Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Hình ảnh lính Mỹ cuốn cờ, xách vali rút khỏi Việt Nam năm 1973


Hình ảnh lính Mỹ cuốn cờ, xách vali rút khỏi Việt Nam năm 1973- không chút bận tâm và vô trách nhiệm đối với đồng minh VNCH, cùng giới tuyến Tự Do - Đem lại an ninh trật tự hòa bình thế giới, cùng danh dự Hoa Kỳ!!! Biểu tượng cảm xúc pacman
Ảnh của Mai Nguyễn Huỳnh.

Hình ảnh lính Mỹ cuốn cờ, xách vali rút khỏi Việt Nam năm 1973

Cách đây tròn 40 năm, các đơn vị quân đội Mỹ được lệnh rút khỏi Việt Nam hoàn toàn. Sự kiện này được tiếp nối bằng sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn 2 năm sau đó.

[IMG]
Trong ảnh là cảnh cuốn cờ Mỹ tại lễ buổi lễ chính thức chấm dứt hoạt động của Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam sau hơn 11 năm ở Sài Gòn. Với sự sụp đổ của chính quyền Ngụy – Sài Gòn năm 1975, lính Mỹ rút quân bằng máy bay là hình ảnh không thể nào quên. 29/3 là ngày kỷ niệm sự kiện có ý nghĩa lớn đối với cựu binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến. Bức ảnh chụp ngày 29/3/1973

[IMG]
Một chiến sĩ quân giải phóng miền Nam đang đếm lính Mỹ trong lúc họ chuẩn bị lên máy bay tại sân bay Sài Gòn Tân Sơn Nhất. Khi những lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam cách đây 40 năm, hàng loạt cuộc biểu tình của những người phản đối chiến tranh vẫn diễn ra ở Mỹ. Quân đội Bắc Việt Nam khi đó đã giành quyền kiểm soát hầu hết miền Nam. Bức ảnh chụp ngày 28/3/1973.

[IMG]
Khi trở về nước, lính Mỹ được khuyên mặc quần áo dân thường trước khi xuống máy bay để tránh sự giận dữ của đám đông biểu tình tại Mỹ. Từ đó đến nay, những lính Mỹ từng xung phong hay bị ép buộc đến Việt Nam đã trở lại với gia đình và truyền lại bài học cho một thế hệ đang trưởng thành với hai cuộc chiến tranh trước mắt. Trong ảnh là một lính Mỹ tranh thủ tựa vào vali để ngủ trong lúc chờ đợi trong trại Alpha tại Sài Gòn. Ngày rút quân của lính Mỹ bị lùi lại 10 ngày vì hai bên bất đồng trong vấn đề tù nhân chiến tranh. Bức ảnh chụp ngày 27/3/1973.

[IMG]
Một phi công với rất nhiều hành lý bao quanh đang đọc tiểu thuyết trong lúc chờ làm thủ tục ở trại Alpha trên sân bay Sài Gòn Tân Sơn Nhất. Bức ảnh chụp ngày 27/3/1973, khi hơn 900 phi công cùng tất cả lính Mỹ sắp rời khỏi Việt Nam.

[IMG]
Trong bức ảnh chụp ngày 12/4/1973, sĩ quan Daniel Ellberg, đồng bị đơn trong phiên tòa Pentagon Papers (vụ tiết lộ tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ trong đó có thông tin Mỹ bán đứng Việt Nam Cộng hòa để lấy lòng Trung Quốc) đứng cạnh vợ, Patricia, trong lúc nói chuyện với phóng viên.

[IMG]
Bức ảnh chụp ngày 29/3/1973, cho thấy trại lính Alpha rơi vào tình trạng lộn xộn trong lúc lính Mỹ chuẩn bị đồ đạc lên máy bay về nước.

[IMG]
Lính Mỹ lên máy bay về nước hôm 29/3/1973 dưới sự chứng kiến của các quan sát viên thuộc lực lượng Giải phóng.

[IMG]
Tướng Alexander M. Haig (giữa) được đại sứ tạm quyền Charles Whitehouse (trái) đón tiếp khi đến Sài Gòn – chuyến đi cuối cùng tới Đông Dương. Chuyến đi này được thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng thống Nixon.

[IMG]
Bức ảnh chụp ngày 29/3/1973 bên ngoài trại Aplpha, khi lính Mỹ xách hành lý ra máy bay.

[IMG]
Bức ảnh chụp ngày 30/3/1973 khi 55 lính Mỹ cuối cùng rời Việt Nam bằng máy bay C-141 và đáp xuống sân bay Travis, bang California.

[IMG]
Trong bức ảnh chụp ngày 27/3/1973, một số sĩ quan Giải phóng đang chụp ảnh lính Mỹ lên máy bay về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn.

[IMG]
Trong bức ảnh chụp ngày 31/3/1973, đô đốc John S. McCain Jr. (trái) và con trai là trung úy John S. McCain III hội ngộ tại Jacksonville, Florida.
 
Nguồn:  http://gallery.maskcafe.net/post/46913172066/h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-l%C3%ADnh-m%E1%BB%B9-cu%E1%BB%91n-c%E1%BB%9D-x%C3%A1ch-vali-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-vi%E1%BB%87t

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Ngoại trưởng Mỹ sẽ phát biểu tại hội thảo về chiến tranh Việt Nam

Thứ năm, 07/04/2016
Xem

Tin tức / Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ sẽ phát biểu tại hội thảo về chiến tranh Việt Nam

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry.

