Nước Mỹ Trên Đường “Tiến Lên” Xã Hội Chủ Nghĩa!!!
Đỗ Văn Phúc
Trong Thế Chiến lần thứ 2, vì vừa trải qua một cơn suy thoái kinh tế nghiêm trọng (The Great Depression 1929-1939), Hoa Kỳ đã quyết định chỉ viện trợ vũ khí, phương tiện cho các nước đồng minh mà không trực tiếp tham chiến. Sau khi Nhật ném bom ở Pearl Harbor là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, dù còn nhiều khó khăn vật chất, kinh tếchưa kịp hồi phục, nhưng Hoa Kỳ đã tham gia cật lực và nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc Thế Chiến thứ Hai đưa đến chiến thắng vinh quang. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt, cũng chính Hoa Kỳ đã hào phóng mở hầu bao để viện trợ tái thiết các nước Âu Châu (Marshall Plan) và ngay cả kẻ thù vừa bại trận là Nhật và Đức để tạo một thế chiến lược vững chắc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản do Liên Xô khởi xướng.
Không ai có thể quên được hình ảnh đời sống Mỹ từng là mơ ước của muôn triệu người trên hành tinh trong hậu bán thế kỷ 20, đặc biệt là nền văn minh cơ giới, phát triển nhờ vào sự ứng dụng chủ nghĩa tư bản và chế độ chính trị dân chủ tự do gần như toàn hảo. Qua hình ảnh trên sách báo và truyền thanh, truyền hình, chúng ta thấy một xã hội Mỹ tiêu thụ đại chúng, sung mãn; con người cư xử hiếu hoà, tương thân tương ái.
Người Việt Nam mới tiếp xúc với người Mỹ trong thời gian chiến tranh, trong dân gian đã có câu thành ngữ: “Xài sang như Mỹ”. Các nước nhược tiểu nhìn vào Mỹ như người hùng với sức mạnh vô song và túi tiền khổng lồ sẵn sàng viện trợ, can thiệp mọi nơi mọi lúc để xây dựng, phát triển và bảo vệ hoà bình. Cả khối Liên Xô không cần nội loạn vẫn phải sụp đổ vì không chịu đựng nổi sự cạnh tranh kinh tế và quân sự – đặc biệt trong lãnh vực không gian – với Hoa Kỳ.
Ấy thế mà hôm nay, chúng ta sửng sốt nghe được rằng có 46 triệu người Mỹ phải sống nhờ vào trợ cấp thực phẩm (Food Stamps) với số tiền khổng lồ do chính phủ chi ra trong năm 2011 là 78 tỷ đô la trong tổng số 668 tỷ đô la cho 126 chương trình Trợ cấp Xã hội (Welfare)! Như thế có nghĩa trong 7 người dân Mỹ, có 1 người đang phải hàng tháng đến sắp hàng ở Sở An Sinh Xã Hội nhận phiếu thực phẩm. Bốn mươi bảy triệu, bằng dân số hai tiểu bang Texas và New York gộp lại. 78 tỷ đô la, tức là 2% của ngân sách quốc gia của năm 2011. Ghi chú: Chương trình An Sinh Xã Hội ra đời năm 1935 trong giai đoạn suy thoái.
Source: http://www.huffingtonpost.com/2012/08/28/food-stamps-fact-of-the-day_n_1836037.html
Đường màu xanh là con số gia đình lãnh food stampsMỗi năm một tăng (gần 22,500,000 gia đình trong tháng 6/2012)
Đường màu đỏ là số tiền trợ cấp, mỗi năm một giảm. (295 đô la mỗi gia đình/tháng cũng trong tháng 6 năm 2012)
Con số thất nghiệp trong thời điểm tháng 9, 2012 dao động ở mức trên 8%.Con số người dân sống dưới mức nghèo khó từ 12% năm 2004, nay tăng lên đến 15%.Trên truyền hình hàng ngày đã thấy các hình ảnh trẻ em Mỹ thiếu ăn.
Mới đây, trong một tiết lộ từ buổi họp của ứng cử viên Mitt Romney (Cộng Hoà), cho thấy chỉ có hơn một nửa dân Mỹ đóng thuế để trang trải ngân sách, bao giàn cho 47% dân Mỹ không đóng thuế. Như thế, con số 47% này, ngoài quý cao niên lãnh tiền hưu, số còn lại có thể vừa là thành phần thất nghiệp, cộng thêm một đại đa số có công ăn việc làm, nhưng lợi tức quá thấp dưới mức chịu thuế.
