sư Tôn
Thất Dương Tiềm, ông
Phan Văn Chính, một cơ sở cách mạng tin cậy trong lòng địch... Nói
chung toàn bộ gia đình là cơ sở “cộm cán” của Thành ủy; các đồng chí
lãnh đạo thành phố Hoàng Lanh, Phan Nam, Hoàng Kim Loan... khi vào Nội
thành đều đến các gia đình này bởi được bí mật và an toàn.
Đó là kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, đảng viên trong Chi bộ Trí thức từng là
Giám đốc Nha Thủy Lâm Trung trung bộ, Hiệu trưởng Trường Nông Lâm Súc
Huế. Trong chống Mỹ cứu nước ông là
đầu mối giúp Thành ủy móc nối liên lạc với tầng lớp trên, ông cũng là
Chủ tịch Ủy ban Bảo trợ Sinh viên Huế, hỗ trợ hoạt động của Tổng hội
Sinh viên Huế những năm cuối cùng của cuộc chiến. Nhà ông có hai căn
hầm bí mật là nơi an toàn cho
các đồng chí lãnh đạo thành phố đột nhập vào Huế. Con cụ nhiều người là
cơ sở cách mạng như Nguyễn Hữu Châu Phan hoạt động trong Nội thành,
Nguyễn Hữu Hài hoạt động ở Sài
Gòn và thoát ly tham gia kháng chiến. Sau giải phóng cụ là Ủy viên
Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Huế. Cụ cũng là
người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Huế.
Có thể nói rằng, không riêng gì gia đình giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, kỹ
sư Nguyễn Hữu Đính, bác sĩ Thân Trọng Phước... những người trong Chi bộ
Trí thức dù còn tiếp tục sinh hoạt Đảng hoặc bị gián đoạn, nhưng suốt
quá trình chống Pháp
cũng như chống Mỹ cứu nước họ luôn là người trí thức mẫu mực đáng kính,
tùy theo cương vị của mình họ luôn có đóng góp tích cực vào sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Bản thân họ và
gia đình là một pháo đài giữa lòng thành phố với đầy đủ sức hút và lan
tỏa của nó. Họ là tấm gương sáng, là ngọn cờ tập hợp lực lượng trong
phong trào đô thị.
Lê Văn Lân
Tạp chí Sông Hương, số Đặc Biệt
(SĐB9-12)
Những người tác động tới nội các Dương Văn Minh
QĐND - Thứ Ba, 16/04/2013
QĐND - Tôi có dịp gặp
Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí), người chỉ huy Khối điệp
báo-Tình báo quân sự Quân giải phóng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ và được nghe ông kể lại những năm tháng hoạt động nội tuyến
trong Tổng Nha Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn, nhất là thời điểm ông
và đồng đội từng tham gia tác động để nội các Dương Văn Minh tuyên bố
đầu hàng ngày 30-4-1975…
Trưa 28-4-1975, sau bữa cơm trưa,
tôi đang ngồi đọc báo trên gác nhà H3 (bí danh của Ba Lễ, một cán bộ
điệp báo của ta) tại khu Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn thì một người con
của H3 lên báo tin: Có hai người không phải bạn của H3 nhưng lại nói
muốn gặp Sáu Trí. Đây là một tình huống bất ngờ, song tôi nghĩ mình cần
phải tìm hiểu cụ thể hơn nên đã nhờ H3 xuống phòng khách xem hai người
ấy là ai, tại sao lại biết tôi ở đây, gặp tôi để làm gì? Một lát sau,
H3 lên cho biết: Đó là anh Tô
Văn Cang, một nhân sĩ trí thức yêu nước, công tác trong lưới tình báo
của anh Đinh Sơn Đường (tức Hai Thắng) Cụm A24 từ đầu năm 1973. Cùng đi
với anh là kỹ sư Lê Văn Giàu, một cơ
sở trí vận của ta. Tô Văn Cang đến đây là do nội các Dương Văn Minh
muốn nhờ anh đi tìm đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhằm
thương lượng một vấn đề quan trọng.