Tin liên hệ

Video Quan chức VN sang Mỹ bàn chuyến thăm của TT Obama

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về 'các mục tiêu của chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Obama' 
 
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ diễn thuyết tại hội thảo quan trọng về Chiến tranh Việt Nam diễn ra ngày 27/4 tại Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cũng sẽ tham dự sự kiện này. Ngoài ra, còn có hai nhân vật đáng chú ý khác là ông Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1973-1977, và nhà làm phim Ken Burns, người sẽ cho ra mắt bộ phim tài liệu về Chiến tranh Việt Nam dài 10 phần vào năm 2017.
Cuộc hội thảo dài 3 ngày sẽ tập trung bàn về thời điểm khó khăn và có tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Lyndon B. Johnson.
Ngoại trưởng Kerry, người đã từng phục vụ trong hải quân Mỹ, dự kiến sẽ phát biểu về những thay đổi ở Việt Nam và quan hệ giữa hai nước. Sau sự kiện này, ông Kerry sẽ tháp tùng Tổng thống Obama thăm Việt Nam vào tháng 5.
Hội thảo này do trường Đại học Texas tại Austin và Thư viện Tổng thống Lyndon B. Johnson phối hợp tổ chức. Các viên chức cao cấp của cả hai tổ chức này đều hứa sẽ nhìn lại cuộc chiến một cách không e dè.
Chiến tranh Việt Nam bắt đầu từ lâu trước khi ông Lyndon Johnson lên làm tổng thống và kết thúc năm 1975, nhiều năm sau khi ông rời chức vụ.
Cuộc chiến đã kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.
Tuy không có con số chính thức, người ta cho rằng cuộc chiến đã làm thiệt mạng từ 2 đến 5 triệu người Việt.
Trong số các nước đồng minh của Việt Nam Cộng hòa, Mỹ có số thương vong cao nhất với hơn 58.000 quân nhân thiệt mạng và hơn 305.000 người bị thương.
Theo Houstonchronicle, Expressnews.com



NguồnTheo Houstonchronicle, Expressnews.com:
 

MỘT ĐỒNG MINH PHẢN BỘI ĐÃ BỨC TỬ VNCH





 
Ảnh đại diện của Bichthuy Ly
Bichthuy Ly đã thêm 3 ảnh mới — cùng với Nguyen Huu Cau81 người khác.
(Chủ đề 30.4)
MỘT ĐỒNG MINH PHẢN BỘI ĐÃ BỨC TỬ VNCH