Với tổ chức công quyền càng ngày càng phình ra như dưới trào Obama, cộng thêm việc xuất cảng công ăn việc là sang các nước nghèo; thì nguy cơ tỷ số dân không đóng thuế – nói thẳng ra là dân nghèo – sẽ càng ngày càng gia tăng. Và khi đó, Hoa Kỳ sẽ trở thành một nước phúc lợi (welfare state) khi mà công dân phải trông chờ, lệ thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ. Không là mô thức Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải gọi là gì đây? Tạo sao người ta lo sợ CNXH đến thế? Xin phép mở ngoặc nói sơ về CNXH
Biểu đồ: Mức gia tăng số người lãnh trợ cấp thực phẩm (Food Stamps) cho thấy con số 47 triệu người vào tháng 6/2012
Chủ Nghĩa Xã Hội, phát sinh từ tư tưởng chính trị của Plato và Aristote; nhưng chỉ hình thành rõ nét từ sau khi cuộc cách mạng kỹ nghệ dẫn đến tình trạng rất tồi tệ trong đời sống xã hội: nghèo đói, bất công, nạn bóc lột trầm trọng. Các nhà tư tưởng như Robert Owen, Charles Fourier, Pierre-Joseph Proudhon, Louis Blanc, Charles Hall và Saint-Simon, mở đường cho lý thuyết Chủ Nghĩa Xã Hội tân tiến. Họ chủ trương cải cách, chuyển hoá hình thái xã hội qua thành những cộng đồng nhỏ, và không chấp thuận quyền tư hữu. Sau đó, dựa trên những nguyên tắc của CNXH, Karl Marx và Friedrich Engels khai sáng ra Chủ Nghĩa Cộng Sản; mở ra một trang dài kinh hoàng, đẫm máu, ảm đạm nhất trong lịch sử nhân loại mà đến nay, tuy đã sụp đổ tan tành trên mảnh đất khai sinh ra nó, vẫn còn rơi rụng tàn dư ở vài nơi mà dân trí còn quá thấp kém.
Những người theo Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ tân tiến là chủ trương cải cách xã hội hoá một cách tiệm tiến trong một môi trường dân chủ; nhưng trong đó cũng có khuynh hướng muốn làm cách mạng để xây dựng CNXH. Trong khi đó, những người phái Dân chủ Xã Hội thì ủng hộ chương trình phúc lợi (welfare state) và bảo hiểm thất nghiệp như là phương tiện để làm cho chế độ tư bản trở nên nhân đạo hơn.
Trong những thập niên về trước, vài quốc gia vùng Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Băng Quốc, Na Uy, và Phần Lan cũng áp dụng thử khuôn mẫu xã hội và kinh tế pha trộn giữa kinh tế thị trường và chế độ an sinh hào phóng. Khuôn mẫu này được gọi là Nordic Model, nhưng không thành công vì tổn phí quá cao so với số thu và nhất là bị lạm dụng.
Một trong những lý do thất bại của Chủ Nghĩa Xã Hội là hoang tưởng cho rằng tất cả mọi người toàn thiện, tự giác để có thể xây dựng nên một xã hội công bằng tuyệt đối kiểu làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu..
Trong thực tế, lúc nào, nơi nào trong xã hội cũng luôn có một thiểu số là thành phần lười biếng, bất lực mới phải ngửa tay nhận bố thì từ chính quyền. Khi Chủ Nghĩa Cộng Sản ra đời, chính thành phần này đã dễ dàng xiêu lòng trước những lời kêu gọi lừa của bọn Cộng Sản để trở thành đội quân xung kích làm nên thắng lợi cho cái gọi là Cách Mạng Vô Sản.
Mục tiêu của bất cứ chính quyền tốt đẹp nào cũng là phát triển kinh tế, tạo đủ công ăn việc làm cho công dân để họ nhận phần lương tương xứng mà vẫn giữ gìn phẩm giá của mình chứ không phải tạo hoàn cảnh để cho công dân mình phải lệ thuộc vào trợ cấp. Vì điều này sẽ đưa đến nô lệ hoá, đốt cháy lòng tự trọng, hạ thấp giá trị con người vào hàng ăn bám. Ai cũng biết rằng lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc chính trị. Từ đó, với phương tiện và đồng tiền trong tay, giới chính trị gia cầm quyền, giới tài phiệt giàu có sẽ dễ dàng mua chuộc, sai khiến những người phải sống vào tiền trợ cấp. Đó là mội trường thích ứng để xây dựng một chế độ độc tài toàn trị mà chắc những người dân đã từng sống trong xã hội văn minh không thể chấp nhận được.