Sở dĩ Tô Văn Cang biết tôi có mặt
tại Sài Gòn là do Hai Thắng tiết lộ. Thấy việc đó không ảnh hưởng nhiều
tới công việc của lưới tình báo nên tôi đã xuống gặp. Khi thấy tôi, Tô
Văn Cang
đứng dậy chào, tự giới thiệu là cán bộ của Cụm A24 và là cha ruột của
một chiến sĩ tình báo công tác tại A24. Anh xin lỗi vì đã vi phạm
nguyên tắc bí mật, đường đột đến tìm tôi và cho biết: “Tôi là bạn thân
của Nguyễn Văn Diệp (Tổng trưởng Tiếp
thương trong nội các Dương Văn Minh, trước đó Diệp là Giám đốc Việt Nam
ngân hàng). Vì Dương Văn Minh muốn bố trí gặp người đại diện cấp cao
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nên Diệp đã nhờ tôi đi tìm”. Tô Văn Cang
cũng giải thích vì nội các
Dương Văn Minh chia làm hai phe, một phe chịu thương lượng với Mặt trận
Dân tộc Giải phóng để kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào, phe thứ
hai với người đại diện là Nguyễn Bảo Kiếm
quyết tử thủ Sài Gòn, cố gắng kéo dài chiến tranh thêm một thời gian hòng kiếm giải pháp có lợi cho chính quyền Sài Gòn.
Phe chủ hòa do Diệp cầm đầu có nhiều ảnh hưởng đến Dương Văn Minh nên
muốn tìm gặp đại diện của ta để xử trí trong bối cảnh căng thẳng. Tôi
trả lời Tô Văn Cang là chỉ vào Sài Gòn có
việc riêng nên không có tư cách đại diện của cách mạng để gặp gỡ bất cứ
ai, còn chính quyền Dương Văn Minh muốn gặp Chính phủ Cách mạng lâm
thời thì cứ đến cơ quan bốn bên tại Tân Sơn Nhất, ở đó luôn có người
thường trực. Tô Văn Cang
truyền đạt câu hỏi thứ hai của Nguyễn Văn Diệp: Trong hoàn cảnh hiện
nay, nội các Dương Văn Minh nên xử trí ra sao? Tôi trả lời rằng, Dương
Văn Minh là một nhà quân sự nên ông ta có thừa khả năng để đánh giá
tình thế khi Sài Gòn đang bị các
quân đoàn của Quân Giải phóng bao vây. Quân đội Sài Gòn sẽ không còn đủ
lực lượng để chống đỡ, Mỹ không thể đưa quân trở lại và cũng không còn
thì giờ tiếp cứu. Chính quyền Sài Gòn đừng ảo tưởng vì sự cứu viện của
Mỹ cũng như của bất cứ
cường quốc nào. Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn được tính từng ngày, nếu
để kéo dài tình trạng ấy sẽ gây tác hại lớn, đồng bào thương vong
nhiều, thành phố Sài Gòn sẽ đổ nát. Nếu chọn
giải pháp tử thủ Sài Gòn thì nội các Dương Văn Minh sẽ phải chịu trách
nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân. Vì thế, việc đầu hàng ngay và đầu
hàng vô điều kiện là thái độ có trách nhiệm trước sinh mạng của nhân
dân...
Sau đó, Tô Văn Cang đã thông qua
Nguyễn Văn Diệp và Nguyễn Đình Đầu (một trí thức có nhiều ảnh hưởng đối
với Dương Văn Minh) nhằm tác động đến viên tổng thống cuối
cùng của chính quyền Sài Gòn. Thảo luận với Nguyễn Văn Diệp xong thì 16
giờ ngày 29-4, Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền lên đài phát thanh
tuyên bố “sẵn sàng thương thuyết hòa bình với Mặt trận Giải phóng”.