Trong quá khứ có rất nhiều phim ảnh và hay chương trình TV Mỹ bóp méo về chiến tranh VN hay cố gắng làm nặng thêm mặc cảm của người Mỹ đối với VN nhằm mục đích che khuất hành động phản bội lại người đồng minh VNCH của mình. Nhìn cuộc chiến bất cân xứng trước năm 1975, để cãm thương thêm cho số phận nghiệt ngã của một quân lực, đó là QL.VNCH.
Khi được hỏi về chiến tranh của VN, G.S. Phạm Kim Vinh có những bực tức và bày tỏ với giới truyền thông Mỹ:
"Tôi muốn nhân dịp này nhắc lại rằng báo chí và truyền hình Mỹ rất bất lương khi loan tin về chiến tranh VN. Đạo đức chuyên nghiệp thông thường của nghề truyền thông là phải tìm sự kiện ở cả hai phía rồi hãy nói và viết. Báo chí và truyền hình Mỹ nhất là tờ Newsweek và hãng CBS lại chỉ dùng một phía để tường thuật. Đó không phải là một điều vẻ vang cho nước Mỹ."
Cụm từ bức tử VNCH đã xuất hiện sau ngày ký hiệp định Paris, số phận miền nam VN cũng từ đó đã tan hàng vào ngày 30.4.1975 vì sự phản bội của đồng minh. Người viết xin ghi lại một vài nét chính về cuộc nói chuyện của giáo sư Phạm Kim Vinh với giới truyền thông Mỹ vào ngày 24-7-81 tại Huntington Beach, CA.
Theo ông Bruce Palling và cô Judy Coburn thì họ muốn phỏng vấn và thảo luận với tác giả quyển "Lịch sử cuộc chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa" để tìm hiểu thêm trong khi họ thực hiện đoạn phim "Chiến tranh miền Nam VN từ 1968 đến 1972."Cũng nên biết ông Phạm Kim Vinh đã phục vụ 14 năm trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng đã từng chỉ huy một trung đoàn lục quân tại Quảng Trị. Sau đó ông được chỉ định để diễn giảng về các đề tài chiến thuật và chiến lược tại Trường Chỉ Huy và Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông đặt trách huấn luyện tại trường đó về môn Hành Quân Trực Thăng Vận. Ngoài ra, ông cũng là Ủy viên Ủy ban Nghiên cứu Du kích chiến và phản Du kích chiến tại trường trên. Trước khi giải ngũ, ông Vinh là một Ủy viên trong Ủy ban soạn thảo binh thuyết cho lục quân VNCH do Cục Quân Huấn Tổng Tham Mưu thiết lập. http://www.vietnamvanhien.net/PhamKimVinhnoiveCTVN.pdf
VÔ NGHĨA VÀ BẤT LƯƠNG
Khi trả lời câu hỏi ông nghĩ sao về công cuộc "Việt hóa" dưới thời Nixon, ông Phạm Kim Vinh thẳng thắn nói:
"Danh từ Việt hóa là một danh từ vô nghĩa và bất lương. Vô nghĩa vì nhiều năm trước khi Mỹ tới VN, người Việt quốc gia đã tự lực chiến đấu chống cộng rồi. Bất lương là vì dưới danh nghĩa Việt hóa người ta đã buộc vài trăm ngàn quân chính qui của VNCH phải thay thế hẳn cho trên nửa triệu quân đồng minh, nhưng lại không cho quân lực ấy được có những phương tiện dồi dào và ghê gớm như khối quân đồng minh kia. Và cũng vì các danh từ vô nghĩa đó, khi sự việc diễn ra không tốt đẹp nữa, người ta đã có sẵn vật tế thần là quân lực VNCH để mà trút cho quân lực mọi lời chê bai làm nhục."
Nói về những ngày cuối cùng của tháng tư đen lịch sử nầy, chúng ta thấy có ông Mac Namara cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, với quyển hồi ký "Nhìn Lại Thảm Kịch và Những Bài Học Việt Nam" (In Retrospect, The Tragedy And Lessons Of Việt Nam). Ông cho tung ra quyển nầy vào đúng lúc cộng sản Việt Nam làm lễ lớn khắp nước ăn mừng 20 năm ngày mà họ cho là "Đại Thắng Mùa Xuân", mừng ngày chiến thắng "Mỹ-Ngụy"!
Hồi ký của ông đã để lộ hẳn cái hèn của một chánh khách Mỹ có tầm cỡ, vì ông không biết thẹn là đã có hành động phản bội với đồng minh, vừa bàn giao Việt Nam Cộng Hòa cho bọn cộng sản (nếu không muốn nói là bán đứng), vừa đổ hết trách nhiệm mất nước cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.
Ông đã khóc (nước mắt cá sấu!) khi bị phỏng vấn trên đài ABC, thật tội nghiệp ! có lẽ khóc vì quá mắc cở và vì có quá nhiều mặc cảm tội lỗi trong chiến lược "phải để cho ta bị chiến bại". Ông không hề khóc cho 58,000 quân nhân Mỹ các cấp dưới quyền ông đã phải bị hy sinh oan uổng cho cái "thuyết domino" mà đến giờ nầy ông mới cho là sai, làm tủi hổ vong linh những người đã bỏ mình cho chính nghĩa chống Cộng của Thế Giới Tự Do (trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh) đồng thời làm nhục cả quân nhân các cấp thuộc đủ mọi quân binh chủng Hoa Kỳ đã từng tham gia anh dũng trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Dĩ nhiên ông cũng không bao giờ nghĩ đến hay nhắc đến quân dân cán chính miền Nam Việt Nam mà hai đời Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn gọi và xem họ là người đồng minh kiên cường trong nhiệm vụ chống Cộng, giữ vững tiền đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Châu Á.
BỨC TỬ VNCH BẰNG VIỆC CẮT VIỆN TRỢ QUÂN SỰ
Khi Hiệp Định Paris được ký kết, ngày 29/3/73, tại Bộ Tư Lệnh MAC-V trong phi trường Tân Sơn Nhứt, 42 quân nhân Mỹ đại diện cho các quân binh chủng từng tham chiến tại VN làm lễ cuốn cờ dưới sự có mặt của Đại sứ Bunker và tướng Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Và trong buổi chiều cùng ngày người quân nhân cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Việt Nam dưới sự chứng kiến của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến. Thế là vài trò quân sự của Mỹ tại VN đã chấm dứt
Sau Hiệp định Paris hơn nửa triệu quân Ðồng Minh đã rút đi, Quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với nhiều khó khăn thiếu thốn. Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự Mỹ tại Ðông Dương Việt Mên lào, được áp dụng từ giữa tháng 8-1973 cấm hoạt động quân sự trên toàn cõi Ðông Dương. Tháng 10-1973 Quốc Hội Mỹ ra Ðạo luật hạn chế quyền Tổng Thống về chiến tranh (Wars Powers Act), đòi hỏi Tổng thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Quân phí của Hoa kỳ trong chiến tranh Ðông Dương tăng dần từ 1967 là 20 tỷ, năm 1968 lên 26 tỷ, năm 1969 lên tới đỉnh cao là 29 tỷ, nhưng năm 1970, 1971 tụt xuống còn 12 tỷ mỗi năm. Cuối 1972 Hoa Kỳ rút hết quân sau Hiệp định Ba Lê, năm 1973 viện trợ quân sự cho VNCH xuống còn 2 tỷ 1, năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó kể cả ngân khoản để trả lương cho nhân viên DAO Hoa Kỳ.
