Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

HÌNH ẢNH CỦA TÊN HCM ĐANG TẶNG HUÂN CHƯƠNG CHO LÍNH TRUNG CỘNG ĐỂ ĐỘNG VIÊN TINH THẦN TẦU CỘNG

 
HÌNH ẢNH CỦA TÊN HCM ĐANG TẶNG HUÂN CHƯƠNG CHO LÍNH TRUNG CỘNG ĐỂ ĐỘNG VIÊN TINH THẦN TẦU CỘNG  
 
Bác Hồ Chí Minh với những người lính Trung cộng tại Việt Nam: hình ảnh tên HCM đang tặng huân chương cho lính Trung cộng để động viên tinh thần lính Tầu cộng hy sinh vì lý tưởng Trung cộng xâm lăng tại Việt Nam.
là người Lính Việt Nam thì nó xua hết vào Nam, còn lính Trung cộng thì nó xua sang hầu hết là để chấn giữ Miền Bắc, năm 1967 hàng vạn tấn đạn , vũ khí, đã có tới 16 sư đoàn các binh chủng với 170 ngàn quân Trung cộng đã chiếm đóng tại miền Bắc Việt Nam nhằm mục đích yểm trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là để bảo vệ các v an ninh phòng thủ của Trung cộng, tính tổng cộng trong cuộc chiến Việt Mỹ thì con số lính Trung cộng xâm lược Việt Nam là 320.000, để thực hiện kế hoạch "Nam Tiến" của Mao Trạch Đông mà hắn đã tuyên đố và đe dọa tổng bí thư Lê Duẩn.
Tại sao trung cộng lại nhảy vào VN gớm ghê như vậy là bởi vì Việt Nam là của Trung quốc, Mỹ nhảy vào Việt Nam là xâm lược Trung Quốc là cướp của Trung Quốc, Mỹ giúp Việt Nam là ngăn cản hành động cướp nước Việt Nam của bọn Trung cộng cho nên Trung cộng phải tận tâm tận lực quyết tiêu diệt Mỹ, quyết tiêu diệt lực lượng Miền Nam Cộng Hòa của Người Việt Nam dựng nên, mà chỉ có người Việt Nam là Thiệt hại mà đồng bọn bù nhìn võ nguyên giáp tay sai của Trung cộng không nhận ra, để đất nước lâm vào hoàn cảnh hiện nay, đến khi tên Giáp nhận rõ ra sự thật dã tâm của bọn trung cộng HCM thì đã quá muộn màng và hoàn toàn bị "Lực Bất tòng Tâm" rồi.
 
Nguồn:  https://plus.google.com/u/0/109586918239522307642/posts

BIẾT TẠ ƠN AI- NO THANKSGIVING


   
 







 
 


Mai Huỳnh Mai St.8872
Làm ơn mắc oán?!

 Tạ ơn!...Nhưng không cảm ơn.
 Trải qua cuộc chiến và sống còn trong nhà tù Công Sản VN, chúng tôi mới thấy sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với đồng minh, chiến hữu QL.VNCH,  là quá khắc nghiệt , tàn bạo qua sách lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh " quả thật, Người Mỹ nhẫn tâm đối với một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH có cùng chiến tuyến Tự Do & An Ninh Hòa Bình thế Giới.
   Chúng tôi có bị bỏ rơi trong cuộc chiến Miền Nam VN, mới thấy rõ cái  giá trị món hàng hóa  trao đổi của Mỹ quốc và Trung Cộng tại mật ước và đi đêm tại Bắc Kinh, năm 1872 với nhau về quyền Lực chia đôi Biển Đông  Á/TBD. Trong đó Mỹ đươc hưởng lợi hoàn toàn một thị trường rộng lớn đông dân Trung Quốc, hơn cả thị trường Đông Nam Á gọp lại... là để tiêu thụ sản phẩm Hoa Kỳ. Chỉ cần 1,3 tỷ dân TQ tiêu thụ một cây kem đánh răng thôi!... Là dân mỹ giàu to rồi?!, nó hơn hẵn cái giá trị Tự Do, và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam và an ninh, hòa bình thế giới?!
  Vì quyền lợi kinh tế, làm giàu nước Mỹ, mà đánh đổi cả Tự Do cho Dân chủ, Nhân Quyền VN, khiến cho bao nhiêu triệu đồng bào Miềm Nam phải bỏ nước ra đi tìm bến bờ tự do, khắp thế giới và tại Hoa Kỳ. Và tất cả mọi người , phải đành lòng và cùng nhau bỏ rơi...một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH cho Quốc tế Cộng sản hóa, bắt làm tù binh trong các nhà tù cải tạo CSVN. Trước bao nhiêu thống khổ và đọa  đày dân tộc... và sắp đến đây là  đại họa mất nước VN vào vòng thống trị Tầu Cộng/TQ. Cũng bởi lẽ Đảng Thái Thú CSVN âm mưu bán nước và bàn giao VN cho Trung Cộng và năm 2020, theo thảo ước Hội Nghị Thành Đô với Trung Quốc....
Xin mời quý Đọc giả tham khảo thêm những liên kết sau, để thấy được" ân oán chính trị giang hồ...nước lớn ". Thì mới vỡ lẽ câu nói ngàn đời... " Làn ơn mắc oán " của người Việt còn kẹt lại trong nước và của người Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH- Chúng tôi biết tạ ơn ai đây, khi Việt Nam sắp mất nước và xóa tên Tự Do VN trên bản đồ thế giới...??!

 Thực tế của chiến tranh, chúng tôi chỉ biết cám ơn Đất Nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã cống hiến những người con yêu quý tuyệt vời, biết hy sinh mạng sống trên chiến trường VN, để bảo vệ Tự Do VNCH trong mục dích an ninh hòa bình thế giới. Ngoài ra chiến sĩ QL.VNCH không biết tạ ơn ai... đã từng bán đứng đồng minh chiến hữ QL.VNCH , với mục đích con buôn hoạt đầu chính  trị xấu xa của người mỹ không còn chánh thống văn minh- Tự Do của Hoa Kỳ...!!!

 Mai Huỳnh Mai St.8872

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! - Huỳnh Mai St.8872
 http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html

VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!! - Huỳnh Mai St.8872

 http://vietnamesebooks.blogspot.com/search/label/Hu%E1%BB%B3nh%20Mai%20St.8872

TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ DO ĐÁMH MẤT- Huỳnh Mai St. 8872
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/02/tim-lai-gia-tri-tu-do-anh-mat.html

Biết Tạ Ơn Ai

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
2014-11-26


DSC01620-305.jpg
Trẻ em Việt sống trên sông ở Cambodia
File photo
Đời vẫn vốn không nương người thất thế.

Nguyễn Tất Nhiên
Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:
Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...
Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.
Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay...
Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.
Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act...
Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa...
Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.
Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.
Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).
Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.
Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:
“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”
Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3 năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.
Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?
Xin thưa cái ... quốc tịch Cambodia.
Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.
Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản …
Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.
Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất,  33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post 26 August 2014).
Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day."
Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:
“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”
Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:
“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
Đến hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.
Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.
Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.
Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-112614-tuongnangtien-11262014122040.html

Biết Tạ Ơn Ai

 Ảnh


    




 
Mai Huỳnh Mai St.8872
Làm ơn mắc oán?!

 Tạ ơn!...Nhưng không cảm ơn.
 Trải qua cuộc chiến và sống còn trong nhà tù Công Sản VN, chúng tôi mới thấy sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với đồng minh, chiến hữu QL.VNCH,  là quá khắc nghiệt , tàn bạo qua sách lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh " quả thật, Người Mỹ nhẫn tâm đối với một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH có cùng chiến tuyến Tự Do & An Ninh Hòa Bình thế Giới.
   Chúng tôi có bị bỏ rơi trong cuộc chiến Miền Nam VN, mới thấy rõ cái  giá trị món hàng hóa  trao đổi của Mỹ quốc và Trung Cộng tại mật ước và đi đêm tại Bắc Kinh, năm 1872 với nhau về quyền Lực chia đôi Biển Đông  Á/TBD. Trong đó Mỹ đươc hưởng lợi hoàn toàn một thị trường rộng lớn đông dân Trung Quốc, hơn cả thị trường Đông Nam Á gọp lại... là để tiêu thụ sản phẩm Hoa Kỳ. Chỉ cần 1,3 tỷ dân TQ tiêu thụ một cây kem đánh răng thôi!... Là dân mỹ giàu to rồi?!, nó hơn hẵn cái giá trị Tự Do, và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam và an ninh, hòa bình thế giới?!
  Vì quyền lợi kinh tế, làm giàu nước Mỹ, mà đánh đổi cả Tự Do cho Dân chủ, Nhân Quyền VN, khiến cho bao nhiêu triệu đồng bào Miềm Nam phải bỏ nước ra đi tìm bến bờ tự do, khắp thế giới và tại Hoa Kỳ. Và tất cả mọi người , phải đành lòng và cùng nhau bỏ rơi...một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH cho Quốc tế Cộng sản hóa, bắt làm tù binh trong các nhà tù cải tạo CSVN. Trước bao nhiêu thống khổ và đọa  đày dân tộc... và sắp đến đây là  đại họa mất nước VN vào vòng thống trị Tầu Cộng/TQ. Cũng bởi lẽ Đảng Thái Thú CSVN âm mưu bán nước và bàn giao VN cho Trung Cộng và năm 2020, theo thảo ước Hội Nghị Thành Đô với Trung Quốc....
Xin mời quý Đọc giả tham khảo thêm những liên kết sau, để thấy được" ân oán chính trị giang hồ...nước lớn ". Thì mới vỡ lẽ câu nói ngàn đời... " Làn ơn mắc oán " của người Việt còn kẹt lại trong nước và của người Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH- Chúng tôi biết tạ ơn ai đây, khi Việt Nam sắp mất nước và xóa tên Tự Do VN trên bản đồ thế giới...??!