Khoảng hơn 8 giờ ngày 30-4, Nguyễn
Đình Đầu điện thoại cho anh Cang báo tin là Dương Văn Minh đã chịu chấp
thuận đầu hàng vô điều kiện. Nguyễn Văn Diệp cũng gọi điện thoại mời
Tô Văn Cang vào Dinh Độc Lập để tổ chức đón tiếp Chính phủ
Cách mạng lâm thời và dặn nên đi theo lối đường Nguyễn Du, tại đó
Nguyễn Văn Diệp sẽ ra đón. Tô Văn Cang liền đi cùng xe do kỹ sư Lê Văn
Giàu lái hướng về phía Dinh Độc Lập, nhưng
đến cầu Bông thì xe bị cảnh sát Sài Gòn chặn lại, không cho vào nội
thành. Xe phải chạy ra lối ngã tư Hàng Xanh, đến ngã tư xa lộ thì gặp
đoàn xe thiết giáp của Quân Giải phóng từ
hướng cầu Sài Gòn chạy đến và đang lúng túng chưa biết đi đường nào. Tô
Văn Cang liền tiến đến chiếc đi đầu và ra hiệu cho đoàn xe thiết giáp
chạy theo xe của mình…
Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30-4, tại
nhà H3, tôi nghe trên Đài Phát thanh Sài Gòn lời phát biểu của Dương
Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện
của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Vài giờ sau, Tô Văn Cang và
người bạn của anh là kỹ sư Lê Văn Giàu lại mời tôi và H3 vào Dinh Độc
Lập để chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh, tránh mọi
hành động đáng tiếc xảy ra khi Quân Giải
phóng vào tiếp quản Dinh Độc Lập. Tôi và H3 cùng theo xe của Tô Văn
Cang vào Dinh Độc Lập, đến phòng của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền
thì có một bộ phận Quân Giải phóng đã có mặt trong dinh. Bộ đội ta đòi
bắt toàn bộ các nhân vật này làm
tù binh. Sợ anh em vi phạm chính sách của Mặt trận Giải phóng, tôi liền
gặp và giải thích: Nội các Dương Văn Minh đã chấp thuận theo những
điều kiện của ta nên vừa có thông báo đầu hàng trên Đài phát thanh. Lúc
đầu, anh em không tin vì
thấy tôi mặc thường phục. Tôi tự giới thiệu là Đại tá Sáu Trí, Sĩ quan
Bộ Tham mưu B2 vào Sài Gòn làm công tác đặc biệt trong Chiến dịch Hồ
Chí Minh. May sao, đúng lúc đó xuất hiện
một sĩ quan thuộc đơn vị thiết giáp, anh chính là người bạn học cùng
khóa quân sự cấp cao với tôi ở Hà Nội. Anh tới bắt tay tôi và thân mật
nói: “Đi đâu cũng gặp thằng tình báo này!”.
Sau đó, tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn
Hữu An-Tư lệnh Quân đoàn 2 -và cùng anh bàn việc tiếp quản Dinh Độc
Lập. Chúng tôi nhất trí nên có lời công bố chính thức của Quân Giải
phóng
trên đài phát thanh. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An phân công tôi soạn thảo
gấp. Tôi cùng với Tô Văn Cang, Ba Lễ bàn nhau và thống nhất giao cho Tô
Văn Cang chấp bút bản thông báo với tựa đề “Thông báo số 1”. Viết
xong, tôi đến gặp Thiếu tướng
Nguyễn Hữu An để thông qua. Ông tế nhị từ chối không đề tên đơn vị mình
và đề xuất chỉ nên đề là “Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ
Lớn-Gia Định”. Anh Cang được phân công cùng với anh Giàu lên xe
com-măng-ca chạy ra Đài phát thanh.
Phải khó nhọc lắm xe của anh mới vào được trong. Anh Cang lên lầu, đọc
chậm và rõ bản “Thông báo số 1”. Anh Giàu đọc lại lần hai. Sau đó dặn
cứ 5 phút thì lặp lại một lần.
Bản "Thông báo số 1” của Bộ tư lệnh
Quân giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là bản tin chính thức được ta
phát trên Đài phát thanh, vài giờ sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương
Văn Minh.
Trong lúc tôi và Thiếu tướng Nguyễn
Hữu An đang bàn công tác bảo đảm an ninh thì anh em cho biết những
thành viên nội các Dương Văn Minh đang tỏ ra hoảng loạn. Anh An bảo tôi
nên đi gặp gỡ họ vì tôi là người miền Nam, lại làm tình báo nên
biết tâm lý, tình cảm của họ. Tôi mời họ ra hành lang để nói chuyện. Tướng Minh đứng trước, các thành viên đứng kế tiếp.