Theo Đại tướng Cao Văn Viên (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 86, 87, 92) Hậu quả của cắt giảm quân viện khiến cho Không quân VNCH phải giải tán hơn 200 phi cơ chiến đấu, oanh tạc, vận tải thám thính, giảm giờ bay thực tập và yểm trợ , yểm trợ giảm 50%, vận chuyễn trực thăng giảm 70%, không vận bằng vận tải cơ bị cắt giảm 50%. Hoạt động Hải quân bị cắt giảm 50%, hoạt động từ tháng 7-1974 ở sông ngòi giảm 70%, giải tán 600 giang thuyền. Từ tháng 7-1974 quân đội chỉ xử dụng khoảng 19 ngàn tấn đạn một tháng so với 73 ngàn tấn một tháng thời gian trước đó, hoả lực giảm 60%. Vào tháng 2-1975, số lượng đạn tồn kho của tất cả các loại súng trường, phóng lựu, súng cối, đại bác, lựu đạn… tuột xuống con số nguy hiểm, chỉ còn đủ xử dụng từ 25 đến 31 ngày…Tháng 4-1975 , đạn tồn kho ở bốn kho dự trữ tuột dốc xuống mức thấp nhất chỉ đủ xài từ 14 đến 20 ngày…Kể từ sau Hiệp định Paris VNCH không còn trông cậy vào yểm trợ của B-52 nữa.
“Quân nhân VNCH bị bắt buộc phải chiến đấu trong một nhu cầu dưới mức bình thường khiến khả năng cũng như sự chu toàn nhiệm vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày đã làm sút giảm khả năng của họ. Tình trạng này không cho phép kéo dài nếu muốn duy trì một lực lượng quân sự có khả năng”. Người Mỹ ký hiệp định Paris với mục đích rút ra khỏi vũng lầy VN đồng thời trao đổi tù binh Mỹ. Quyền lợi chính của miền Nam VN không được chú trọng đến.
Việc cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ cho VNCH và các con số liên hệ đã được ghi lại rất rõ ràng với nhiều chi tiết trong các tài liệu Việt-Mỹ:
Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (Cao văn Viên)
Khi Đổng Minh tháo chạy (Nguyễn Tiến Hưng)
The Fall of South Vietnam : Statements by Vietnamse Military and Civilian Leaders (Stephen Hosmer & Konrad Kellen & Brian Jenkins [RAND Corporation]
Vietnam from Cease-Fire to Capitulation (William Le Gro)
Tình trạng quân cụ của VNCH ( phần Lục quân )
Trong chương trình ‘Việt Nam Hóa’ chiến tranh, sửa soạn cho Hiệp định Paris, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho VNCH:
- Kế hoạch ENHANCE (từ thàng 5 đến tháng 10, 1972)
100 Hệ thống chống chiến xa TOW
32 giàn đôi (mỗi giàn 2 đại bác phòng không) 40 ly, gắn trên chiến xa
96 giàn đại liên (mổi giàn 4 khẩu ) phòng không 30.cal
- Kế hoạch ENHANCE PLUS (Tháng 10-11, 1972)
72 Thiết giáp M-48A3
117 Thiết vận xa M 113
8 Xe M-706
44 Đại bác 105 ly howitzer
12 Đại bác 155 ly
1302 xe vận tải 2 tấn ½
425 xe vận tải nặng loại 5 tấn
(Các con số trên dựa theo Báo cáo của Bộ QP HK gửi cho Dân biểu Paul Mc Closkey, hơi khác với tài liệu của ĐT LeGro)
Nhìn trên văn bản và cứ theo báo chí HK thì số quân cụ (gồm thêm các phi cơ, chiến hạm, chiến thuyền..quân trang, quân dụng) thì trị giá tổn cộng được chuyển giao lên đến cả tỷ USD! Nhưng trên thực tế có những vấn đề.đặt ra cho QL VNCH trong việc tiếp nhận và sử dụng các quân cụ này.
Đại Tuớng Cao văn Viên, Tổng Tham mưu truởng của QLVH đã ghi trong tập sách của Ông (trang 86-94) khá nhiều chi tiết về tình trạng khó khăn về tiếp liệu của QL VNCH:
‘Vào cuối năm 1974, tổng số nhu cầu cần được thay thế lên đến 400 triệu mỹ kim. Những quân dụng cần thiết nhất như là vũ khí và đạn thì chỉ được thay thế khoảng 70 %. Một vài chương trình thay đổi quân dụng bị đình chỉ vì thiếu ngân quỹ..’
'Chỉ có 33 % (tương đương 24 triệu mỹ kim ) tổng số quân cụ/vũ khí cần thiết được thay thế. Thiếu phụ tùng thay thế càng tạo thêm trở ngại cho vấn đề bảo trì. Nhiều quân cụ/vũ khí tại các đơn vị tác chiến phải chờ từ 30 đến 45 ngày để được thay thế, sửa chữa’
Tướng Viên đưa ra một bảng nhu cầu thay thế khá chi tiết về các chiến cụ bao gồm xe tăng, đại bác, quân xa.. Mà phần trăm cần thay thế lên đến từ 60 (cho đại bác 175) đến 95% (cho đại bác 155ly) chưa kể hơn 4000 quân xa..nằm ụ.
Quan trọng nhất là số lượng đạn tồn kho (tháng 2 năm 1975), giảm đến mức nguy hiểm: so với mức dự trữ căn bản là 60 ngày chỉ còn cung ứng được 30-40 ngày!
Đạn Số ngày tồn kho
Đạn M-16 31
Phóng lựu 40 ly 29
Súng cối 60 27
Súng cối 81 30
Đại bac 105 34
Đại bac 155 31
Lựu đạn 25
‘ Với thời gian là 45 ngày từ lúc đặt hàng và chuyên chở tới VN bằng tàu, thì thờì gian..quá lâu cho trường hợp khẩn cấp.. Sau tháng 3-1975, với tất cả các đơn vị di tản từ Vùng I và II về, tình trạng đạn tồn kho trở nên tuyệt vọng. Tháng 4-1975, đạn tồn kho ở 4 kho đạn dự trữ tuột xuống chỉ còn đủ dùng trong 14 đến 20 ngày.
Tuớng Phillip Davidson (cựu Truởng Ban Tình báo MAC-V) nhìn việc cắt giảm viện trợ một cách bi đát hơn:
‘Từ 1974, QL VNCH đã phải đánh trận với phương tiện rất thiếu thốn. Tất cả mọi chương trình huấn luyện đều thu hẹp. Khả năng di động do phi cơ vận tải và trực thăng giảm hơn 50%. Thiếu cơ phận thay thế làm đủ mọi loại phi cơ, tàu thuyền, xe cộ phải ngưng hoạt động: cách giải quyết bằng tháo gỡ từ phương tiện này đễ tạm lắp vào phương tiện khác..chỉ làm hư hao và hủy hoại thêm quân cụ.. Thiếu thốn đạn đưa đến thêm những tổn thất nhân sự nơi chiến trường và người bị ảnh hưởng nhất là những thương binh: việc di tản cấp cứu bị chậm trễ, và nhiều khi phải dùng..xe Honda, thuyền chèo hay 4, 5 xe cứu thương, hết xăng, được kéo bằng một xe vận tải. Thương binh được đưa đến quân y viện nơi đang thiếu thuốc men, băng, dịch truyền và các phương tiện cấp cứu khác..’ ( VietNam at War, trang 671-675