Đường lối kinh tế thiên tả của ông Obama trong gần 4 năm nhiệm kỳ đầu đã đưa đến những hệ quả rất bi đát.Hoa Kỳ ngày nay mang một số nợ khổng lồ đến 15 ngàn tỷ đô la mà chủ nợ lớn vẫn là Trung Cộng, một quốc gia luôn mang tâm lý thù địch đối với Hoa Kỳ. Vì để cho kinh tế Trung Cộng vươn lên, ngày nay sự sản xuất của Mỹ đình đốn; thị trường tiêu dùng của Mỹ có 90% hàng hoá hạ đẳng, kém phẩm chất, độc hại nhập cảng của Trung Cộng. Trong kỳ Thế vận London 2012, niềm tự hào của người Mỹđã bị xúc phạm khi phái đoàn thể thao gia của mình không có đồng phục “made in USA” mà lại mặc đồ “made in China”.
Bài này chỉ nhấn mạnh về mặt xã hội, nhưng tưởng cũng không thừa nếu bàn sơ về uy tín chính trị ngoại giao xuống dốc của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.Vị thế một siêu cường không có địch thủ tương xứng sau sự sụp đổ của Liên Sô, ngày nay chỉ là một tiếng vang quá khứ. Trung Cộng lẫn đám cuồng tín Hồi Giáo không ngừng ngạo mạn lên tiếng đe doạ Hoa Kỳ. Ngay cả những nước nhỏ lạc hậu như Bắc Hàn, Iran cũng lên tiếng thách thức Hoa Kỳ.
Hiện nay, ngoài hai đảng lớn là Cộng Hoà và Dân Chủ luân phiên nhau nắm Hành Pháp và Lập Pháp, còn có một số đảng nhỏ mà trong đó có rất nhiều đảng thuộc phe tả và cực tả như: Libertarian Party, Communist Party of the USA, National Socialist Movement, Party for Socialism and Liberation, Socialist Equality Party, Socialist Workers Party, Socialist Party USA, Working Families Party…
Rõ ràng trong tình hình kinh tế suy thoái, xã hội như một người bệnh liệt giuờng, mất sức đề kháng thì các loại vi trùng cực tả như CS và CNXH có cơ hội phát triển.
Với khẩu hiệu “Thay Đổi” (We Believe in Change) và tài ăn nói đầy sức thuyết phục, Obama đã từ một người hoạt động cộng đồng (Community Organizer) vô danh, không kinh nghiệm chính trường nhảy có hai bước để trở thành Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
Tuy Obama núp bóng trong đảng Dân Chủ, nhưng có rất nhiều websites đã tiết lộ rằng ông ta chịu nhiều ảnh hưởng và có quan hệ với phe chủ nghĩa xã hội và Cộng sản (xem phần phụ lục). Trong một đoạn video mới tung ra về một cuộc họp cách đây 14 năm, Obama đã tuyên bố chủ trương tái phân phối tài sản (Redistribution of Wealth) là một trong những chủ trương chính của Mác Xít vàphe Xã hội. Ông Obama cố lờ đi không trả lời các cáo buộc của nhiều người về quan điểm chính trị, về Tân Đảng và mối quan hệ của ông với phái Xã Hội Chủ Nghĩa, và đảng viên Cộng Sản.
Sau gần bốn năm, Obama chẳng nêu ra được thành tựu nào đáng kể khi ra tái tranh cử. Chỉ nghe ông ta đổ lỗi cho thời gian quá ngắn để có thể xoay chuyển tình hình và lại hứa hẹn “Tiến tới” (Forward). Ba việc đáng kể là (1) kích thích kinh tế dưới hình thức Đạo Luật Phục Hồi và Tái Đầu Tư (American Recovery and Reinvestment Act) vào tháng 2/2009, (2) Bảo Hiểm Thất Nghiệp và Giảm Thuế (Tax Relief, Unemployment Insurance Reauthorization), và (3) Đạo Luật Tạo Thêm Việc Làm (Job Creation Act) vào tháng 12, năm 2010. Nhưng chẳng đem lại kết quả gì mà chỉ thấy chiều hướng đi xuống.
Chương trình Bảo hiểm Y Tế mà người ta gọi là Obamacare, nếu áp dụng sẽ ép buộc mọi người phải mua bảo hiểm. Chính phủ lại phải bỏ một số tiền khổng lồ ra trả cho những công dân lợi tức thấp, ngân sách quốc gia lại thâm thủng thêm. Các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên, và dĩ nhiên chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất để bắt người tiêu dùng – vốn đã cạn túi – gánh chịu. Giới nghèo sẽ nghèo thêm, giới trung lưu sẽ teo lại; chỉ còn giới giàu càng thêm giàu sụ và chắc chắn sẽ hoàn toàn định đoạt số phận của công dân.. E rằng ông Obama đang dẫn dắt nước Mỹ Forward đến Chủ Nghĩa Xã Hội mất.