 Thực tế của chiến tranh, chúng tôi chỉ biết cám ơn Đất Nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã cống hiến những người con yêu quý tuyệt vời, biết hy sinh mạng sống trên chiến trường VN, để bảo vệ Tự Do VNCH trong mục dích an ninh hòa bình thế giới. Ngoài ra chiến sĩ QL.VNCH không biết tạ ơn ai... đã từng bán đứng đồng minh chiến hữ QL.VNCH , với mục đích con buôn hoạt đầu chính  trị xấu xa của người mỹ không còn chánh thống văn minh- Tự Do của Hoa Kỳ...!!!
 Mai Huỳnh Mai St.8872
Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! - Huỳnh Mai St.8872
 http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html

VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!! - Huỳnh Mai St.8872

 http://vietnamesebooks.blogspot.com/search/label/Hu%E1%BB%B3nh%20Mai%20St.8872

TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ DO ĐÁMH MẤT- Huỳnh Mai St. 8872
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/02/tim-lai-gia-tri-tu-do-anh-mat.html

Biết Tạ Ơn Ai

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
2014-11-26


DSC01620-305.jpg
Trẻ em Việt sống trên sông ở Cambodia
File photo
Đời vẫn vốn không nương người thất thế.

Nguyễn Tất Nhiên
Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:
Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...
Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.
Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay...
Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.
Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act...
Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa...
Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.
Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.
Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).
Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.
Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:
“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”
Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3 năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.
Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?
Xin thưa cái ... quốc tịch Cambodia.
Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.
Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản …
Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.
Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất,  33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post 26 August 2014).
Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day."
Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:
“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”
Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:
“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
Đến hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.
Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.
Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.
Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-112614-tuongnangtien-11262014122040.html

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tạ ơn Tự Do


Tạ ơn Tự Do

Ronald Reagan * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Tượng Nữ thần Tự do và ngày lễ tuyệt diệu tên Tạ ơn này đi đôi với nhau tự nhiên vì mặc dù chúng ta, những người Mỹ, có nhiều điều cần tạ ơn, nhưng trong tất cả những điều ấy không có điều nào quan trọng hơn tự do của chúng ta. Những Tổ phụ Hành hương đã bất chấp biển cả muôn trùng và những người Mỹ suốt trong hai thế kỷ đã bỏ mình tất cả chỉ vì tự do: bản chất tự do của chính quyền, sự tỏa sáng tự do của tâm hồn và tinh thần.
Ngày nay, trong khi tôn giáo bị đàn áp có lẽ ở một phần ba thế giới, thì người Mỹ chúng ta tự do thờ phụng đấng Toàn năng chúng ta chọn. Trong khi toàn bộ nhiều nước phải chịu đựng dưới ách độc tài, thì chúng ta tự do nói thẳng ra điều chúng ta nghĩ, thụ hưởng nền báo chí tự do và mạnh mẽ, và buộc chính quyền tuân theo giới hạn chúng ta cho là công bằng. Trong khi hàng triệu người sống đằng sau các bức tường, chúng ta vẫn tự do đi lại trên khắp cả nước để cùng với những người chúng ta thương yêu sâu đậm nhất - những người thân yêu trong gia đình - mừng ngày lễ cao quý này.
Để tỏ lòng biết ơn, chúng ta lần nữa hãy hiến dâng mình để gìn giữ quốc gia này: tổ quốc của những người tự do và quê hương của những người can đảm.
Nguồn: Trích dịch từ bài diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan mừng lễ Tạ ơn năm 1985. Tựa đề của người dịch
 
Bình luận: 

Tự do trong tư tưởng và hành động đã giúp cho nước Mỹ trở thành cường quốc thực chất số 1 của Thế giới và người dân Mỹ nhờ sống trong nền tảng tự do đó mà trở nên năng động trong việc bảo vệ các giá trị Mỹ một cách chắc chắn .
- Một anh " chăn bò " đưa đàn bò của anh ta ăn cỏ trên đất thuộc chính phủ quản lý đã bị chính phủ cảnh báo nhiều lần nhưng anh ta vẫn vi phạm và chính phủ buộc phải " bắt giam " toàn bộ đàn bò của anh ta . Anh chăn bò về nhà sách súng ra tối hậu thư hẹn giờ cho chính phủ rằng nếu trong vòng 48 tiếng chính phủ không thả vô điều kiện đàn bò của anh ta ra thì anh sẽ tấn công chính phủ bằng vũ lực .Lá thư tối hậu cho chính phủ vừa được anh chăn bò công bố thì hàng trăm anh chăn bò ở các tiểu bang kế cận khác lập tức sách súng lên ngựa tập hợp lại chuẩn bị cho một cuộc chiến với chính phủ . Đứng trước tình hình đó chính phủ buộc phải đầu hàng và thả vô điều kiện ngay lập tức đàn bò của anh kia ra và trong thông cáo báo chí chính phủ nói rằng chính phủ buộc phải thả bò để tránh đối đầu Vũ trang còn các đội quân chăn bò - Cowboys- thì giương cao súng lùa đàn bò trở về trong chiến thắng cùng với lá cờ Mỹ rồi giải tán .
Qua đó người ta hiểu rằng thực chất của nền TỰ DO TUYỆT ĐỐI và nền VĂN HOÁ MỸ đó chính là TỰ DO SÚNG ỐNG và VĂN HOÁ CAO BỒI là nền tảng triết lý vững chắc bảo vệ TỰ DO CỦA NƯỚC MỸ .
  Sự việc trên xảy ra hồi năm ngoái .
 
Thực chất của cái " ỔN ĐỊNH và HOÀ BÌNH " của Việt Cộng là đã từng đưa Đất nước và con người trở về thời Kỳ đồ đá và dập đầu dưới gót giày " ĐẠI HÁNG " .

Hòa giải dân tộc và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải


Hòa giải dân tộc và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Phạm Trần (Danlambao) - "Sự hoài nghi về lòng trung thành khi chưa 'có lửa để thử vàng' thì cũng có thể sai lầm. Vì vậy, nếu vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc không được nghiêm chỉnh thảo luận giữa những người, tuy từng cầm súng bắn nhau trong chiến tranh nhưng biết tôn trọng giá trị của nhau thì dân tộc sẽ mãi mãi mắc mưu chia rẽ của Cộng sản. Do đó vấn đề khẩn trương và quan trọng của đất nước hiện nay là làm thế nào đoàn kết được trong-ngoài giữa người Việt Nam cùng lý tưởng để đấu tranh loại đảng CSVN ra khỏi độc quyền lãnh đạo, để Việt Nam có dân chủ tự do và để cứu được dân tộc ra khỏi đói nghèo, chậm tiến và lạc hậu chứ không phải là lúc tranh luận về lòng yêu nước ai hơn ai..."

*

Vấn đề làm sao mà người Việt Nam có thể quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù do chiến tranh gây ra để đoàn kết xây dựng đất nước đã được viết trong “Hiệp định chấm dứt Chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Từ đó đến nay (2014) đã 41 năm mà người Việt Nam ở hai bờ chiến tuyến vẫn còn xa cách như khi chiến tranh chưa kết thúc ngày 30/04/1975 phải có nguyên nhân.
Lỗi này, trước hết và duy nhất phải quy kết vào trách nhiệm của đảng và nhà nước Cộng sản mang danh Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ở miền Bắc và những người Việt miền Nam đi theo Cộng sản được đại diện bởi Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam.
Tại sao?
Bởi vì Hiệp định Paris đã nói rõ trong Chương IV về “VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TỰ QUYẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VIỆT NAM” gồm những Điều rất rõ như sau:
Điều 9:
Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng Hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam dưới đây:
a) Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và phải được tất cả các nước tôn trọng.

b) Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của miền Nam Việt Nam thông quan tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế.

c) Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoặc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam.
Điều 10:
Hai bên miền Nam Việt Nam cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam; giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực.
Điều 11:
Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ:
- Thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia;

- Bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh.
Điều 12:
a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (các bên ký kết hiểu với nhau gồm có: Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Lực lượng thứ ba - hay phe Dương Văn Minh -, Chính phủ Cộng Hòa miền Nam Việt Nam). Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.
b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.
Điều 13:
Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, phù hợp với tình hình sau chiến tranh. Trong số những vấn đề hai bên miền Nam Việt Nam thảo luận có các biện pháp giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành việc đó càng sớm càng tốt.
Điều 14:
Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam nói trong Điều 9(b).
Sự thật phũ phàng
Trên giấy trắng mực đen là như thế với chữ ký cam kết của 4 bên gồm: Bộ trưởng Ngoại giao William P. Rogers (Hoa Kỳ), Trần Văn Lắm (Việt Nam Cộng Hòa), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình (Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam).
Nhưng trong thực tế trên chiến trường vào thời điểm này, ngót 300,000 quân đội miền Bắc vẫn hành quân trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa trong khi Quân đội Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam.
Từ đó Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải tiếp tục chiến đấu một mình với sự viện trợ rất hạn chế về vũ khí và lương thực của Hoa Kỳ.
Theo các tài liệu của Quốc tế phổ biến trên Internet thì vào năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa có 450.000 quân chủ lực và hơn 700.000 quân địa phương và dân vệ. Quân Đội Cộng sản Nhân Dân Việt Nam có 525.000 quân (Hoa Kỳ ước đoán 500.000-600.000), kể cả lối 220.000 trong số đó đang có mặt ở miền Nam. 
Tuy nhiên về hỏa lực thì quân đội Cộng sản có số lượng gấp 3 lần hơn vũ khí và đạn được của quân đội miền Nam vì Liên bang Sô viết do Nga cầm đầu và Trung Cộng vẫn tiếp tục đổ súng đạn và lương thực vào miến Bắc để vượt Trường Sơn vào tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
Ngược lại vì ràng buộc bởi Hiệp định Paris 1973, chính phủ Hoa Kỳ đã bị Quốc hội hạn chế viện trợ cho miền Nam Việt Nam từ 2 tỷ mỗi năm xuống còn 600 triệu, sau ngày ký Hiệp định Paris 1973. 
Sau đó số tiền này bị chận lại ở Quốc hội khi phía Mỹ thấy tình hình mất Việt Nam Cộng Hòa vào tay quân đội miền Bắc không còn cứu vãn được nữa, sau cuộc tấn công của lực lượng miền Bắc vào thành phổ Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3/1975, mở đầu cho Chiến dịch Tây Nguyên mang “mật danh Chiến dịch 275”.
Hành động tiếp tục chiến tranh xâm lăng miền Nam ngay trong lúc đàm phán để sau này miền Bắc chà đạp lên quyền tự quyết của nhân dân hai bên miền Nam ghi trong Hiệp định Paris 1973, đã được Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà thuộc Viện Lịch sử Đảng xác nhận trong bài viết “Hoạt động quân sự trên chiến trường miền Nam 1968-1973” vào dịp Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam của Tạp chí Thế giới-Việt Nam (The World & Vietnam report) thuộc Bộ Ngoại giao Hà Nội ngày 31/01/2013.
Ông viết: "Ngày 23/3/1972, Bộ Chính trị thông qua phương án của Quân ủy Trung ương, quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, lấy Trị Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hướng phối hợp.

Ngày 30/3/1972, quân ta nổ súng ở Trị Thiên, mở màn cho cuộc tiến công chiến lược 1972. Ngày 2/5/1972, ta giải phóng tỉnh Quảng Trị. Đây là thắng lợi quân sự rất quan trọng, có ý nghĩa trong năm bản lề 1972 có nhiều sự kiện quân sự, ngoại giao lớn đan xen. Đó là hai chuyến thăm Trung Quốc (2/1972), Liên Xô (5/1972) của Tổng thống Mỹ Nixon gây chia rẽ và bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Đó là việc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, thả mìn, thủy lôi phong tỏa các cảng, cửa sông, cửa biển của miền Bắc từ 6/4/1972 với quy mô và cường độ ác liệt hơn trước, gây khó khăn cho vận chuyển tiếp tế cho miền Nam cả đường bộ và đường thủy.

Cuộc tiến công chiến lược ở Trị Thiên và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã giành được những thắng lợi rất quan trọng song cũng chịu nhiều tổn thất hy sinh (đặc biệt là trận chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm, từ 25/6 đến 16/9/1972), đã tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao thu được kết quả. Đoàn đàm phán Việt Nam tại Hội nghị Pari đã chủ động có bước đột phá, đưa ra bản dự thảo Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (10/1972), đẩy Mỹ vào thế bị động, lúng túng, phải đi vào đàm phán thực chất.

Đặc biệt, quân và dân miền Bắc, chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 của Mỹ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không". Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất, góp phần quyết định buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh của Mỹ về nước, mở ra thời cơ chiến lược để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" vào mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc.”
Hệ lụy của chiến thắng
Nhưng nhóm chữ “giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước” đã nói lên được điều gì?
Thứ nhất, đó là hành động tự nhổ bọt vào chữ ký của hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và Nguyễn Thị Bình.
Thứ hai, nó đã gây ra tình trạng chia rẽ và hận thù dân tộc do đảng CSVN gây ra cho nhân dân miền Nam Việt Nam.
Hàng loạt những chủ trương trả thù quân nhân Việt Nam Cộng hòa, công chức, các chính đảng Quốc gia và Văn nghệ sĩ miền Nam đã được thi hành để đem hàng trăm ngàn con người vào các trại tập trung tù đầy khổ cực được mệnh danh “Cảo tạo” giả đạo đức. Nhiều ngàn người đã chết mất xác tại các trại tập trung lao động khổ sai này.
Thứ ba, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói vào năm 2005 rằng: "Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn” thì ông đã nghỉ hưu, không còn tác động gì đến lớp người cầm quyền nữa.
Bởi vì lời nói, tuy tâm huyết, có suy tư của một người Lãnh đạo gốc miền Nam đã từng mất vợ và con trong cuộc oanh kích của máy bay trên một nhánh sông gần Bình Dương đã quá muộn, không sao hàn gắn được vết thương chiến tranh mà người miền Nam là nạn nhân.
Thứ bốn, danh từ “giải phóng” miền Nam của bộ đội Cộng sản miền Bắc Cộng sản, vì vậy sẽ không bao giờ có thế trả hết nợ đối với hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam đã bị Hải tặc cưỡng hiếp rồi quăng xác xuống biển hay bắt đi bán cho các động Mãi Dâm trong vùng Đông Nam Á. Ngàn người dân bình thường khác, trong đó có vô số trẻ em, người già cũng đã chết chìm trên Biển Đông trên đường trốn Cộng sản tìm tự do sau ngày ngày 30/04/1975.
Tuy nhiên người dân ở miền Bắc và ngay cả trong các vùng được gọi là “giải phóng” trong Nam khi còn chiến tranh cũng chẳng may mắn gì hơn đồng bào miền Nam. Họ cũng đã phải gánh chịu những mất mát khôn lường trong cuộc chiến 20 năm huynh đệ tương tàn bi thảm này.
Có ai biết được đã có bao nhiêu triệu bà mẹ mất con, người vợ mất chồng, hay thanh niên-thiếu nữ tuấn tú đã bỏ xác tại các chiến trường hay dọc đường Trường Sơn trên đường vào Nam?
Những nấm mồ hoang hay nắm xương khô của người dân Việt Nam-Bắc đã tan nát vào lòng đất Việt Nam đã nói lên được điều gì đối với những người còn sống hôm nay?
Vì vậy, ta không ngạc nhiên khi thấy ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói vào năm 2005 rằng: “Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu. Cho nên tinh thần hòa hợp dân tộc phải được coi trọng. Chúng ta còn nhớ, sau ngày 30-4-1975, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai!”
Nhưng trong suốt 40 năm qua những người lãnh đạo CSVN từ thời Trường Chinh Đặng Xuân Khu đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 6 người, thử hỏi họ đã làm gì để hàn gắn vết thương dân tộc, cải thiện đời sống cho dân hay vẫn tạo ra những bất công trong đời sống hàng ngày, kỳ thị kẻ thắng người thua và nuôi dưỡng hận thù để bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho đàng CSVN?
Bằng chứng trong đời sống hiện nay, sau gần 30 năm được gọi là “đổi mới” (1986-2014), hai tầng lớp công nhân và nông dân là thành trì của “cách mạng vô sản” đã hy sinh xương máu giúp cho đảng CSVN tồn tại và độc quyền cai trị đất nước lại vẫn là tầng lớp phải chịu thiệt thòi và kém may mắn nhất trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Tương lai ở đâu?
Vậy tương lai của con cháu họ sẽ đi về đâu trong vũng bùn đói, nghèo, lạc hậu, chậm tiến và kéo dài xung đột địa phương trong khi Việt Nam đang mất dần biển đảo vào tay Trung cộng ở Biển Đông?