TÌNH TRẠNG VŨ KHÍ ĐẠN DƯỢC CỦA VNCH NĂM 1975
Một bản báo cáo ‘mật’ với tựa đề ‘ Tình trạng đạn của Nam Việt Nam’ gửi cho Ủy Ban Quốc Hội Mỹ trong cuộc viếng thăm VN vào tháng 2,1975, ghi:
'Việt Nam tiêu thụ 131 ngàn tấn đạn trong khoảng thời gian từ 1 tháng 7, 1974 đến 31 tháng Giêng 1975, trung bình mỗi tháng khoảng 18 ngàn 700 tấn, con số tương tự như trong thời gian cuối 1973 nhưng cao hơn thời gian Tháng 4-Tháng 9, 1973.’
Về số luợng đạn đại bác bắn mỗi tuần cũng được đưa ra với nhiều chi tiết:
‘Trong năm 1973, VNCH bắn đi 39 ngàn quả mỗi tuần (trong các tháng 4 và 5) , Tăng lên đến 63 ngàn mỗi tuần (trong các tháng 11 và 12. Năm 1974 PB VNCH bắn 76 ngàn quả/ tuần (trong các tháng 5 và 6) giảm xuống còn 63 ngàn/ tuần (trong các tháng 9, 10 và 11).
Tổng số lượng đạn cần thiết để đủ dùng trong 2 tháng được ghi là 126 ngàn tấn; Với sự cắt giảm ngân sách từ Quốc hội HK: lượng đạn bị cắt 30 % và số đạn ở mức ’an toàn’ sẽ hết vào giữa năm 1975 (Defense Department Fact sheet:”GVN Ground Ammunition Situation” to Rep. Fenwich)
Trước những thiệt hại của QL VNCH trong khi chống trả lại các cuộc tấn công của CSBV, và để tìm hiểu tình hình thực tế tại VN, Ngày 25 tháng 3, 1975 ,TT Ford đã gửi một phái đoàn đặc biệt do Tuớng Frederic Weygand hướng dẫn đến VN. Phái đoàn của Tướng Weygand đã đưa ra những nhu cầu tối thiểu và khẩn cấp của VNCH để có thể tồn tại: ‘744 đại bác, 446 tank và thiết vận xa, trên 100 ngàn súng trường, trên 5000 súng máy, 11 ngàn súng phóng lựu, khoảng 120 ngàn tấn bom/đạn, cùng khoảng 12 ngàn xe vận tải’ (Without Honor: Defeat on Vietnam and Cambodia của Arnold Isaacs trang 146)
Bản báo cáo này không được Quốc Hội HK quan tâm vì lý do đơn giản: ‘No more VietNam’.
Những người..trong cuộc:
Một số sự kiện được những người trực tiếp phụ trách về tiếp liệu cho QL VNCH như Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng cục Phó Tổng cục Tiếp vận ghi lại:
‘Sau Hiệp định Paris, chúng tôi biết là viện trợ và tiếp liệu sẽ bị cắt giảm, Năm đầu tiên, tiền viện trợ còn 1.4 tỷ USD, nhưng qua năm thứ 2, chỉ còn phân nửa, Do đó tại Tổng Cục Tiếp Vận (TCTV), chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo yêu cầu mọi ngành tiết kiệm, tìm cách để mọi người sử dụng kỹ hơn những gì đang có. Chúng tôi chú trọng nhất đến đạn vì đạn chiếm 70-80 % ngân sách được cấp.
’Đạn càng ngày càng thiếu. Bắt đầu từ 1974, chiến sự gia tăng, những cuộc đụng độ xẩy ra thường xuyên hơn, nhất là tại Khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu đạn tăng thêm. Các tiền đồn khi bị tấn công rất cần sự yểm trợ của Pháo binh.
‘Vấn đề thiếu thốn thứ nhì, sau đạn, là nhiên liệu: Nhiên liệu cho trực thăng, phi cơ chiến đấu, chiến hạm, chiến đỉnh và xe vận tải..Thời gian hoạt động của các phương tiện này bị cắt giảm bớt phân nửa. Sự kiện này không xẩy ra ngay khi HK rút quân, nhưng suy giảm từ từ , xuống còn ..phân nửa vào năm 1974.'
TCTV với sự cố vấn của DAO tìm đủ mọi cách để giữ cho QL VNCH ‘sống còn’: Những cuộc thuyết trình về tình trạng tiếp liệu đã được tổ chức tại các Vùng Chiến thuật với các Tư lệnh Vùng cùng các Sĩ quan cao cấp của Bộ Tham mưu Vùng liên hệ..Trên nguyên tác TCTV thường chỉ đáp ứng 50% yêu cầu của ‘lượng trung bình của nhu cầu‘ và để ‘có được lượng hơi đủ..các đơn vị thường..tăng thêm con số của lượng tiêu thụ chính thức. Riêng về đạn đại bác là một vấn đề gây khá nhiều ‘khó khăn’ cho các Bộ Tham mưu hành quân Vùng, vì không yểm bị giới hạn, chỉ còn trông cậy vào Pháo binh..
Một thí dụ do một Tướng , Phó Tư lệnh Vùng nêu ra:
Đạn dược được cấp cho các đại bác là:
105 tỉ lệ cấp trung bình năm 1972 là 180 năm 1975 là10 viên
155 150 5
175 30 3
KẾT LUẬN:
Người đồng minh khai tử Nam Việt Nam bằng một hành động cắt viện trợ một cách tàn độc, hèn hạ và tục tỉu, trong khi đó để cho Liên Xô và Trung Cộng cấp cho Hà Nội một hoả lực hùng hậu. Mọi chuyện xảy ra là do do việc cắt giảm tệ hại về tiếp liệu cho QLVNCH. Vũ khí, đạn được và đồ phụ tùng, thuốc men, nhiên liệu, tất cả mọi thứ. Không một lực lượng Nam Việt Nam trong tình trạng "đói" võ khí đạn dược như vậy mà có thể đẩy lùi quân cộng sản Bắc Việt trang bi đạn dưọc vũ khí ầy đủ.
Trung bình theo tiêu chuẩn một lính bộ binh Mỹ được phát 400 viên đạn cho khẩu súng cơ hữu cuả anh ta, trong khi đó vào đầu năm 1975, một binh sĩ Nam Việt Nam được phát cho có 60 viên đạn cho một tuần. Xin lập lại 60 viên M16 trong một tuần. Đạn trọng pháo bị cắt 90%, xe tăng và phi cơ bị cho nằm ụ vì thiếu cơ phận thay thế (chúng trở thành những bức tượng điêu khắc bất động). Vì thế VNCH đã bị người đồng minh phản bội bức tử vào tháng tư đen 1975.
Người viết xin mượn bài thơ " Tháng tư nhìn lại" của thi sĩ Phan Huy để thay lời kết của bài viết này.
Tháng Tư Nhìn Lại
Tháng Tư năm xưa Cờ Vàng đổ xuống
Trút lên hồn tổ quốc nỗi buồn đau
Ba sọc đỏ tuông trào theo trùng sóng
Tức tưởi nghẹn ngào biển rộng rừng sâu.
Ôi chính nghĩa giống nòi cam thất bại!
Bút mực nào tả hết nỗi hờn oan
Khi lá cờ ma Cộng tà sao máu
Trùm ách búa liềm khắp cả giang san.
Khi một dân tộc hiền hoà anh dũng
Chiến đấu bảo toàn lý tưởng tự do
Bị bạn đồng minh đem đi đổi chác
Cho thế ăn thua của một cuộc cờ.
Khi một quân đội kiêu hùng bách thắng
Buông súng bể nòng hết đạn cạn lương
Bao nhiêu tướng sĩ can trường tuẫn tiết
Mắt trợn trừng nhìn đất nước tang thương.
Khi một Sài Gòn phồn vinh nhân bản
Rực rở rạng ngời hòn ngọc Viễn Đông
Cay đắng uất hờn mang tên nghiệt súc
Bẽ bàng trôi theo số phận non sông.
Tháng Tư năm nay Cờ Vàng khởi sắc
Chính nghĩa Miền Nam toả sáng quê hương
Xin mời xem tiếp tại:http://kimanhl.blogspot.de/
Bichthuy Ly 6/4/2016