Tôi động viên họ về sự chiến thắng vĩ đại của quân, dân ta và về việc
đầu hàng không điều kiện của nội các Dương Văn Minh đã giúp cho thành
phố Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn. Tôi
còn hứa sẽ bảo đảm việc an toàn tính mạng cho họ. Lúc ấy, Dương Văn
Minh xin phép tạt qua phòng riêng để thăm người vợ đang lo lắng cho số
phận của chồng, anh Cang cũng rảo bước theo sau…
Phạm Xuân Trường
Minhduc7.blogspot
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32904
Nhận xét
LỘT MẶT NẠ TỔ CHỨC BỊP BỢM " MẬT TRẬN DÂN TỘC GPMN "
Lột Mặt Nạ Tổ
Chức Bịp Bợm "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam" (Sự thật về các trí
thức miền Nam theo cộng sản) - Cố Gs HỨA HOÀNH - Các ông, các bà trí
thức tư sản
miền Nam trốn theo "Mặt Trận Giải Phóng" (gọi tắt của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền N...
Sau
cuộc gặp gỡ đại sứ Yamato thì vài tháng sau, có một số người Mỹ tìm gặp
một số trí thức VN đối lập với chính quyền VNCH. Một dịp tình cờ, tôi
đến nhà ông Trịnh Đình Thảo ở Hạnh
Thông Tây, Gò vấp, lời ông Bửu,
đây là một vườn xoài rộng 6 mẫu, ông Thảo cho xây một nhà đúc kiên cố,
theo kiểu nhà khách ở bịnh viện Cộng Hòa.
Chúng tôi ngồi uống trà
dưới bóng mát của 3 cây xoài, trên những ghế đá màị Tôi được ông Thảo
giới thiệu với một người Mỹ nói tiếng Pháp, còn tôi được gọi là kỹ sư
không xưng tên.
Sau lời chào hỏi lịch sự theo xã giao Tây phương, chúng tôi nói chuyện thoải mái với ông Mỹ này. Tôi nói :
- Nguyện vọng của chúng tôi là yêu cầu Mỹ rút quân để vấn đề chiến tranh này cho người VN giải quyết với nhau.
Người Mỹ đáp :
- Nếu quân đội Mỹ rút đi, thì CS sẽ chiếm miền Nam.
Tôi nói tiếp :
-
Nếu CS có thắng thì chúng tôi hợp tác với họ trong hòa bình, không còn
bắn giết nhau nữa, người dân Việt Nam mới sống yên ổn, sinh hoạt bình
thường, không còn lo sợ chiến tranh.
Người Mỹ này đứng dậy, lấy khăn lau mồ hôi trán, rồi chậm rãi đáp :
- Nếu CS vào Saigon, thì sẽ bắn giết lực lượng VNCH. Saigon sẽ thành biển máu lửa. VC sẽ bỏ tù hết các ông.
Tôi đáp ngày :
-
Chúng tôi là dân sự, không chống đối họ thì họ sẽ trọng dụng chúng tôi,
nhất là chúng tôi là những chuyên viên về kinh tế, kỹ thuật, có thể
phục vụ cho đất nước bất cứ lúc nào cũng được.
Ông Mỹ nói:
- Ông còn ảo tưởng lắm! Người CS có đường lối độc tài của họ, không sử dụng người trí thức đâụ Họ sẽ tiêu diệt giai cấp bằng
cách
quốc hữu hóa tài sản của người dân, biến con người thành công cụ sản
xuất, nhằm bảo vệ giai cấp lãnh đạo của họ, được gọi là giai cấp công
nhân thất học đó.
Tôi có cảm tưởng khinh thường ông Mỹ này, vì tôi cho rằng ông đi tuyên truyền chống cộng như con vẹt. Tôi đáp:
- Xin lỗi ông, tôi không tin!