Tình hình bế tắc này chỉ có thể mở ra bằng con đường duy nhất là Việt Nam phải có dân chủ và tự do và đoàn kết, hòa hợp, hòa giải dân tộc để xây dựng đất nước.
Những hành động bóp nghẹt tự do dân chủ, không cho dân được quyền nói lên suy nghĩ của mình và hạn chế những quyền cơ bản con người chỉ làm kiệt quệ sinh lực dân tộc và làm mồi cho ngoại bang cai trị bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp qua tay sai và bởi những lãnh đạo nhu nhược.
Lãnh đạo CSVN cần phải chui ra khỏi “vỏ sò của trí tuệ” lạc hậu chủ nghĩa để thấy đất nước và nhân dân đang đòi hỏi một cuộc Cách mạng xã hội để tự chủ, tự cường và bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ và tài nguyên của đất nước.
Nhà nước phải biết lắng nghe tiếng nói thiện chí và chấp nhận những đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng đất nước. Đảng CSVN không thế cứ nói “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân” mà lại tước đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân như đã diễn ra trong quá khứ và đang xảy ra trên mọi lĩnh vực trong hiện tại.
Lãnh đạo đảng CSVN cũng phải biết không có gì trên cõi đời này tồn tại mãi mãi. Cuộc đời có sinh thì phải có tử như đã xẩy đến cho Thế giới Cộng sản do Nga lãnh đạo trong thời gian từ 1989 đến 1991 ở Mạc Tư Khoa và tại các nước theo Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản Đông Âu.
Hai văn kiện “Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lện Xã hội Chủ nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) và Hiến pháp sửa đồi năm 2013 vẫn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng (Cộng sản) của Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước đang kéo đất nước lùi lại và ngăn chặn bước tiến của dân tộc.
Lãnh đạo đảng và nhà nước chắc phải biết rõ tại sao nhân dân Nga và hàng triệu người dân khác ở Đông Âu đã vùng lên lật đổ bạo quyền, phi dân chủ và độc tài để tự cởi trói và dân chủ hóa đất nước?
Bằng chứng của tư duy lạc hậu, tiếp tục cù nhầy để “cố đấm ăn xôi Trung cộng” và tự trói mình chỉ tiếp tục tác hại đến tiền đồ của Tổ quốc mà thôi.
Đó chính là lý do mà mấy năm gần đây, các Tổ chức dân sự tự nguyện thành lập của nhiều tầng lớp nhân dân đã ra đời ở Việt Nam để dành lại quyền làm chủ đất nước.
Nếu năm 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói ngày 30/4/1975 là “thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai” thì có lẽ không ai nghĩ ông đã nói dối vì sau đó cũng chính ông và Bộ Chính trị đã đưa ra quyết định đày đọa dân-quân Việt Nam Cộng hòa xuống tận bùn đen để cho “vượn nhảy lên bàn thờ”, xóa bỏ hệ thống kinh tế phồn thịnh của miền Nam và phá sạch nếp văn hóa nhân bản của 25 triệu người dân miền Nam.
Những nỗi đau oan nghiệt của đại đa số người dân hai miền Nam-Bắc nói mãi cũng không hết, nhưng làm gì để thay đổi mới là vấn đề của tất cả con dân Việt Nam trong và ngoài nước bây giờ.
Bởi lẽ nếu mọi người cứ ngồi nguyền rủa bóng tối mà mỗi người không đốt lên một ngọn nến hay ngọn đèn dầu thì biết đến bao giờ mới tìm ra ánh sáng ở cuối đường hầm?
Thông điệp đòi tự do và một chế độ dân chủ từ mấy năm qua đã bung ra ở Việt Nam bởi các Nhà báo độc lập, các nhà trí thức, cựu đảng viên, và một số tướng lĩnh trong Quân đội CSVN hoạt động Dân chủ, đấu tranh đòi quyền sống con người và bảo vệ nhân quyền. 
Tuy kết quả vẫn còn hạn chế nhưng những người can đảm thành lập các tổ chức dân sự xã hội vẫn không nản chí và tiếp tục dấn thân, bất chấp bị công an, côn đồ khống chế, tấn công, xuyên tạc hay bị phạt tù bất công trong nhiều năm.
Họ rất cần sự tiếp tay của mọi người Việt Nam trong và ngoài nước để tạo thành một phong trào quần chúng đòi lại quyền làm chủ đất nước và xóa bỏ độc tài Cộng sản.
Trường hợp Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Một trong những người tù lương tâm này là Nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Ông mới bị trục xuất ra khỏi Việt Nam ngày 20/10/2014 sau 6 năm 6 tháng bị hành hạ, đày đọa qua 11 nhà tù từ Nam ra Bắc.
Một số đông đồng hương người Việt đã tự ý ra phi trường Los Angeles tối 21/10/2014 đón ông trong không khí nồng ấm đầy tình người với nhiều Cờ Vàng 3 Sọc đỏ mang theo. Nhưng chỉ ít ngày sau, một làn sóng dữ của dư luận đã cáo buộc ông đã từ chối nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ của Việt Nam Cộng hòa, và coi ông đã “không muốn đứng vào hàng ngũ những người đã đấu tranh cho ông và những người tù lương tâm khác.”
Tuy nhiên, câu chuyện đã không được nói đúng như những gì đã xảy ra khiến cho vấn đề “hòa hợp, hòa giải dân tộc” giữa người Việt ở 2 bờ chiến tuyến gặp nhiều khó khăn.
Trong cuộc phỏng vấn của Thông tín viên Mặc Lâm đài Á Châu Tự do (RFA) ngày 29/10/20134, Ông Ngô Chí Thiềng, người chứng kiến sự việc ngay từ đầu cho biết những gì ông thấy:
“Hôm đó tôi cũng có mặt ở đó để đi đón anh Điếu Cày. Nói thực ra là đồng bào rất háo hức rất nhiều người mang theo cờ. Cá nhân tôi không biết là có nên mang cờ theo hay không vả lại mình cũng nghĩ nhiều khi tế nhị nhưng khi tới nơi thì tôi thấy rất nhiều cờ. Trước khi anh Điếu Cày xuất hiện thì chúng tôi nói chuyện gặp gỡ nhau, đi tới đi lui vòng vòng.

Đùng một cái ông Điếu Cày và hai người Hoa Kỳ trong Bộ ngoại giao đi theo với ông Điều Cày đi ra bằng một cổng khác, đi bọc hậu đàng sau lưng mình. Tất cả mọi người bu vô rất đông, người thì sờ anh Điếu Cày, người thì cầm bao thư đưa tiền, tôi biết chắc là anh Điếu Cày khi đó mệt mỏi lắm mà bà con người thì muốn sờ tay người thì muốn sờ lưng ổng, đập đập ổng muốn giúi cho ổng bao thư.

Người thì cầm cờ Mỹ người thì cầm cờ vàng... Người cầm cờ vàng thì đưa lên thôi chứ không thấy người nào đưa vào mặt bảo ảnh cầm cả. Tôi chỉ đứng cách anh Điếu Cày chừng 4 người thôi. Lúc đó anh Điếu Cày quay sang bên trái của tôi còn anh Truật đưng ngay bên phải của anh Điếu Cày mới đưa lá cờ lên. Anh Điếu Cày lúc ấy chưa nhìn thấy. Trước khi giơ lá cờ thì anh Truật vỗ vai anh Điếu Cày nhưng anh ấy vẫn không quay lại anh Truật lại đưa lá cờ lên nhưng ngay khi ấy anh chàng Mỹ đi theo bảo vệ anh Điếu Cày rất vất vả đề đẩy những cánh tay ra ngoài tại vì họ sợ nhỡ có ai làm gì bậy bạ thì sao? Tôi thấy anh ta đẩy lá cờ qua tay phải của anh Điếu Cày thì anh Truật ảnh thấy vậy ảnh chỉ rút là cờ lại và ảnh cười.”
Mặc Lâm viết tiếp: “Ông Đinh Quang Truật, người cầm lá cờ đưa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thuật lại sự việc cũng giống với những gì mà nhân chứng kể, ông Truật nói:

Tên tôi là Đinh Quang Truật nguyên là cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH. Tôi và một số anh em có mang theo một số cờ quốc gia và một ít cờ Mỹ, mục đích là tới có hình thức chào đón anh Điếu Cày cho nó được long trọng.

Chính tôi cầm một số cờ đó tôi phân phát cho đồng hương tới đón anh Điếu Cày. Khi anh xuất hiện có một số bà con bảo tôi anh cố gắng anh đưa lá cờ cho anh ấy... thành ra tôi cũng cố gắng len lỏi đám đông đang vây anh Điếu Cày. Ngoài bà con vây anh Điếu Cày còn một số phóng viên của các đài và lúc đó anh đang tập trung trả lời phỏng vấn. Tôi vỗ vai anh ấy để anh chú ý và anh ấy hơi quay ngang về phía tôi một chút. Lúc ấy người nhân viên Bộ Ngoại giao bảo vệ cho anh ấy gạt tay tôi ra.

Trong lòng tôi nghĩ rất thành thật như thế này thái độ của anh Điếu Cày cũng như động tác của anh nhân viên Bộ ngoại giao thì tôi không coi đó là sự khước từ việc cầm lá cờ vì tôi nghĩ rằng lúc đó anh Điếu Cày được đồng bào vây kín như là nêm cối. Anh Điếu Cày có đưa tay lên để lấy lá cờ cũng khó vì lúc ấy anh đang tập trung trả lời phỏng vấn của các phóng viên.”
Câu chuyện giản dị chỉ có thế thôi, nhưng tiếng lành thì ít là tiếng dữ lại bay xa khiến cho có nhiều người Việt Nam ở Hoa Kỳ và một số nơi khác đã “tam quốc chí diễn nghĩa” với nhiều thêu vẽ làm cho vấn để nghiêm trọng và gây tranh cãi mất nhiều công sức của người tham gia.
Thậm chí có người còn đặt cả điều kiện tiên quyết “nếu không đứng chào cờ nghiêm chỉnh, không nhận lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ” thì sẽ không được tiếp xúc, dù anh Điếu Cày chỉ muốn đến để cảm ơn!
Và tại cuộc gặp gỡ đồng hương tại Washington D.C, tối ngày 23/11/2014, có một số người đã chất vấn anh Hải như “tra khảo” quyết liệt không kém như anh bị lấy cung tại các nhà giam Việt Nam!