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Những người Việt bán vé số ở Campuchia


Những người Việt bán vé số ở Campuchia

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-04-05

000_Hkg9538047


Một phụ nữ Việt Nam trên chiếc ghe ở làng nổi tỉnh Kampong Chhnang, khoảng 90 km về phía Đông Bắc của Phnom Penh năm 2013.
AFP photo
 

Có không ít người Việt đang kiếm sống bằng nghề bán vé số của Việt Nam tại thủ đô PhnomPenh – Campuchia. Họ đến đây vì lý do gì, cuộc sống hiện tại của họ ra sao?
Bên cạnh một số lượng người Campuchia gốc Việt có mặt đông đảo ở thủ đô Phnom Penh hiện nay, thì còn có rất nhiều người từ VN sang làm ăn, kiếm sống ở đây. Họ làm các nghề lao động tay chân, như phụ hồ, mua bán ve chai… với thu nhập ít ỏi.
Nhưng đáng chú ý, tại các quán ăn, quán cà phê… hay các tụ điểm công cộng trên các con đường ở thủ đô PhnomPenh, chúng tôi đã được gặp không ít những người từ VN sang đây, để bán những tấm vé số của các Công ty sổ số tại các tỉnh thành ở VN phát hành.
Chị Sô Panh 21 tuổi, một người bán vé số mới đến từ VN mà chúng tôi được gặp tại Quán cơm Việt nam 777 cho biết cứ 2 ngày một lần, họ từ VN sang Campuchia mang vé số của các tỉnh từ Đồng Nai trở vào để bán, chủ yếu là thủ đô PhnomPenh. Chị cho biết:
“Con tên là So panh, quê ở An giang. Gia đình con nghèo lắm, vì không có tiền nên con phải qua đây để bán vé số. Bọn con qua đây có hai mươi mấy người thôi, có người ở Tây Ninh qua, Đồng Nai qua và thành phố cũng có. Tụi con cứ lấy 2 ngày vé số rồi qua đây ngủ lại một đêm khi bán hết thì lại đi về VN. Song cũng có người họ qua đây mướn nhà ở lại luôn. Một ngày con bán lời khoảng 10 đô la, 2 ngày được 20 đô la.”
Bên cạnh những người mang vé số từ VN qua bán trong một vài ngày rồi trở lại VN, thì đa phần những người VN qua bán vé số ở Campuchia đều định cư bất hợp pháp để kiếm sống lâu dài tại đây.
Campuchia tuy vậy vẫn dễ sống hơn ở VN, đó là nhận xét của anh Ngơi, một người bán vé số chúng tôi gặp ở khu vực Tô Sanh, thủ đô PhnomPenh. Theo anh Ngơi, ở VN kiếm đồng tiền khó lắm, hơn nữa lại phải làm việc rất vất vả, anh cho biết qua Campuchia chỉ cần đóng mỗi tháng một số tiền, là có thể ở lại làm ăn thoải mái. Và vì ở Campuchia nhà nước không phát hành sổ xố, nên vé số từ VN đưa qua vẫn bán được. Anh nói với chúng tôi:
“Tôi tên là Ngơi, nhà ở Châu Đốc. Bây giờ bà già tôi mất rồi nên tôi lên đây sống. Có mấy người quen rủ lên đây sống thấy dễ kiếm tiền, một tháng đóng mấy trăm là sống khỏe. Sống ở đây thấy thoải mái hơn ở VN. Ở VN khổ, làm vất vả, ở nhà tôi làm lúa một năm ba vụ. Tôi làm nghề cắt lúa, hàng ngày làm đến 11 -12 giờ mới về, vì còn phải chờ xuống lúa cho nhà máy họ xay. Tiếng Miên tôi có biết một chút, đủ để buôn bán.”
Chị Lan, quê ở tỉnh Đồng tháp cho biết, cuộc sống của những người bán vé số ở Campuchia hiện nay tương đối vất vả. Vì bất kể nắng mưa, sớm tối ai cũng phải cố gắng bằng mọi cách bán vé số cho hết. Theo chị, những người bán vé số đã lâu, có tín nhiệm thì sẽ được đại lý giao vé cho đi bán mà không phải bỏ vốn, nhưng vé số đã nhận bán thì không được trả lại. Chị Lan tâm sự:
“Quê tôi ở Đồng Tháp, bán vé số ngày lời khoảng 5 đô la. Nếu không tin thì các anh xuống chỗ người đổi vé số ở, sẽ biết và để hiểu về hoàn cảnh của những người bán vé số. Lời 5 đô la nghĩa là đã trừ đi các chi phí rồi, vì mình phải trừ chi phí nhà trọ, đóng tiền điện, tiền nước… tất cả cũng là 80 đô la rồi. Vấn đề là cuộc sống của chúng tôi thiếu kém nhiều về vật chất.”
Người phụ nữ bán vé số có tên là Nguyễn Thị Mai, 71 tuổi đã để lại cho chúng tôi nhiều ấn tượng. Qua trao đổi được biết bà Nguyễn Thị Mai có chồng là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã từ trần, bản thân bà trước đây là một ca sĩ tâm lý chiến. Ở cái tuổi ngoài 70, gần đất xa trời, nhưng bà Mai đã buộc phải lưu lạc nơi xứ người để bán những tấm vé số hòng nuôi thân. Nói về cuộc sống hiện nay của mình, bà chia sẻ:
“Tôi tên là Nguyễn Thị Mai, ở thị xã Trà Vinh, huyện Càn Long, vì hoàn cảnh nên tôi phải qua đây bán vé số. Bây giờ tôi hoàn cảnh một thân một mình, không chồng không con và không có gì cả. Tôi bán vé số buổi sáng, buổi chiều và cả buổi tối, mỗi ngày lãi chừng 20 ngàn rial (khoảng 5 đô la). Đi bán cứ mệt thì nghỉ, khỏe là đi nữa. Sáng 6h sáng là đến đây rồi, trưa về nghỉ chút xíu lại đi bán nữa, đến 8-9 h tối thì vào nhà. Không đi bán như thế không có tiền trả tiền thuê nhà, bà chủ nhà bà ấy gói đồ của mình liệng ra vỉa hè chứ.”
Tuy vậy, bà Nguyễn Thị Mai vẫn khá lạc quan với cuộc sống hiện tại, bởi vì ngoài việc bà vẫn nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh, cũng như các hội đoàn người Việt ở thủ đô PhnomPenh, thì niềm tin tôn giáo cũng đã giúp cho bà vượt lên trên những khó khăn. Bà cho biết:

“Ở đây khổ cực nhưng kệ nó đi, nghèo khổ thì mình cũng phải chấp nhận, được cái tôi có giấy tờ hợp lệ nhưng cũng hết thời hạn rồi. Ở đây Hội Việt kiều họ cũng thương mình lắm, giấy tờ hết hạn nhưng có làm sao thì họ cũng bảo lãnh cho tôi, mấy lần như thế rồi. Hoàn cảnh mình như vậy thì mình phải chấp nhận. Sáng Chủ nhật tôi vẫn đi lễ nhà thờ, ở đây cũng có nhà thờ của Campuchia và VN.”

Có ai muốn qua đây để chịu vất vả như thế này đâu, chị Hồng một người ở Sài gòn mới qua Campuchia nói với chúng tôi. Theo chị, vì bất đắc dĩ mà chị phải quyết định bỏ VN để sang Campuchia hòng sinh sống, vì ở VN khó làm ăn quá. Chị nói:
“Tôi tên là Hồng, tôi mới qua đây được năm mấy à, nói tiếng Campuchia được ít lắm. Tôi sang đây cũng vì ở VN làm ăn kinh tế khó khăn, bây giờ nói chung cũng đủ sống nhưng không dư giả. Nói chung bán lãi thì cũng đủ chi dùng cho cuộc sống thôi. Ở VN khó khăn thì mình phải qua đây sống nhờ nước của bạn. Vì kinh tế khó khăn thì mình phải chấp nhận như vậy thôi, chứ ai cũng có gia đình, có con, có cháu thì ai cũng muốn ở với gia đình cho thoải mái. Chứ ai muốn đi vất vả như vậy đâu?”
Cho dù cuộc sống hiện tại ở xứ người còn có nhiều khó khăn, nhưng những người bán vé số ở PhnomPenh mà chúng tôi được gặp, ai ai cũng có một vẻ mặt tươi tỉnh và thoải mái. Và mỗi người đều ấp ủ một điều mong ước riêng cho bản thân mình.
Bà Nguyễn Thị Mai nói với chúng tôi, ước muốn của bà:
“Mong ước của tôi là có tiền vài trăm đô la để về VN xin vào nhà dưỡng lão cho có bạn bè.”
Nhà văn Tưởng Năng Tiến có viết rằng, người xưa thường nói “sảy nhà ra thất nghiệp”, nhưng hiện nay những người thất nghiệp ở VN lại phải bỏ nước ra đi để kiếm sống ở các nước khác, với các nghề làm lụng rất vất vả. Đây là điều vô cùng nghịch lý. Và câu chuyện những người Việt Nam phải sang bán vé số ở Campuchia cũng là một phần của cái nghịch lý đó.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-who-sell-lottery-tickets-in-phnompenh-av-04052016130842.html

NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ 30-4-2015

Loan Nguyen đã chia sẻ ảnh của Dao Minh Quan.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dao Minh Quan
Nghị Quyết của Quốc Hội Hoa Kỳ hỗ trợ VNCH giành lại Chủ Quyền và Lãnh Thỗ.
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI HOA KỲ 30-4-2015