Trong một thống kê của báo chí, người ta biết rằng số người bỏ phiếu cho Obama đa số là thành phần thụ hưởng An sinh Xã hội, dân đồng tính, dân nghèo sống trong các khu bất an ninh, dân Latino có liên quan đến hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. Cũng giống như khi đảng CS kêu gọi, thì thành phần này là tiên phong đi theo ngọn cờ “cách mạng” vậy. Nhưng dường như đã có sự lay chuyển tyrong sự lựa chọn của các thành phần này.
Chỉ còn gần hai tháng nữa đến ngày bầu cử. Đối thủ của Obama là Mitt Romney bộc lộ vài sơ hở có thể mất sự ủng hộ của một số lớn những người trong 47% dân không đóng thuế. Nhưng hy vọng ám ảnh Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ giúp cho người dân biết lựa chọn đúng đắn con đường mà Hoa Kỳ sẽ theo trong những năm tới.
Phụ lục:
A.- Barack Obama và Tân Đảng.
Tân Đảng (New Party) vững mạnh trong nửa cuối thập niên 1990, là một lien minh nhằm đưa người tả khuynh vào cơ quan công quyền qua danh nghĩa đảng Dân Chủ.
Hai tổ chức nòng cốt của Tân Đảng là the Democratic Socialists of America và Association of Community Organizations for Reform Now (ACORN)- một tổ chức radical lớn nhất ở Mỹ. Ngoài ra còn Công Đoàn SEIU, và nhóm Committees of Corespondence ly khai từ Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.
Một tổ chức cực tả khác có ảnh hưởng rấ mạnh đến New Party là “think tank” Institute for Policy Studies bản doanh tại Washington DC. Ở Chicago, Tân ảng cũng thành lập tổ chức huynh đệ Progressive Chicago.
Có đủ bằng chứng rằng Barack Obama là thành viên của Tân Đảng.
Source http://keywiki.org/index.php/Barack_Obama_and_the_New_Party/Progressive_Chicago
B.- Sau đây là một số các cáo buộc về mối liên hệ của Barack Hussein Obama với CNXH và Cộng Sản:
1.- Thân phụ của ông Obama từng viết bài “Các Vấn Đề về CNXH” trong đó ông ta ủng hộ việc đánh thuế 100% và người giàu có; ủng hộ quyền công hữu đất đai và cưỡng đoạt đất tư.
2.- Mẹ của Obama, Stanley Ann Dunham, là cảm tình viên của Cộng Sản. Source: March 27, 2007, Chicago Tribune report.
3.- Cha mẹ của Obama gặp nhau trong một lớp tiếng Nga. Source: Sharon Cohen, St Louis Times
4.- Khi còn tuổi teen, Obama được dạy kèm bởi Frank Marshall Davis mà người ta tin rằng là một đảng viên Cộng Sản Mỹ. Qua ông Davis này, Obama được quen biết nhiều đảng viên CS khác. Source: Jim Corsi, WorldNetDaily based on Communism in Hawaii and the Obama Connection (Cliff Kincaid and Herbert Romerstein)
5.- Anh ruột của Obama là Abongo Roy Obama và anh bà con là Odinga là thành viên theo chủ nghĩa Mác Xít.
6.- Obama từng tham dự Hội Nghị các nhà Xã Hội CN ở Cooper Union.
7.- Người tiền nhiệm và là nâng dỡ cho Obama để vào Thượng Viện Illinois là Nghị Sĩ Alice Palmer, là người từng đi Liên Sô tham dựĐại Hội lần thứ 27 của Đảng CS Liên Sô. Source: Jim Corsi, WorldNetDaily based on Communism in Chicago and the Obama Connection (Cliff Kincaid and Herbert Romerstein)
8.- Việc yểm trợ cho Obama tranh cử Thượng Viện Illinois (1955) do bà Alice Palmer phát khởi từ nhà hai ông Bill Ayers và Bernadine Dorhn, là thành viên củ tổ chức khủng bố Weather Underground được tài trợ bởi Đảng CS Hoa Kỳ.
9.- Obama co liên hệ mật thiết với nhóm ACORN (Association of Community Organizations for Reform Now) chống Chủ Nghĩa Tư Bản.
10.- Obama từng tham dự các cuộc họp với các thành viên XHCN ở Chicago và từng yểm trợ những người này.
11.- Obama ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, là thành viên đảng Xã Hội Chủ Nghĩa.
12.- Rất nhiều người ủng hộ Obama tôn sung tên Cộng Sản Cuba Che Guevara (bạn chiến đấu của Fidel Castro)
13.- Obama được các thành viên Mác Xít, XHCH và Cộng Sản ủng hộ.