Tôi ngồi nghe mà trong lòng nghẹn ngào để nhớ lại 4 trường hợp lịch sử đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam cũng liên quan đến “là cờ và lòng con người”.
- Trường hợp thứ nhất ở ngay trong Dinh Độc Lập thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi người Phụ tá Chính trị của Tổng thống là Vũ Ngọc Nhạ bị phát giác là “điệp viên của Cộng sản” gài vào Dinh để thu góp tin tức cho Hà Nội.
Chắc hẳn đã nhiều lần trong đời ở miền Nam thì Vũ Ngọc Nhạ, sau 1975 lên chức Thiếu tướng tình báo Cộng sản, đã đứng nghiêm chào lá Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa!
- Trường hợp thứ hai là Nhà “siêu tình báo chiến lược” đội lốt Nhà báo Phạm Xuân Ẩn. Ông Ẩn cũng từng là Sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa đã được gửi đi học tham mưu và báo chí ở Hoa Kỳ bằng tiền thuế của người dân miền Nam.
Nhà báo Phạm Xuân Ẩn làm cho nhiều báo ngoại quốc, nhưng lâu năm và được tín nhiệm nhất khi ông làm cho Tạp chí Times vì ông Ẩn có mối giao thiệp rộng rãi với Chính quyền VNCH và các Tòa Đại sứ ngoại quốc, quan trọng nhất là Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Cũng như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, ông Ẩn được phong hàm Thiếu tướng Tình báo CSVN sau 1975!
- Trường hợp thứ ba là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sinh năm 1923 là phụ tá Tổng tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa sau khi Đại tướng Dương Văn Minh nhận chức Tổng thống từ tay Cụ Trần Văn Hương ngày 28/4/1975. Ông mang bí danh S7 hay Sao Mai là cơ sở của Ban binh vận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Chính tướng Hạnh là người đã thúc đẩy Tổng thống Dương Văn Minh quyết định kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông vũ khí đầu hàng quân Cộng sản ngày 30/04/1975, khi lá Quốc kỳ Nền Vàng 3 Sọc Đỏ của VNCH vẫn còn bay trên Dinh Độc Lập.
- Người thứ bốn liên quan đến Thượng tá Tám Hà của Quân đội CSVN đã bỏ hàng ngũ ra hồi chánh với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước Cuộc tấn công miền Nam Tết Mậu Thân của Cộng sản.
Tài liệu của CSVN sau 30/4/1975 tiết lộ, những bí mật hành quân và tấn công vào đô thị miền Nam năm 1968 bị ông Tám Hà báo cáo với chính phủ VNCH đã gây thiệt hại to lớn cho quân CSVN trong thời kỳ ấy.
Hiển nhiên Thượng tá Tám Hà cũng đã rất nhiều lần đứng chào cả 2 lá cớ Mặt trận Giải phóng miền Nam và cờ Đỏ Sao Vàng.
Như vậy, thiết tưởng chuyện “trung thành với lý tưởng của lá cờ” của người cầm cờ hay chào cờ cũng chưa chắc ai đã trung thành hơn ai trong mặt trận đấu tranh tư tưởng.
Chỉ khi nào người ta phải đối diện với thực tế thì lương tâm mới hiện ra chăng, hay cũng có thể thay đổi tùy hoàn cảnh?
Tuy nhiên, sự hoài nghi về lòng trung thành khi chưa “có lửa để thử vàng” thì cũng có thể sai lầm. Vì vậy, nếu vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc không được nghiêm chỉnh thảo luận giữa những người, tuy từng cầm súng bắn nhau trong chiến tranh nhưng biết tôn trọng giá trị của nhau thì dân tộc sẽ mãi mãi mắc mưu chia rẽ của Cộng sản.
Do đó vấn đề khẩn trương và quan trọng của đất nước hiện nay là làm thế nào đoàn kết được trong- ngoài giữa người Việt Nam cùng lý tưởng để đấu tranh loại đảng CSVN ra khỏi độc quyền lãnh đạo, để Việt Nam có dân chủ tự do và để cứu được dân tộc ra khỏi đói nghèo, chậm tiến và lạc hậu chứ không phải là lúc tranh luận về lòng yêu nước ai hơn ai.
(11/014)


Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2014/11/hoa-giai-dan-toc-va-ieu-cay-nguyen-van.html

Bình luận


Ông Phạm Trần này điên rồi! Điếu cày hoà giải với ai? Điếu cày tại sao phải hoà giải....với đồng bào hải ngoại? Điếu cày đại diện cho ai và ai hoà giải? Phạm Trần cần hoà giải à...Phạm Trần già đã bị điên hay sao mà muốn hoà giải. NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI.
(Người dân VNCH có ai muốn hòa giải không?) mà phải hoà giải với điếu cầy... đấy....
Ông Phạm Trần này ăn phải bả rượu SAY hay sao mà không hiểu mình viết gì thế hở ông? Người ta không thích iĐiếu cày vì điếu cày làm cao, nói là người việt hải ngoại phải tôn trọng dị biệt. ĐC không cần trả lời . Ai chạy theo nghe ĐC thì nghe, không nghe thì thôi nhà thôi chứ hoà giải gì .
Sao ông Phạm Trần không hiểu ông viết gì sao ông?vậy mà đăng báo - nhà báo...???
Nghe ông Phạm trân nói nhiều nói dai nói dại nói ngu, và ông ĐC cứ tưởng đi Mỹ có Mỹ dẫn, 2 tên Mỹ tài lọt, nên ông ta cho là "vị tù nhân lương tâm... hay vô lương tâm tầm cở lắm." Một nhân vật quan trọng, có cả bầy rước show này show nọ....đc, một đại nhân vật đi cứu nước đấy nhé!
Chỉ cần Điếu Cày làm truyền thồng chính quyền cộng sản sợ!
Ông ĐC ơi, xin nhớ rằng, ông vào nhà người ta, ông phải dở nón khi vào cửa nhé. Ngu bỏ mẹ mà!...
40 năm ông ở miền Nam làm giàu , mà không biết cờ Vàng, không biết cờ đỏ, không biết cs bán nước, đánh miền Nam là đánh cho Tàu cho Nga à?
2 căn nhà của ông là của Trường Đại Học Sài Gòn, dể gì người dân thường của miền Nam sang tên, "đăng ký " được à?
Khổ nhục kế của ĐC sao giống như thằng hồ gìa là thằng hồ hẹ hồ tàu. đấy mà. Cho đến bây giờ còn gọi bác hồ... cứt mà không biết à....
100 năm trồng người! Ai cũng có quyền phê phán lãnh tụ cả. Sao ĐC không dám mở miệng nói hồ già là thằng hẹ! Báo Tàu công khai thằng hồ là thiếu tá tình báo Tàu đã ba ngày này rồi kià... Ở Mỹ này, dân hỏi tờ khai sinh của tổng thống không được à...
Phạm Trần tâm thần hay ăn bả rượu viết lung tung như điên vậy?!!
Cảm ơn quý vị đọc.



vuotbien ngu bỏ mẹ, lời lẽ ú ớ như thằng tâm thần, chả bằng thằng con nít, mà còn nói này nói nọ. Bọn mày chỉ là lũ khốn phá thối công cuộc giải thể chế độ CS của dân tộc VN mà thôi.



Vụ Điếu Cầy và lá Cờ Vàng (Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất)
https://baovecovang2012.wordpr...