Trong
khi đó, trước sự chú ý của nhà văn Thanh Nghị, Hoàng Trọng Quỳ, ký giả
Hoàng Trọng Miên, bà Ngô Bá Thành, kỹ sư Trần Văn Quyến, ký giả Thiếu
Sơn, kỹ sư Hồ Gia Lý...thì ông Thảo cắt ngang lời nói của tôi. Ông nói:
- Cháu còn trẻ nên còn hăng đấy.
Ông Mỹ cười và quay sang bà Ngô Bá Thành ngồi kế bên nói chuyện một lúc. Rồi ông nói rõ lập trường của Mỹ như sau :
-
Người Mỹ sang VN chiến đấu vì lý tưởng tự do và bảo vệ tự do cho dân
tộc VN. Với tư cách một người trí thức Mỹ, tôi tin rằng số đông trí thức
VN đều có du học ở phương Tây, sẽ hiểu
biết được thực tâm của chính
phủ Mỹ, để không chống đối Mỹ tiến hành chiến tranh ở VN, nhằm ngăn chặn
làn sóng sẽ do Trung quốc đang muốn bành trướng sang VN và Đông Nam Á.
Trong
dịp này, CS núp dưới chiêu bài "giải phong miền Nam", để rồi sau khi
chiếm được VNCH, họ sẽ thôn tính luôn cả Lào và Kampuchea.
Qua cuộc
tiếp xúc này, tôi được biết ý định của Mỹ, nhưng tôi vẫn xem Mỹ là kẻ
xâm lược VNCH, vì lẽ "người dân có kêu Mỹ tham chiến đâu"! Tự nhiên
người Mỹ vào thay thế người Pháp
sau Hiệp định Geneva 1954 và cai
trị chế dộ VNCH xuyên qua các chính quyền do Mỹ dựng lên. Sự có mặt của
người Mỹ như chủ nhân ông, không có chính nghĩạ Đối với lương tri con
người,
mặc dù chính quyền Mỹ đã tốn rất nhiều tiền, và thanh niên Mỹ phải bỏ
mạng ở chiến trường VN. Bởi vì nếu CS xâm lược thì nhân dân miền Nam có
quyền tự vệ và đánh đuổi CS ra
Bắc Việt Cũng bởi vì quốc sách Ấp Chiến Lược của VNCH đang tỏ ra hữu hiệu thì Mỹ lại thay đổi chính sách chống Cộng!
Ký ức và trăn trở của Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình. RFA files photos
Trong cuộc chiến tranh VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành
tù binh chiến tranh. Điệp viên Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một
trong những tù binh chiến tranh ở Bắc Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân
đến Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp vụ vượt tuyến và 18 năm tù
đày của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự kiện 40 năm ngày
30/4, cựu tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức của mình
khi đón nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.
Hòa Ái: Xin chào ông Đặng Chí Bình. Rất cảm ơn ông đã
dành cho đài ACTD để chia sẻ với thính giả của đài biết về hoàn cảnh ông
bị đi tù ở Hòa Lò cũng như ở khắp các trại tù miền Bắc, VN trong thời
gian rất dài. Trước tiên, xin ông cho biết tại sao ông chọn ngành tình
báo khi ông còn quá trẻ và ông đã bị bắt vào lúc nào?
Ông Đặng Chí Bình: Xin chào cô Hòa Ái và qua cô tôi hân hạnh kính
chào toàn thể quý vị đang lắng nghe đài ACTD. Tôi cảm ơn cô hỏi đến một
người đã ngoài 80, làm cho tôi vui hẳn và hưng phấn. Tôi xin trả lời
câu cô hỏi “tại sao chọn ngành tình báo” là do bản tính tôi từ nhỏ rồi.
Bố tôi là võ sư và tôi đã học võ từ lúc còn bé thành thử tính thích
ngang tàn. Sau này đọc những sách Z28 (của Người Thứ Tám), sách của Phạm
Cao Củng. Trong bối cảnh quê hương ở miền Nam như thế, từ ý thích đó
cho đến khi cơ duyên đến được gặp ông chú Nguyễn Văn Thưởng và được giới
thiệu với Linh mục Mai Ngọc Khuê, rồi từ đấy tôi vào ngành tình báo.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra
Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình
Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày.
Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng
lưới.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật
một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của
Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật
đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ
tuyển mộ gây mạng lưới - Ông Đặng Chí Bình
Khi đến đấy,
đầu tiên có điều kiện là tôi đến bệnh viện Việt-Đức để trao một tài
liệu đặc biệt cho bác sĩ Hoàng Đình Thọ. Ngày hôm sau tôi tiếp tục đến
một nhà thờ để liên lạc với một vị linh mục. Khi đi ra thì tôi phát hiện
có người theo dõi. Từ khi khẳng định thì bắt đầu tôi đánh lừa, tương kế
tựu kế, dùng các phương pháp đánh lạc hướng cho rối mù lên. Đáng lẽ bí
mật tôi về chổ đổ bộ của tôi ở Hà Tĩnh nhưng vì không cắt được đuôi để
rồi lang thang đến cuối cùng hơn 1 tháng sau tôi mới bị bắt.
6 năm trường ở Hỏa Lò, Hà Nội, tôi bị bao nhiêu phương pháp cùm kẹp, tra
tấn từ đầu năm 1962 cho đến ngày 30/12/1967, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân
dân Thành phố xử 18 năm và 5 năm mất quyền công dân. Người nào đọc sách
“Thép đen” của tôi mới hiểu được, thưa cô Hòa Ái.
Hòa Ái: Như vậy Trong suốt thời gian ông bị tù đày, bị tra tấnthì hình thức tra tấn nào ông cho rằng là ấn tượng nhất?
Ông Đặng Chí Bình: Tôi bị cùm kẹp, đói khát. Người khác còn có
người trông nom. Tôi thì không có một ai nhìn tới trong 6 năm ở trong
Hỏa Lò, không một ai hỏi thăm đến. Vì tôi là tình báo nên nếu ai hỏi
thăm thì bị nghi là đường dây của tôi thì người đó cũng bị nguy hiểm.
Tôi bị cùm kẹp suốt 3, 4 năm trường như thế. Tôi ấn tượng nhất trong quá
trình tù dưới chế độ Cộng sản thì tôi phải nói rằng là cái đói là nặng
nhất chứ cùm kẹp đối với tôi chẳng nghĩa lý gì cả. Chết thì thôi mà. Bắn
thì xin mời cứ bắn. Tôi cảm ơn nữa là khác. Đáng lẽ một người tù ăn
được 5 phần nó chỉ cho ăn 3 thành thử người tù bị rút cả xương tủy. Cái
đói và thời gian 6 năm mù mịt ở trong Hỏa Lò như thế…Chỉ có thời gian và
đói mới là nguy hiểm, rất ấn tượng trong thời gian đi tù của tôi.
Hòa Ái: Trong thiên hồi ký “Thép đen”, ông có đề cập đến một dụng cụ gọi là “cùm mồm”, ông có thể mô tả sơ lược lại vì sao ông phải chịu hình thức tra tấn này?
Ông Đặng Chí Bình: Khi bị bắt vào Hỏa Lò, đầu tiên tôi bị 4,5
thằng bắt cởi quần áo, khám xét từ miệng, tai, tóc…vì tôi là điệp viên
nên bị khám kỹ ghê gớm. Theo hiểu biết của tôi lúc đó là một người điệp
viên như tôi đã bị bắt thì chỉ có bị tra tấn đến chết, trước sau cũng
chết. Tôi xác định chấp nhận cái chết. Vậy thì chết trước là đỡ khổ. Cho
nên khi bị đưa vào xà lim và bị cùm, tôi còn bị đánh bằng một cái gậy
khoảng 60-70 phân như cái cán xẻng. Tôi hiểu từ trước là Hồ Chí Minh
được xem như thần thánh hễ ai nói động tới là bị bắn hết. Lúc đó tôi
nghĩ rằng chỉ muốn chửi ngay thằng Hồ Chí Minh với đảng Cộng sản thì
mong rằng mục đích là tôi bị bắn chết đi để khõi khổ, khõi bị tra tấn.
Tôi nghĩ như vậy cho nên tôi mới chửi. Nhưng nó không bắn. Nó mang vào
một dụng cụ, nó khóa tay tôi ra phía sau rồi nó đưa khóa miệng tôi lại.