Trong Thế Chiến lần thứ 2, vì vừa trải qua một cơn suy thoái kinh tế nghiêm trọng (The Great Depression 1929-1939), Hoa Kỳ đã quyết định chỉ viện trợ vũ khí, phương tiện cho các nước đồng minh mà không trực tiếp tham chiến. Sau khi Nhật ném bom ở Pearl Harbor là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, dù còn nhiều khó khăn vật chất, kinh tếchưa kịp hồi phục, nhưng Hoa Kỳ đã tham gia cật lực và nắm vai trò lãnh đạo trong cuộc Thế Chiến thứ Hai đưa đến chiến thắng vinh quang. Ngay khi tiếng súng vừa chấm dứt, cũng chính Hoa Kỳ đã hào phóng mở hầu bao để viện trợ tái thiết các nước Âu Châu (Marshall Plan) và ngay cả kẻ thù vừa bại trận là Nhật và Đức để tạo một thế chiến lược vững chắc ngăn chặn làn sóng Cộng Sản do Liên Xô khởi xướng.
Không ai có thể quên được hình ảnh đời sống Mỹ từng là mơ ước của muôn triệu người trên hành tinh trong hậu bán thế kỷ 20, đặc biệt là nền văn minh cơ giới, phát triển nhờ vào sự ứng dụng chủ nghĩa tư bản và chế độ chính trị dân chủ tự do gần như toàn hảo. Qua hình ảnh trên sách báo và truyền thanh, truyền hình, chúng ta thấy một xã hội Mỹ tiêu thụ đại chúng, sung mãn; con người cư xử hiếu hoà, tương thân tương ái.
Người Việt Nam mới tiếp xúc với người Mỹ trong thời gian chiến tranh, trong dân gian đã có câu thành ngữ: “Xài sang như Mỹ”. Các nước nhược tiểu nhìn vào Mỹ như người hùng với sức mạnh vô song và túi tiền khổng lồ sẵn sàng viện trợ, can thiệp mọi nơi mọi lúc để xây dựng, phát triển và bảo vệ hoà bình. Cả khối Liên Xô không cần nội loạn vẫn phải sụp đổ vì không chịu đựng nổi sự cạnh tranh kinh tế và quân sự – đặc biệt trong lãnh vực không gian – với Hoa Kỳ.
Ấy thế mà hôm nay, chúng ta sửng sốt nghe được rằng có 46 triệu người Mỹ phải sống nhờ vào trợ cấp thực phẩm (Food Stamps) với số tiền khổng lồ do chính phủ chi ra trong năm 2011 là 78 tỷ đô la trong tổng số 668 tỷ đô la cho 126 chương trình Trợ cấp Xã hội (Welfare)! Như thế có nghĩa trong 7 người dân Mỹ, có 1 người đang phải hàng tháng đến sắp hàng ở Sở An Sinh Xã Hội nhận phiếu thực phẩm. Bốn mươi bảy triệu, bằng dân số hai tiểu bang Texas và New York gộp lại. 78 tỷ đô la, tức là 2% của ngân sách quốc gia của năm 2011. Ghi chú: Chương trình An Sinh Xã Hội ra đời năm 1935 trong giai đoạn suy thoái.
Source: http://www.huffingtonpost.com/2012/08/28/food-stamps-fact-of-the-day_n_1836037.html
Đường màu xanh là con số gia đình lãnh food stampsMỗi năm một tăng (gần 22,500,000 gia đình trong tháng 6/2012)
Đường màu đỏ là số tiền trợ cấp, mỗi năm một giảm. (295 đô la mỗi gia đình/tháng cũng trong tháng 6 năm 2012)
Con số thất nghiệp trong thời điểm tháng 9, 2012 dao động ở mức trên 8%.Con số người dân sống dưới mức nghèo khó từ 12% năm 2004, nay tăng lên đến 15%.Trên truyền hình hàng ngày đã thấy các hình ảnh trẻ em Mỹ thiếu ăn.
Mới đây, trong một tiết lộ từ buổi họp của ứng cử viên Mitt Romney (Cộng Hoà), cho thấy chỉ có hơn một nửa dân Mỹ đóng thuế để trang trải ngân sách, bao giàn cho 47% dân Mỹ không đóng thuế. Như thế, con số 47% này, ngoài quý cao niên lãnh tiền hưu, số còn lại có thể vừa là thành phần thất nghiệp, cộng thêm một đại đa số có công ăn việc làm, nhưng lợi tức quá thấp dưới mức chịu thuế.