LUẬN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
Nhân khi xảy ra sự kiện Điếu Cày kêu gọi bỏ qua quá khứ, nối kết tổng lực trong ngoài, hướng về tương lai,
Nhân khi “Hội nghị Diên Hồng Thời Đại “ ra tuyên ngôn nối kết trong ngoài,
Nhân khi GS. Stephen Young luyến tiếc nhắc lại giải pháp 6 bước thỏa hiệp với việt cộng nhằm dân chủ hóa Việt Nam,
Tất cả đều bàng bạc mùi Hòa hợp Hòa giải tuyên truyền vẹm cộng.
Xin gởi lại bài viết cũ về một giải pháp chung cuộc cho cuộc vận động giải trừ chế độ toàn trị việt cộng: CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
Trong bài viết “Chuyện dài ra đảng và đa đảng“, dưới tiểu tựa Không Thể Cầu Xin, người cọng sản già lưu vong bên Nga Nguyễn Minh Cần viết:
“Nhiều người cho rằng không thể nào thỏa hiệp với đảng cầm quyền được, những người dân chủ chỉ có một con đường đi đến thắng lợi là một mặt, ra sức mở rộng xã hội dân sự, mặt khác, vận động dân ta đấu tranh bất bạo động bằng mọi hình thức khác nhau để tạo nội lực mạnh có khả năng thay đổi chế độ toàn trị. Phong trào dân chủ phải dựa vào sức mạnh kỳ diệu của quần chúng và của xã hội dân sự thì mới áp lực được lên tập đoàn cầm quyền buộc họ phải chuyển hoá hay đổi thay chế độ toàn trị. Nếu họ ngoan cố thì sức mạnh của đại chúng sẽ biến thành trận sóng thần cuốn hết tập đoàn cầm quyền và chế độ độc tài ra Biển Đông.
Mọi ý đồ thỏa hiệp với ĐCS đều rất nguy hại cho cuộc đấu tranh chung! Nhất là trong tình hình hiện nay: khi ĐCS đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt và Đất nước ta đang ngập sâu vào cuộc tổng khủng hoảng nặng nề hầu như không lối thoát; khi quan thầy của tập đoàn cầm quyền nước ta là Trung Cộng cũng đang lúng túng trong khó khăn, nguy cơ bùng nổ xã hội ở đấy đang tới gần; và khi xu hướng chung toàn cầu là xóa bỏ độc tài toàn trị, xây dựng chế độ dân chủ,tự do, tôn trọng nhân quyền. (Ngưng trích)
Đọc câu “ Nếu họ ngoan cố thì sức mạnh của đại chúng sẽ biến thành trận sóng thần cuốn hết tập đoàn cầm quyền và chế độ độc tài ra Biển Đông ” thì thấy rằng lập trường cương quyết giải trừ chế độ cọng sản phản nước, hại dân có vẻ ngập ngừng vì chữ “ Nếu “, bởi vì trong đấu tranh cách mạng lật đổ bạo quyền không thể dựa trên giả định mà phải có thái độ dứt khoát, quả quyết mới khích lệ được quần chúng hăng hái tham dự.
Xin gởi lại đây bài viết cũ, nói lên suy tư của một người Việt Quốc gia, vì thời thế thua trận mà lưu ly nơi hải ngoại:
MỘT THOÁNG SUY TƯ VỀ CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
Mấy ngày nay, tâm tư chấn động vì thương xót hai cháu nhỏ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vừa phấn khích về hành động can trường của hai cháu mà ngẫn ngơ không làm gì được.
Mới đưa tay lần giở những bài viết cũ, bắt gặp bài viết năm xưa về cuộc cách mạng Dân tộc.
Cách nay hơn 12 năm, sau khi Mỹ bang giao với vc được mấy năm, phong trào chống cộng hải ngoại bị những người làm chánh trị thời cơ tấn công ráo riết. Công việc “ Giữ Lửa Chống Cộng “ thật là gian nan. Nhưng Quân, cán, chánh VNCH và đồng bào Tị nạn Cọng sản vẫn kiên tâm, trì chí. Một dạ sắt son giữ cho được ngọn lửa thiêng sông núi, nung đúc tinh thần kháng cọng cho đồng bào nước chờ ngày quật khởi.
Ngày nay, tuổi trẻ Việt Nam can trường kế tiếp nhau đứng lên kháng cộng làm nên lịch sử. Những Đỗ thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha … nối tiếp nhau xung trận. Dầu thất thế sa cơ vẫn ngẩng mặt cao đầu, dõng dạc tố cáo bạo quyền, không hề khiếp nhược. Gương chiến đấu chống bạo quyền cộng sản của tuổi trẻ Việt Nam mai nầy lịch sử khắc ghi.
Tôi, tuổi già ngưởng mộ, xin ghi lại những lời nói hào hùng của Anh thư – Hào kiệt Việt Nam hôm nay như lời hịch Mê Linh, Bình Ngô Đại Cáo của Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung:
“ Đi (mà) chết đi đảng csvn bán nước!
Tàu khựa cút khỏi Biển Đông
Tôi trước sau vẫn yêu Đất nước và Dân tộc
Tôi chỉ chống đảng csvn. Tôi không có tội “
Xin gởi lại bài viết cũ để các bạn trẻ và đồng bào trong nước vững tin:
Con dân Việt Nam nơi hải ngoại trước sau vẫn một lòng “ ở cùng “ Đất nước và Dân tộc.
SUY TƯ VỀ CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
Một vị Luật sư kiêm chủ báo nổi tiếng ở đây có lần nói với nhóm Hòa Hợp Hòa Giải Nguyễn Gia Kiểng từ bên Pháp qua: Làm CÁCH MẠNG ở Việt Nam là không được đâu (!?). Anh bây giờ là người Pháp gốc Việt, tôi là người Mỹ gốc Việt cả rồi. Vậy chi bằng chúng ta chỉ lo cho cộng đồng người Việt tại Mỹ, tại Pháp thôi." Đây là nhận thức của một trí thức trẻ "thành danh" (!) trên đất Mỹ. Đây cũng chẳng phải là đặc điểm riêng của giới trẻ thành danh trên đất Mỹ mà cũng là nhận thức gọi là thực tiễn (!) của một số người làm chính trị kỳ cựu, tự nhận là thức thời, biết quyền biến. Vì nhận thức như vậy nên họ mới nẩy sinh ra hai thái độ kể sau:
Thứ nhứt là thái độ buông xuôi và quên lãng như kiểu người Luật sư trẻ kể trên. Hay nói một cách lả lướt như nhà văn nhiều năm kinh nghiệm Giao Chỉ, tức một thời Đại Giới thiệu gia Yên Mô: "Tới đây thì ở lại đây." Hoặc giả cải lương hơn thì là: "Xin chọn nơi nầy làm quê hương." Không ai trách gi thái độ ăn cây nào rào cây nấy vừa kể. Chỉ có điều đáng tiếc là trong khuôn khổ Tự Do, Dân Chủ của xứ nầy, với tư cách công dân Mỹ gốc Việt có địa vịxã hội tốt, chí ít họ cũng có đủ quyền hạn công dân để nói lên ý kiến về chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ để tác động tích cực hơn về phiá Dân Chủ và Nhân Quyền cho VN thay vì chỉ vì quyền lợi của giới Tư Bản Mỹ, nhưng họ khước từ không chịu làm, lại đi chọn thái độ tiêu cực kể trên.
Thứ hai là thái độ trá nguỵ của một số chính khách xôi thịt ngày cũ và em út họ hiện nay: Đó là thái độ lắt léo, từ HOÀ HỢP, HOÀ GIẢI cho tới trắng trợn bắt tay THOẢ HIỆP, HỢP TÁC với VC. Ngay khi những đợt Cựu Tù Nhân Chính trị, tục gọi là HO đầu tiên tới đất Mỹ vào năm 1990 thì nhóm Thông Luận Nguyễn Gia Kiểng từ bên Pháp đã bỏ vòi sang đây (nghe nói được nhóm Vũ Quán chủ tiếp rước) để rêu rao chiêu bài Hoà Hợp, Hoà Giải. Bị chống đối mạnh mẽ, nhóm nầy phải tháo lui về Pháp, nhường trận địa cho những tay hoạt đầu ở đây mở cuộc đánh phá phong trào quần chúng chống Cộng. Khởi đầu chúng cho mấy ông thợ viết ru ngủ đồng bào chống Cộng bằng cách xu mị dư luận về thứ tình cảm cao thượng rỗng tuếch rằng: Con người không nên đeo đẳng lòng thù hận (hostage of hatred: chữ nghĩa của một bà viết cho Mẹc-cu-ri Nu) thấp hèn. Trái lại, phải vươn mình lên chốn thanh cao với tình thương bao la, bát ngát tận chín từng xanh.
Đó là tuyên truyền Xóa bỏ Hận thù, Hoà Hợp, Hòa giải với VC. Khi các mũi đột phá Giao Lưu Văn hoá Thanh Lan, Tôn giáo vận Thanh Từ bị đồng bào chống đối dữ dội, Tú Gàn từ Nam Cali cay cú khinh miệt những người chống Cộng. Vận động quần chúng biểu tình chống Cộng là phường bát nháo. Thụy Giao ở Bắc Cali còn lớn họng hơn: Cựu tù nhân chính trị biểu tình chống Cộng ồn ào là Loạn Kiêu Binh. Cà lơ, ngơ ngáo như cậu cháu Ký Còm thì ăn ké bằng cách hý hước hoá những ai vận động biểu tình chống Cộng là làm trò hề, trò khỉ. Gần đây, Liên Hội NVQG công khai lên án các cuộc biểu tình chống Thời Báo ăn táo Xuân Phong và chống sư Đỗ Thích thịt cầy Trí Dũng là THIỂU SỐ PHÁ RỐI CỘNG ĐỒNG (!?). Đó là thủ đoạn của tập đoàn CHỐNG-CHỐNG CỘNG để che đậy toan tính cầu hoà, hợp tác với VC. Dư luận có lý khi mệnh danh tập đoàn nầy là NGỤY HÒA, CHỦ BẠI, bởi vì họ cho rằng không thể thắng được VC nên mới quỵ luỵ, cầu hoà.
Thất bại trong chiến dịch công kích phong trào quần chúng chống Cộng, họ bèn lên giọng cầu cao rằng: Đám đông chống Cộng ngu dốt, không biết thức thời, quyền biến. Còn họ là những người trưởng giả, am tường tình thế chính trị, biết đường tiến, thoái theo đúng sách lược ngoại giao của…Hoa Kỳ. Cho nên họ mới bảo: Bây giờ chống Cộng là xưa rồi. Phải quyền biến theo cách khác. Cách nào?
Người Phát ngôn của Mặt Trận là Diệu Chân liền dẫn sách; Thời đại ngày nay là thời đại ĐỐI THOẠI, HOÀ BÌNH, HỢP TÁC PHÁT TRIỂN. Thù hận nhau đến như Do Thái và Palestine mà họ còn nói chuyện hoà bình với nhau được.
Vậy, tại sao VC và chúng ta đều là người Việt Nam lại không nói chuyện với nhau được? Té ra họ vùi dập không thương tiếc phong trào quần chúng chống Cộng để họ rảnh tay tính chuyện đối thoại, hợp tác với VC.
Nhưng thử hỏi, họ nhân danh ai, nhân danh cái gì và dựa vào lực lượng nào để bắt tay, thoả hiệp với VC để giải quyết công việc của toàn thể Đất nước và Dân tộc??!! Vì vậy, đông đảo đồng bào Tỵ Nạn CS mới chống đối dữ dội toan tính xé rào, ăn mảnh của bọn ngụy hòa. Còn nói rằng thức thời, dựa theo sách lược ngoại giao của Hoa Kỳ để dùng áp lực kinh tế chuyển hoá chính trị là nói giọng cầu cao, phóng đại, sai sự thật. Những người ngụy hoà thường dùng chiêu bài bí hiểm DIỄN BIẾN HÒA BÌNH để biện minh cho ý đồ bắt tay, hợp tác với VC.
Thật ra khộng ai biết Hoa Kỳ hay nước nào khác mà VC thường gọi mập mờ là các lực lượng thù địch có một kế hoạch riêng biệt nhằm đổi chế độ độc tài, đảng trị VC sang chế độ dân chủ một cách êm thấm, gọi là diễn biến hoà bình hay không.
Chỉ biết sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ có đề ra sách lược ngoại giao đối với các nước CS còn lại mệnh danh là GIAO KẾT-MỞ RỘNG (tạm dịch chữ ENGAGEMENT-ENLARGEMENT), hiểu một cách đơn giản là nối lại bang giao, giao thương để làm ăn, mở mang kinh tế, để rồi dùng các hiệp ước có lợi (beneficiary agreement) cho nước CS đối tác để KHUYẾN KHÍCH những thay đổi dân chủ (encourage democratic transformations). Nói cách khác, giao kết làm ăn kinh tế để thu lợi là mục đích chính yếu, còn khuyến khích mở rộng dân chủ là thứ yếu hay tùy phụ, hoặc nhiệm ý, tức là có cũng được, không có cũng được. Cho nên những ai chạy lúp xúp theo đuôi chánh sách ngoại giao Hoa Kỳ mà kênh kiệu, tự cho là thức thời quyền biến là thiếu tự trọng, nếu không muốn nói là thiếu liêm sỉ.
Những người trưởng giả cũng thường nói rằng: Đám đông chống Cộng dốt nát, không biết gì về chiến thuật, chiến lược. Tôi dõng dạc nói rằng: Những người chống Cộng gốc Quân, Cán, Chính VNCH không phải chỉ nghe nói hoặc hiểu biết suông về vấn đề chiến thuật, chiến lược mà trước đây họ từng làm việc đó hàng ngày. Chỉ cần là sĩ quan cấp Đại đội trưởng thôi, khi hành quân trong đội hình cấp Tiểu đoàn tại địa phương là họ hiểu ngay rằng họ đang làm nhiệm vụ chiến thuật, tức là bảo vệ an ninh lãnh thổ. Khi hành quân trong đội hình Binh đoàn càn quét cục R ở Mật khu Mỏ Vẹt chẳng hạn là họ hiểu là họ đang thi hành nhiệm vụ chiến lược, triệt hạ đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng như cắt đứt căn cứ tiếp vận VC. Chỉ cần là một Đoàn Trưởng Xây Dựng Nông Thôn thôi, khi xây dựng một Áp Chiến Lược là họ hiểu rằng họ đang thực hiện một Đơn vị trong sách lược Bình định và Phát triển Nông thôn trên toàn quốc. Cho nên, khi những người chống Cộng cương quyết và nhẫn nại cổ võ, vận động tổ chức và phát triển lần hồi PHONG TRÀO QUẦN CHÚNG CHỐNG CỘNG thì khởi đầu xem ra nhỏ nhoi, nhưng nếu trì chí đi con đường của mình cho tới nơi, tới chốn thì về lâu, về dài việc làm nầy trở thành MỘT CÔNG TÁC CHIẾN LƯỢC TỐI QUAN TRỌNG cho Đất Nước. Vừa TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH CỦA DÂN CHÚNG để giành lại quyền tự quyết về vận mạng của Đất Nước, vừa XÂY DỰNG MỘT LỰC LƯỢNG DÂN TỘC để tiến hành MỘT CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC.
Mấy tháng trước đây, sau vụ Mặt Trận và thấp thoáng đàng sau là Nhị Nhân bang Liên Hội chồng dấu theo cao trào 53 Ngày Đêm Tranh Đấu chống lá cờ máu VC và ảnh gìa Hồ của đồng bào Nam Cali để tranh tiên tổ chức cái gọi là Đêm Thắp Sáng Niềm Tin bị dư luận vạch mặt là chôm credit của Đoàn thể khác, họ bèn rụt rè, thử ném nắm bùn ĐỘC QUYỀN CHỐNG CỘNG vào các đoàn thể chống cộng ở đây. Bị chỉ rõ đây là hành động hèn nhát và trá ngụy. Cùng kế, họ muối mặt thi hành hạ sách, mở chiến dịch bươi móc ti tiện đời tư của các cá nhân chống cộng.
Tóm lại, không có việc gọi là độc quyền chống cộng ở đây. Trái lại, việc vận động mở rộng Phong Trào Quần Chúng Chống Cộng là khởi đầu một thời kỳ mới: Giành lại QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHIẾN, HOÀ cho đám đông, tức là bãi bỏ ĐỘC QUYỀN LÀM CHÍNH TRỊ của những người Trưởng giả thuở nay vẫn quen thói ngồi cao, tự vẽ vời đủ lý thuyết và cương lĩnh, rồi ngồi chờ thế lực ngoại cường đưa lên cầm quyền, tự tung, tự tác quyết định mọi việc của đất nước, bất chấp mọi ý nguyện của người dân. Họ cũng thường dùng những thuật ngữ thời thượng: Nào là Thời đại bùng nổ thông tin, nào là Cách Mạng truyền thông, gần đây là Toàn cầu hóa Dân chủ, cuối cùng là Tình hình mới ,chống Cộng theo kiểu mới. Họ nói như vẹt để rồi cứ kiểu cũ mà làm như vừa kể, bởi vì nều họ hiểu đúng về tác dụng của cuộc cánh mạng truyền thông thì họ không thể coi vấn đề chính trị như là thứ gì cao siêu, bí hiểm, chỉ có họ mới đủ kiến thức vận dụng.
Thực ra chính trị chỉ là một khiá cạnh của đời sống. Mọi người chỉ cần đọc báo, nghe đài phát thanh, đặc biệt internet là có thể hiểu biết thượng vàng, hạ cám bất cứ thứ gì, đừng nói chi là vấn đề chính trị được đông đảo người bàn luận hàng ngày. Cho nên, khi những người chống cộng vận động đồng bào thành Phong trào Quần chúng đấu tranh chống cộng là họ đi thẳng vào trung tâm của định nghĩa dân chủ: Mọi người đều có tiếng nói về hướng đi của đất nước (Everyone has a say about national direction). Việc làm nầy cũng chính là điều mà Bà Suu Kyi mong mỏi thực hiện cho đất nước Miến Điện: TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH CỦA DÂN CHÚNG (Empowering the people) để họ có khả năng tham dự vào việc cai trị đất nước cũng như kiểm soát việc làm của giới trưởng giả cai trị (the ruling elite).
Tóm lại, công cuộc vận động tổ chức, phát triển phong trào Quần chúng Đấu tranh chống Độc tài, áp bức VC trước sau vẫn ĐÚNG. Nó đúng không những trong giai đoạn đấu tranh GIẢI TRỪ BẠO QUYỀN VC hiện nay mà còn sẽ đúng trong giai đoạn XÂY DỰNG DÂN CHỦ hậu CS và vẫn còn đúng trong giai đoạn TÁI THIẾT, XÂY DỰNG lại Đất nước sau nầy. Trong giai đoạn đấu tranh giải trừ ách áp bức VC, Phong Trào Quần
Chúng chống Cộng là tiền đề để tiến tới thành hình một lực lượng rộng rãi hơn, bao gồm đông đảo dân chúng, tức là LỰC LƯỢNG DÂN TỘC để tiến hành cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC vì DÂN SINH, DÂN CHỦ, tức là cuộc cách mạng của toàn dân, vì chịu hết nổi nạn nghèo đói, áp bức, bất công mà vùng lên đánh đổ bạo quyền VC để tự giải thoát. Trong giai đoạn xây dựng Dân chủ hậu CS, chính lực lượng Dân Tộc đó sẽ quyết định về Bản Hiến Pháp, tức là nền tảng quy định thể chế chính trị của đất nước cũng như quyết định về bầu cử nhân sự vào bộ máy cai trị quốc gia. Trong giai đoạn tái thiết, xây dựng lại Đất nước, lực lượng Dân Tộc đó sẽ là chủ lực tiến hành các kế hoạch phát triển Quốc Gia. Cho nên những ai hiện nay góp mặt trong Phong Trào Quần Chúng Đấu Tranh Chống Cộng đều có quyền hãnh diện về sự đóng góp của mình vào cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC hiện đang diễn tiến. Chúng ta cứ kiên nhẫn, trì chí hành động, rồi cũng có ngày thanh thản ca rằng:
Nợ TANG BỒNG trăng trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu
NGUYỄN NHƠN
(Để kỷ niệm những ngày cuối Thiên Niên Kỷ Thứ Hai)