Sau này tôi mới biết là cái “cùm mồm”. Sau này nữa trong giai đoạn xà
lim, qua nghe ngóng, có 1 anh Tàu cũng chửi bới và cũng bị cùm mồm như
tôi.
Hòa Ái:Đã có bao giờ ông có ý định vượt ngục? Trong hòan cảnh quá tuyệt vọng, ý nghĩ vượt ngục có manh nha trong đầu hay không, thưa ông?
Ông Đặng Chí Bình: Nói đến vượt ngục thì ngay khi bị phát hiện
thì tôi đã định trốn rồi nhưng không có cách gì cả vì có quá đông người
theo dõi tôi. Khi bị bắt trong Hỏa Lò, bị cùm chân cùm tay, kềm kẹp ở
trong xà lim nữa thì không có cách gì mà vượt ngục được. 3 năm sau,
chuyện dài lắm, trong “Thép đen” mới tả hết được, lúc đó tôi ở xà lim 1
rồi tình cờ 1 lần có 1 cán bộ gọi cung tôi thì ra người này ở quê tôi,
Phát Diệm. Tôi thấy anh chàng này ăn nói có vẻ ngơ ngơ ngác ngác nên
trong buổi cung đó tôi nổi lên ý tưởng có thể trốn thoát. Thế là tôi
dùng nhiều mưu mẹo và cả nghệ thuật võ của tôi nữa. Cuối cùng tôi đánh
gục và khóa cổ anh ta rồi tôi thay quần áo và tìm cách trốn khõi Hỏa Lò.
Nhưng mà, lúc ra khõi Hỏa Lò thì tôi bị nhiều trận lắm. Nó bắt được
tôi, nó đánh tôi, đâm tôi gãy 3 cái răng rồi nó trói tay, đưa tôi xuống
hầm đá, cát-sô ở Hỏa Lò…có thể chết ở dưới đó. Do Thượng đế, do hồn
thiêng dân tộc thì tôi mới sống chứ tôi đã chết rồi.
Hòa Ái: Trong suốt thời gian bị giam cầm như vậy, ông có được nghe tin họ báo rằng ông được trao trả như tù bình chiến tranh hay không?
Ông Đặng Chí Bình: Không bao giờ thông báo cả. Chỉ tự suy nghĩ
đoán thôi chứ không bao giờ nó bảo các anh sẽ được trao trả dù trước tập
thể hay trước cá nhân, không bao giờ nói với ai cả.
Ngày
30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói
trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam... Tôi chán chường, tôi
thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa
- Ông Đặng Chí Bình
Vào khoảng sắp sửa ký hiệp định
Paris thì tôi ở trại Trung ương số 1, Lào Cai. Nó tập trung tất cả tù
binh biệt kích, gián điệp. Nó giam nhiều chổ khác nhau nhưng khi đó nó
tập trung về 1 nơi để cho ăn bồi dưỡng. Trước đây ăn đói khổ, ăn 13 kg
trung bình nhưng bây giờ cho ăn 18 kg, có cả gạo và thịt bồi dưỡng.
Chúng tôi biết đây là sắp trao trả. Nó chuẩn bị như vậy từ trước 6 tháng
ký Hiệp định Paris. Nhưng lưng chừng nó đánh lừa được phía các phái
đoàn của Mỹ và của quốc tế, thế là nó mang tôi với một anh nữa là anh Lê
Văn Bưởi, 1 thiếu tá cũng là 1 điệp viên đã đi theo cách vượt sông Bến
Hải, và 1 người nữa là anh Lưu Nghĩa Lương, đưa sang trại Trung ương số 2
ở Yên Bái trở lại chế độ bình thường. Ở đây nó điều tôi đi làm các công
việc dọn cứt đái, rồi trong các toán rau…khổ cực, đày đạo ghê lắm như
tôi đã tả trong “Thép đen”.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng, ông đón nhận tin về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?