Với tổ chức công quyền càng ngày càng phình ra như dưới trào Obama, cộng thêm việc xuất cảng công ăn việc là sang các nước nghèo; thì nguy cơ tỷ số dân không đóng thuế – nói thẳng ra là dân nghèo – sẽ càng ngày càng gia tăng. Và khi đó, Hoa Kỳ sẽ trở thành một nước phúc lợi (welfare state) khi mà công dân phải trông chờ, lệ thuộc vào tiền trợ cấp của chính phủ. Không là mô thức Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải gọi là gì đây? Tạo sao người ta lo sợ CNXH đến thế? Xin phép mở ngoặc nói sơ về CNXH
Biểu đồ: Mức gia tăng số người lãnh trợ cấp thực phẩm (Food Stamps) cho thấy con số 47 triệu người vào tháng 6/2012
Chủ Nghĩa Xã Hội, phát sinh từ tư tưởng chính trị của Plato và Aristote; nhưng chỉ hình thành rõ nét từ sau khi cuộc cách mạng kỹ nghệ dẫn đến tình trạng rất tồi tệ trong đời sống xã hội: nghèo đói, bất công, nạn bóc lột trầm trọng. Các nhà tư tưởng như Robert Owen, Charles Fourier, Pierre-Joseph Proudhon, Louis Blanc, Charles Hall và Saint-Simon, mở đường cho lý thuyết Chủ Nghĩa Xã Hội tân tiến. Họ chủ trương cải cách, chuyển hoá hình thái xã hội qua thành những cộng đồng nhỏ, và không chấp thuận quyền tư hữu. Sau đó, dựa trên những nguyên tắc của CNXH, Karl Marx và Friedrich Engels khai sáng ra Chủ Nghĩa Cộng Sản; mở ra một trang dài kinh hoàng, đẫm máu, ảm đạm nhất trong lịch sử nhân loại mà đến nay, tuy đã sụp đổ tan tành trên mảnh đất khai sinh ra nó, vẫn còn rơi rụng tàn dư ở vài nơi mà dân trí còn quá thấp kém.
Những người theo Chủ Nghĩa Xã Hội Dân Chủ tân tiến là chủ trương cải cách xã hội hoá một cách tiệm tiến trong một môi trường dân chủ; nhưng trong đó cũng có khuynh hướng muốn làm cách mạng để xây dựng CNXH. Trong khi đó, những người phái Dân chủ Xã Hội thì ủng hộ chương trình phúc lợi (welfare state) và bảo hiểm thất nghiệp như là phương tiện để làm cho chế độ tư bản trở nên nhân đạo hơn.
Trong những thập niên về trước, vài quốc gia vùng Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển, Băng Quốc, Na Uy, và Phần Lan cũng áp dụng thử khuôn mẫu xã hội và kinh tế pha trộn giữa kinh tế thị trường và chế độ an sinh hào phóng. Khuôn mẫu này được gọi là Nordic Model, nhưng không thành công vì tổn phí quá cao so với số thu và nhất là bị lạm dụng.
Một trong những lý do thất bại của Chủ Nghĩa Xã Hội là hoang tưởng cho rằng tất cả mọi người toàn thiện, tự giác để có thể xây dựng nên một xã hội công bằng tuyệt đối kiểu làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu..
Trong thực tế, lúc nào, nơi nào trong xã hội cũng luôn có một thiểu số là thành phần lười biếng, bất lực mới phải ngửa tay nhận bố thì từ chính quyền. Khi Chủ Nghĩa Cộng Sản ra đời, chính thành phần này đã dễ dàng xiêu lòng trước những lời kêu gọi lừa của bọn Cộng Sản để trở thành đội quân xung kích làm nên thắng lợi cho cái gọi là Cách Mạng Vô Sản.
Mục tiêu của bất cứ chính quyền tốt đẹp nào cũng là phát triển kinh tế, tạo đủ công ăn việc làm cho công dân để họ nhận phần lương tương xứng mà vẫn giữ gìn phẩm giá của mình chứ không phải tạo hoàn cảnh để cho công dân mình phải lệ thuộc vào trợ cấp. Vì điều này sẽ đưa đến nô lệ hoá, đốt cháy lòng tự trọng, hạ thấp giá trị con người vào hàng ăn bám. Ai cũng biết rằng lệ thuộc kinh tế dẫn đến lệ thuộc chính trị. Từ đó, với phương tiện và đồng tiền trong tay, giới chính trị gia cầm quyền, giới tài phiệt giàu có sẽ dễ dàng mua chuộc, sai khiến những người phải sống vào tiền trợ cấp. Đó là mội trường thích ứng để xây dựng một chế độ độc tài toàn trị mà chắc những người dân đã từng sống trong xã hội văn minh không thể chấp nhận được.