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Trại tù ‘cải tạo’ Ái Tử-Bình Ðiền, nỗi đau vẫn còn đây!


 Trại tù ‘cải tạo’ Ái Tử-Bình Ðiền, nỗi đau vẫn còn đây!
Monday, November 24, 2014 12:02:12 PM


Phạm Văn Tiền
LTG: Viết cho những ngày họp mặt của các bạn tù “trại cải tạo” Ái Tử-Bình Ðiền. Xin thắp nén hương lòng dành cho các bạn tù đã khuất, những người đã anh dũng đấu tranh đòi hỏi công lý cho người tù chiến sĩ VNCH. Các anh đã chết thật vinh quang, thật hào hùng, thật bất khuất dầu trước bạo lực cường quyền. Chúng tôi, những bạn tù còn sống hôm nay luôn mãi mãi nhớ đến các anh.

***
Tôi không phải nhà văn, tôi chỉ là một người lính tác chiến bình thường, đơn vị bị thượng cấp bỏ rơi và còn kẹt lại vào những ngày tháng cuối cùng của Tháng Ba năm 1975 buồn thảm tại cửa biển Thuận An, mặt trận phía Bắc tận cùng đất nước. Tôi cũng như bao đồng đội khác đã sớm trở thành những người tù khổ sai trong cái địa ngục đỏ trần gian dưới mỹ từ “tập trung cải tạo” khi toàn thể miền Nam chưa trọn vẹn nằm trong tay giặc.

Họ, những người Cộng Sản Việt Nam, nhân danh “chánh nghĩa” bằng một thứ bạo quyền, độc tôn lòng yêu nước đã dồn bọn tôi tới bước đường cùng của cuộc đời “khố rách áo ôm.” Tôi thích viết, viết cho tôi và những người bạn đồng hành, về những điều thật sự cay đắng oan nghiệt tưởng như không hề có ở xã hội loài người. Thế mà nó đã xảy ra, xảy ra một cách chua xót, đau lòng ngay trên đất nước của mình.
Tôi muốn làm tròn bổn phận của một chiến hữu may mắn sống còn hôm nay, đối với các bạn tù của tôi đã sớm ngã gục dọc đường, của An, Kế, Giỏ, Cát, Sơn, Nhơn, Báo, Lực, Giang, Sang, Minh, Hồ Lộc,... và còn, còn nhiều nữa. Các bạn đã sống thật hiên ngang và chết vô cùng bất khuất, đã ngẩng cao đầu lên để thách thức trước họng súng bạo quyền dù không còn một mảnh sắt trong tay; các bạn là thứ ngọc quý vô giá được cô đọng lại bởi một quân lực mà chúng ta đã hết lòng phục vụ: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trước sức tấn công ào ạt mà người CS gọi là mùa Xuân đại thắng 1975, toàn thể lực lượng quân sự Việt Nam Cộng Hòa đã có lệnh co cụm lại và bỏ ngõ ở các điểm chiến lược quan trọng từ tỉnh lỵ Phước Long đến sự lui binh của Quân Ðoàn 2 về thị xã Nha Trang và cuối cùng là Quân Ðoàn 1, nhất là mặt trận phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Là những chiến sĩ QLVNCH chúng tôi chỉ biết tuân lệnh, mặc dầu khả năng và tiềm lực chiến đấu của người lính chúng tôi vẫn còn có thể gìn giữ phần đất này. Rõ ràng, chúng tôi đã bị thượng cấp buộc phải thua đau, trong niềm tức tưởi nghẹn ngào cùng với cái đau chung của toàn thể dân tộc.