Thông báo cho CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT
Xét Rằng: 40 năm trưóc đây, Cộng Sản đã tấn chiếm Saigon, chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam và thành lập thể chế cai trị của đảng Cộng Sản trên toàn cõi Việt Nam; và
Xét Rằng: Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt hàng năm tổ chức buổi tưởng niệm đánh dấu 4o năm ngày Saigon thất thủ và sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của rất nhiều người không ngừng nghỉ để bảo vệ cho tự do và hầu giúp các thế hệ tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hơn; và
Xét Rằng: Hàng triệu người Việt đã buộc phải lìa xa quê hương để đi tìm tự do, có hàng ngàn người đã đến đuợc Hoa Kỳ và tại nơi đây những đóng góp thật vô cùng quý báu của họ cho quốc gia của chúng ta. Tôi rất hãnh diện được cơ hội là vị đại diện dân cử liên bang của đơn vị có rất đông thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt; và
Xét Rằng: Vào ngày Tháng Tư Đen, tất cả chúng ta cùng ngồi lại với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm sống và những câu chuyện của những người tỵ nạn Việt Nam để chúng ta trân trọng và ghi nhớ lại quá khứ của họ, đồng thời chúng ta cũng vui mừng với hiện tại và tiếp tục tranh đấu cho những người còn đang bị sống trong sự kìm kẹp và bóp nghẹt tại Việt Nam; và
Xét Rằng: Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt và tôi luôn ghi ơn, tưởng nhớ những chiến sĩ của miền Nam Việt Nam và các chiến sĩ Hoa Kỳ đã anh dũng bảo vệ cho dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Cuộc chiến đấu này vẫn chưa chấm dứt.
DO ĐÓ NGHỊ QUYẾT NÀY ĐƯỢC CHẤP THUẬN BỞI DÂN BIỂU LIÊN BANG ZOE LOFGREN. Và được trao cho Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt để ghi dấu những nỗ lực của họ và như vậy cũng giúp cộng đồng họ trở nên mạnh mẽ hơn qua những kỷ niệm của biến cố Tháng Tư Đen
Ngày 30 tháng 4 năm 2015
Ký Tên Zoe Lofgren, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ

Nguồn:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10207697944358111&id=1577629832&notif_t=close_friend_activity&notif_id=1459950185018062

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Những điều thú vị về biểu tượng @

Những điều thú vị về biểu tượng @

  • 2 giờ trước
Việc sử dụng ký hiệu này đã có từ những năm 1500.
Chúng ta sử dụng ký hiệu @ ở email và ở các chỗ khác là nhờ có Ray Tomlinson, người qua đời năm 79 tuổi.
Nói về ký hiệu “at” (@ đọc theo tiếng Anh) thì sẽ hay hơn nếu bạn không phải là người nói tiếng Anh.
Mục @ trong Wikipedia nêu cách gọi theo hơn 50 ngôn ngữ khác nhau, nhiều cách gọi mô tả hình hài sống động, thường là hình con vật.
Người Armeni gọi là ishnik tức “cún con” (theo tôi, nằm khoanh tròn trên sàn). Thuật ngữ này trong tiếng Trung Quốc ở Hoa Lục là quan ei, tức “A vòng” còn ở Đài Loan là xiao laoshu tức “chuột con”. Người Đan Mạch lại thích gọi là snabela tức “vòi A của con voi”.
 
Người Hungary gọi bằng từ kém sạch sẽ hơn là kukac, tức “con “sâu” hoặc “con ròi”, người Ý gọi bằng từ khá hơn một chút, chiocciola tức “con sên”, người Kazakstan gọi là айқұлақ, tức “tai mặt trăng”, và một số người Đức gọi là klammeraffe,tức “khỉ nhện” hoặc đúng hơn là “khỉ móc đuôi”. Nếu là người Hy Lạp thì bạn gọi là papaki tức “vịt con”.
Cũng có sự quan tâm ngoài thế giới động vật. Người Bosnia gọi là à tức “chữ A điên” trong khi người Slovak gọi là zavinac tức “món cá cuốn” và người Thổ Nhĩ Kỳ gọi là guzel A tức “A đẹp”. Thậm chí có cả một Mã Morse cho @ (là ký hiệu mới duy nhất được bổ sung từ Chiến Tranh Thế Giới I) được hình thành bằng dấu chấm và gạch nối cho chữ “A” và “C” tạo thành một chữ; (.--.-.)
Tôi đã viết ngắn gọn về lịch sử của ký hiệu @ trong email ở cuốn sách của tôi Netymology, nhưng về bài mô tả kỹ càng thì không gì hay bằng blog Những Ký Tự Ẩn Khuất của Keith Houston kể rất chi tiết câu chuyện đã xảy ra như thế nào khi năm 1971 một kỹ sư máy tính 29 tuổi tên là Ray Tomlinson đã tạo ra một biểu tượng toàn cầu khi ông quyết định lấy ký hiệu @ (mà chẳng ai quan tâm) làm điểm bản lề cho hệ thống truyền tin theo email mới của ông.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/04/160406_how-do-you-say-in-other-languages_vert_fut

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
1 bài đăng của 1 tác giả
thi bui
29/04/2013
Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ - đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập - tự do của VNCH.

Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA) - Nghĩa trang Biên Hòa
Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.
Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.
Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.
Nghĩa trang Phú Ninh
Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.
Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.
Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh, chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi hài nên việc nhận dạng từng liệt sĩ cũng không khó khăn mấy.
Và, cho đến bây giờ, khu mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang. Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.
Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim
Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa, đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may, Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa trang của Giáo xứ.
Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà các Soeur qui tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình, xác người lẫn lộn với đất đá, làm nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Đến bao giờ?
Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng phần yên nghĩ của liệt sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận, chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.
Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.
Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!
Uyên Nguyên, tường trình từ Biên Hòa, Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discrimination-against-cemeteries-04282013082720.html

TỔ QUỐC TRÊN HẾT

Saturday, April 13, 2013

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy - Tin, Ảnh Lê Tùng Châu

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy
Lê Tùng Châu


Nhân Đạo?


Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)

Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.

Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ 



Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:

- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.

- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.




các bệ thờ nhỏ ở mỗi Khu mộ

- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.

Với phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.

Niềm Vui Chưa Trọn

Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:

- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).

- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.

- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.





cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013 

hàng cọc đi xuyên qua Khu D3. Hàng chữ định vị ở dưới cùng bia mộ Trung Úy Nguyễn Văn Phấn: D3 / 1 / 31 



hàng cọc đi xuyên qua Khu D3



Nhận Định

Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.

Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!

Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????

Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!

Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!

LTC khấp báo từ Saigon

12/4/2013



Bài Liên Quan:

- Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa - tin RFA và Phụ Lục Bài, Ảnh của LTC

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-LTC

Tin Cập Nhật về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,

 Apr. 23, 2013


Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.

Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.

LTC khẩn báo từ Saigon