Đường lối kinh tế thiên tả của ông Obama trong gần 4 năm nhiệm kỳ đầu đã đưa đến những hệ quả rất bi đát.Hoa Kỳ ngày nay mang một số nợ khổng lồ đến 15 ngàn tỷ đô la mà chủ nợ lớn vẫn là Trung Cộng, một quốc gia luôn mang tâm lý thù địch đối với Hoa Kỳ. Vì để cho kinh tế Trung Cộng vươn lên, ngày nay sự sản xuất của Mỹ đình đốn; thị trường tiêu dùng của Mỹ có 90% hàng hoá hạ đẳng, kém phẩm chất, độc hại nhập cảng của Trung Cộng. Trong kỳ Thế vận London 2012, niềm tự hào của người Mỹđã bị xúc phạm khi phái đoàn thể thao gia của mình không có đồng phục “made in USA” mà lại mặc đồ “made in China”.
Bài này chỉ nhấn mạnh về mặt xã hội, nhưng tưởng cũng không thừa nếu bàn sơ về uy tín chính trị ngoại giao xuống dốc của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.Vị thế một siêu cường không có địch thủ tương xứng sau sự sụp đổ của Liên Sô, ngày nay chỉ là một tiếng vang quá khứ. Trung Cộng lẫn đám cuồng tín Hồi Giáo không ngừng ngạo mạn lên tiếng đe doạ Hoa Kỳ. Ngay cả những nước nhỏ lạc hậu như Bắc Hàn, Iran cũng lên tiếng thách thức Hoa Kỳ.
Hiện nay, ngoài hai đảng lớn là Cộng Hoà và Dân Chủ luân phiên nhau nắm Hành Pháp và Lập Pháp, còn có một số đảng nhỏ mà trong đó có rất nhiều đảng thuộc phe tả và cực tả như: Libertarian Party, Communist Party of the USA, National Socialist Movement, Party for Socialism and Liberation, Socialist Equality Party, Socialist Workers Party, Socialist Party USA, Working Families Party…
Rõ ràng trong tình hình kinh tế suy thoái, xã hội như một người bệnh liệt giuờng, mất sức đề kháng thì các loại vi trùng cực tả như CS và CNXH có cơ hội phát triển.
Với khẩu hiệu “Thay Đổi” (We Believe in Change) và tài ăn nói đầy sức thuyết phục, Obama đã từ một người hoạt động cộng đồng (Community Organizer) vô danh, không kinh nghiệm chính trường nhảy có hai bước để trở thành Tổng Thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
Tuy Obama núp bóng trong đảng Dân Chủ, nhưng có rất nhiều websites đã tiết lộ rằng ông ta chịu nhiều ảnh hưởng và có quan hệ với phe chủ nghĩa xã hội và Cộng sản (xem phần phụ lục). Trong một đoạn video mới tung ra về một cuộc họp cách đây 14 năm, Obama đã tuyên bố chủ trương tái phân phối tài sản (Redistribution of Wealth) là một trong những chủ trương chính của Mác Xít vàphe Xã hội. Ông Obama cố lờ đi không trả lời các cáo buộc của nhiều người về quan điểm chính trị, về Tân Đảng và mối quan hệ của ông với phái Xã Hội Chủ Nghĩa, và đảng viên Cộng Sản.
Sau gần bốn năm, Obama chẳng nêu ra được thành tựu nào đáng kể khi ra tái tranh cử. Chỉ nghe ông ta đổ lỗi cho thời gian quá ngắn để có thể xoay chuyển tình hình và lại hứa hẹn “Tiến tới” (Forward). Ba việc đáng kể là (1) kích thích kinh tế dưới hình thức Đạo Luật Phục Hồi và Tái Đầu Tư (American Recovery and Reinvestment Act) vào tháng 2/2009, (2) Bảo Hiểm Thất Nghiệp và Giảm Thuế (Tax Relief, Unemployment Insurance Reauthorization), và (3) Đạo Luật Tạo Thêm Việc Làm (Job Creation Act) vào tháng 12, năm 2010. Nhưng chẳng đem lại kết quả gì mà chỉ thấy chiều hướng đi xuống.
Chương trình Bảo hiểm Y Tế mà người ta gọi là Obamacare, nếu áp dụng sẽ ép buộc mọi người phải mua bảo hiểm. Chính phủ lại phải bỏ một số tiền khổng lồ ra trả cho những công dân lợi tức thấp, ngân sách quốc gia lại thâm thủng thêm. Các công ty phải mua bảo hiểm cho nhân viên, và dĩ nhiên chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất để bắt người tiêu dùng – vốn đã cạn túi – gánh chịu. Giới nghèo sẽ nghèo thêm, giới trung lưu sẽ teo lại; chỉ còn giới giàu càng thêm giàu sụ và chắc chắn sẽ hoàn toàn định đoạt số phận của công dân.. E rằng ông Obama đang dẫn dắt nước Mỹ Forward đến Chủ Nghĩa Xã Hội mất.