Ông Đặng Chí Bình: Thưa cô, hỏi như thế này thì tôi hãy còn nỗi
niềm, nó quấn vào trong đầu tôi, trong lòng tôi ngày hôm đó. 30/4/1975,
lúc đó tôi ở trại Phong Quang. Có thể nói rằng tôi đã xác định chấp nhận
cái chết nhẹ như không, 2 chân trong cùm mà tôi vẫn vui cười vì đấy là
lý do để tôi sống được. Nghệ thuật sống và phương pháp sống và nhân sinh
quan, thế giới quan của tôi đã trang bị cho tôi nên tôi mới sống được.
Thế mà ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy
vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam thì tôi có 1
chì mật duy nhất vẫn giấu hơn 10 năm trường với hy vọng sau này còn hoạt
động tiếp được nữa mà tôi cũng hủy luôn. Tôi chán chường, tôi thấy cuộc
đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa. Đúng
giai đoạn đó tôi gặp rất nhiều nhiều người như anh Nguyễn Chí Thiện, anh
Kiều Duy Vĩnh và nhiều nhân vật tù miền Bắc lúc đó mà tôi cũng không
thiết nói chuyện với ai. Tôi chán chường lắm!
Hòa Ái:và bây giờ là thời điểm 40 năm qua, 30/4/2015 kể từ giây phút ông đón nhận tin VNCH không còn nữa thì cảm giác từ lúc đó cho đến bây giờ có còn ám ảnh ông hay không và nỗi ám ảnh đó ra sao?
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận
nên nó mới cho tôi về rồi thì nó sẽ bắt tôi tội khác nên tôi tương kế
tựu kế, tôi mượn kế của nó để thoát khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để
trốn vượt biên sang đến hải ngoại đâu! Người nào phải đọc sách “Thép
đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh
30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề trong lòng tôi nhất là mối nguy hiểm
nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế giới tự do bây giờ. Tôi buồn lắm! Từ
khi trong tù cho đến hải ngoại cho đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ máu ngày
đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện
tôi mà CIA cũng không ưa gì tôi vì tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ
chưa hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng sản Tàu và Cộng sản VN. Liên
Xô đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu được Trung cộng. Trung
cộng quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép đen”
của tôi đã đề cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của
người Cộng sản VN, kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác
hiểu lầm nó. Nó giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp
chết đến nơi rồi để các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý
luận gia cứ tưởng nó sắp vỡ đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu
họ thì dù anh giỏi hơn hay giàu có hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng
vẫn không là đối thủ của họ khi mà không hiểu kẻ thù của mình. Tôi già
80 tuổi ngoài rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
Ông Đặng Chí Bình: Tôi xin cảm ơn cô.
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-02-24
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32934
Nhận xét
KÝ ỨC VÀ TRĂN TRỞ CỦA ĐIỆP VIÊN X20- ĐẶNG CHÍ BÌNH
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình. RFA files photos
Trong
cuộc chiến tranh VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành tù
binh chiến tranh. Điệp viên Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một trong
những tù binh chiến tranh ở Bắc Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân đến
Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp vụ vượt tuyến và 18 năm tù đày
của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự kiện 40 năm ngày 30/4, cựu
tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức của mình khi đón
nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm
của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận nên nó mới cho tôi về rồi thì nó sẽ
bắt tôi tội khác nên tôi tương kế tựu kế, tôi mượn kế của nó để thoát
khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để trốn vượt biên sang đến hải ngoại
đâu! Người nào phải đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám
ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh 30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề
trong lòng tôi nhất là mối nguy hiểm nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế
giới tự do bây giờ. Tôi buồn lắm! Từ khi trong tù cho đến hải ngoại cho
đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ máu ngày đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện tôi
mà CIA cũng không ưa gì tôi vì tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ chưa
hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng sản Tàu và Cộng sản VN. Liên Xô
đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu được Trung cộng. Trung cộng
quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép đen” của tôi đã đề
cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của người Cộng sản VN,
kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác hiểu lầm nó. Nó
giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp chết đến nơi rồi
để các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý luận gia cứ tưởng
nó sắp vỡ đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu họ thì dù anh
giỏi hơn hay giàu có hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng vẫn không là
đối thủ của họ khi mà không hiểu kẻ thù của mình. Tôi già 80 tuổi ngoài
rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
|
Diễn đàn Facebook