Trong một thống kê của báo chí, người ta biết rằng số người bỏ phiếu cho Obama đa số là thành phần thụ hưởng An sinh Xã hội, dân đồng tính, dân nghèo sống trong các khu bất an ninh, dân Latino có liên quan đến hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp. Cũng giống như khi đảng CS kêu gọi, thì thành phần này là tiên phong đi theo ngọn cờ “cách mạng” vậy. Nhưng dường như đã có sự lay chuyển tyrong sự lựa chọn của các thành phần này.
Chỉ còn gần hai tháng nữa đến ngày bầu cử. Đối thủ của Obama là Mitt Romney bộc lộ vài sơ hở có thể mất sự ủng hộ của một số lớn những người trong 47% dân không đóng thuế. Nhưng hy vọng ám ảnh Chủ Nghĩa Xã Hội sẽ giúp cho người dân biết lựa chọn đúng đắn con đường mà Hoa Kỳ sẽ theo trong những năm tới.
Phụ lục:
A.- Barack Obama và Tân Đảng.
Tân Đảng (New Party) vững mạnh trong nửa cuối thập niên 1990, là một lien minh nhằm đưa người tả khuynh vào cơ quan công quyền qua danh nghĩa đảng Dân Chủ.
Hai tổ chức nòng cốt của Tân Đảng là the Democratic Socialists of America và Association of Community Organizations for Reform Now (ACORN)- một tổ chức radical lớn nhất ở Mỹ. Ngoài ra còn Công Đoàn SEIU, và nhóm Committees of Corespondence ly khai từ Đảng Cộng Sản Hoa Kỳ.
Một tổ chức cực tả khác có ảnh hưởng rấ mạnh đến New Party là “think tank” Institute for Policy Studies bản doanh tại Washington DC. Ở Chicago, Tân ảng cũng thành lập tổ chức huynh đệ Progressive Chicago.
Có đủ bằng chứng rằng Barack Obama là thành viên của Tân Đảng.
Source http://keywiki.org/index.php/Barack_Obama_and_the_New_Party/Progressive_Chicago
B.- Sau đây là một số các cáo buộc về mối liên hệ của Barack Hussein Obama với CNXH và Cộng Sản:
1.- Thân phụ của ông Obama từng viết bài “Các Vấn Đề về CNXH” trong đó ông ta ủng hộ việc đánh thuế 100% và người giàu có; ủng hộ quyền công hữu đất đai và cưỡng đoạt đất tư.
2.- Mẹ của Obama, Stanley Ann Dunham, là cảm tình viên của Cộng Sản. Source: March 27, 2007, Chicago Tribune report.
3.- Cha mẹ của Obama gặp nhau trong một lớp tiếng Nga. Source: Sharon Cohen, St Louis Times
4.- Khi còn tuổi teen, Obama được dạy kèm bởi Frank Marshall Davis mà người ta tin rằng là một đảng viên Cộng Sản Mỹ. Qua ông Davis này, Obama được quen biết nhiều đảng viên CS khác. Source: Jim Corsi, WorldNetDaily based on Communism in Hawaii and the Obama Connection (Cliff Kincaid and Herbert Romerstein)
5.- Anh ruột của Obama là Abongo Roy Obama và anh bà con là Odinga là thành viên theo chủ nghĩa Mác Xít.
6.- Obama từng tham dự Hội Nghị các nhà Xã Hội CN ở Cooper Union.
7.- Người tiền nhiệm và là nâng dỡ cho Obama để vào Thượng Viện Illinois là Nghị Sĩ Alice Palmer, là người từng đi Liên Sô tham dựĐại Hội lần thứ 27 của Đảng CS Liên Sô. Source: Jim Corsi, WorldNetDaily based on Communism in Chicago and the Obama Connection (Cliff Kincaid and Herbert Romerstein)
8.- Việc yểm trợ cho Obama tranh cử Thượng Viện Illinois (1955) do bà Alice Palmer phát khởi từ nhà hai ông Bill Ayers và Bernadine Dorhn, là thành viên củ tổ chức khủng bố Weather Underground được tài trợ bởi Đảng CS Hoa Kỳ.
9.- Obama co liên hệ mật thiết với nhóm ACORN (Association of Community Organizations for Reform Now) chống Chủ Nghĩa Tư Bản.
10.- Obama từng tham dự các cuộc họp với các thành viên XHCN ở Chicago và từng yểm trợ những người này.
11.- Obama ủng hộ Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders, là thành viên đảng Xã Hội Chủ Nghĩa.
12.- Rất nhiều người ủng hộ Obama tôn sung tên Cộng Sản Cuba Che Guevara (bạn chiến đấu của Fidel Castro)
13.- Obama được các thành viên Mác Xít, XHCH và Cộng Sản ủng hộ.