Hơn 3 ngàn người lính QLVNCH gồm toàn đủ mọi binh chủng đã sớm bắt đầu cuộc đời tù tội của mình vào những ngày cuối Tháng Ba gãy súng đau thương đó. Chúng tôi đã được chuyển qua nhiều trại tù khác nhau, từ nơi tạm giam tại căn cứ La Sơn, chúng đã đưa các thành phần hạ sĩ quan, binh sĩ về vùng sương lam chướng khí Nam Ðông, Khe Tre. Thành phần sĩ quan còn lại, chúng lùa anh em chúng tôi vào tận miền đất Hạ Lào rừng rú xa xôi có tên là Buôn Hồ, nơi giam giữ những tù binh mà chúng đã bắt được trong các cuộc giao tranh mùa Hè đỏ lửa 1972 hay mặt trận Cửa Việt 1973. Chúng tôi đã bắt gặp vô số nghĩa địa nơi chúng đã vùi thây biết bao nhiêu tù binh, chiến sĩ QLVNCH, không mộ bia tên tuổi.

Cuối cùng anh em chúng tôi đã được một dịp may hiếm có, thay vì tiếp tục giam giữ nơi đây hoặc bị đày ra Bắc, bọn chúng đã mang chúng tôi lại vùng đất Cồn Tiên nơi có những căn cứ vững chắc của các tiền đồn QLVNCH của chúng ta trước đây, vào những ngày giữa tháng 6, 1975 khi chúng hoàn toàn cưỡng chiếm miền Nam.

Ở đây chưa đầy một năm, anh em chúng tôi lại có lệnh đi bộ về xây dựng trại Ái Tử nằm về phía Tây của quốc lộ 1 hơn 20km đến khu vực Trà Liên, nơi có căn cứ Phượng Hoàng cũ của QLVNCH, chiến tích một thời lẫy lừng của Tiểu Ðoàn 6 TQLC lần đầu tiên sử dụng hỏa tiễn M-72 để diệt chiến xa địch vào tháng 4, 1972. Ðoàn 76 do quân đội CS quản lý được thành lập qua công trình xây dựng của người tù chúng tôi, được chia thành 5 phân trại để giam giữ tùy theo cấp bậc lớn nhỏ. Ðây là giai đoạn đầu đầy sóng gió nhất, đã có nhiều toán tổ chức vượt trại sang tận miền biên giới Lào, và bị bắt về giam dưới các hố sâu Conex như các anh Trần Văn Loan, Châu Ðức Thảo, Mai Ðức Hòa thuộc Phân Trại 1.

Ðã có những tấm gương can trường bất khuất như Nguyễn Tiến Mỹ, Ðỗ Bá Niềm (trại 3), Nguyễn Tấn Ngọc (trại 2), Nguyễn Ngọc Thức (trại 1) thà chịu nhịn đói chứ không chấp nhận bị cưỡng bức lao động, để phản đối bọn CS không thi hành đúng theo luật tù binh quốc tế của hiệp định Paris về hòa bình và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ðã có những cái chết vô cùng bí hiểm của các anh Nguyễn Ngọc An, Bửu Kế (trại 1), vô cùng can đảm như Hồ Lộc (trại 3), bí thư chi bộ đảng Ðại Việt sau nhiều ngày bị thẩm vấn hỏi cung, biết không thể nào tránh khỏi sự trả thù đê tiện nên đã treo cổ tự sát trong conex biệt giam để bảo toàn tiết tháo của người chiến sĩ cách mạng. Nhưng vượt lên trên tất cả sự tàn nhẫn vô nhân đạo nhất, là việc chúng ra lệnh dẫn độ hai anh Sang và Minh vào rừng thủ tiêu vào một buổi sáng lao động tại đập Trấm Quảng Trị, chỉ vì những tư thù cá nhân đối với tên thượng úy trưởng trại. Xác hai anh đã được dân vùng kinh tế mới tìm gặp, và chính họ đã chôn cất bên cạnh một ven rừng.

Sau hơn 3 năm tập trung “cải tạo học tập” theo đường lối chính sách của đảng và nhà nước là tất cả chúng tôi sẽ được tha về, nhưng nhà cầm quyền CS Hà Nội lật lọng đã bội ước bằng chính văn bản mà chính họ đã ký ra. Cuối tháng 12 năm 1978, Ðoàn 76 thuộc trại Ái Tử do quân đội quản lý đã giải tán, sau khi hơn 4 tháng trời anh em tù chúng tôi bị đày ải ra vùng Ðô Lương tỉnh Thanh Hóa để thi công lòng Hồ Sông Mực. Hơn 3 ngàn tù binh chúng tôi một lần nữa đã bị lùa lên nhiều chiếc xe Molotova bịt bùng có công an và vũ khí yểm trợ xuôi Nam về Huế, để cuối cùng áp tải đến trại tù cải tạo “Bình Ðiền” giao lại cho công an áo vàng quản lý.

Bình Ðiền là một địa danh rất quen thuộc của người lính Sư Ðoàn 1 Bộ Binh, nơi giao tranh giữa ta và địch vào những tháng ngày giành giật nhau từng tấc đất của mùa Hè đỏ lửa 1972, nơi có cứ địa Bastone lẫy lừng với nhiều chiến tích hào hùng của người chiến sĩ VNCH.

Tổng trại tù Bình Ðiền cũng được chia ra thành 5 phân trại và mỗi nơi như vậy được chúng giam giữ bằng nhiều loại tù khác nhau, dựa theo cấp bậc và mức độ tội ác mà chúng gọi là “thành phần ác ôn, có nợ máu nhiều ít với nhân dân.”

Phân trại 1 được coi là trại nghiêm ngặt nhất nằm sát cạnh bộ chỉ huy tổng trại, gồm toàn các nhà gạch được xây cất theo hình thức trại biệt giam cùng vài chục hầm Conex chôn sâu dưới lòng đất, bao quanh bởi nhiều tầng kẽm gai dầy đặc. Tù ở đây được coi là thành phần nguy hiểm nhất, bị cấm lao động bên ngoài vì không biết họ vượt trại bất cứ lúc nào. Ða số thuộc thành phần bất hảo can nhiều tội hình sự của một xã hội đầy nhiễu nhương lúc giao thời, cướp của giết người, hiếp dâm, tổ chức vượt biên vượt biển.

Số còn lại là những tổ chức mà chúng gọi là phản động mới, âm mưu lật đổ chính quyền, hay các thành phần chúng cho là nguy hiểm không chịu cải tạo từ các trại tù khác. Ða số tù ở trại này có án rõ ràng. Hạ Sĩ Nguyễn Văn Mộng, binh chủng Thiết Giáp bị án chung thân vì âm mưu lật đổ chính quyền, Trung Sĩ Nguyễn Văn Nhờ, cảnh sát, bị án 20 năm vì tội tuyên truyền chống phá cách mạng. Sinh viên luật khoa Trịnh Bích bị án chung thân khổ sai vì cùng người yêu cướp súng vượt biển... Còn, còn rất nhiều những người khác cũng bị chúng kết tội theo một thứ luật rừng theo kiểu Tòa án Nhân dân.

Về sau này có lẽ để dễ bề quản lý hơn, trại nữ “Phục hồi nhân phẩm Tây Lộc Huế” cũng được lệnh sát nhập vào Phân trại I. Họ là những cô gái làng chơi còn rất trẻ, can phạm đủ thứ tội. Ða số bị án tập trung cải tạo, một số ít khác nặng hơn vì có tội ác rõ ràng, cô giáo viên cấp I Vân Ánh trẻ đẹp kia bị án tù chung thân vì bóp cổ bà nội mình để cướp 2 chỉ vàng, chị Thu Vân 20 năm tù vì tội mua chuộc cán bộ tổ chức vượt biển đại quy mô.

Việc chuyển trại này đã khởi đầu cho nhiều chuyện tình mây mưa ướt át, không biết phải tốn biết bao nhiêu tờ kiểm điểm và hàng vài chục người phải vào ngồi trong các hầm Conex biệt giam. Các sự việc này đa số xảy ra ở các tội phạm hình sự. Có những tình yêu ở mức độ chỉ gỡ gạc nhau bằng lon đậu, bánh đường, điếu thuốc gói mè, nhưng cũng có thứ cao cấp hơn thề sống chết với nhau bằng một cuộc vượt ngục, nguy hiểm hơn đã có người tự tử như cô Hương ở đội “chổi đót.” Thì ra cuộc đời càng khốn khổ tuyệt vọng bao nhiêu thì tình yêu càng mặn nồng bấy nhiêu. Vì con tim cũng có lý lẽ riêng của nó.

Nói tóm lại, đây là trại tù “hầm bà lằng” đủ loại, ngay cả tù chính trị, bọn tôi những người cứng đầu, thách thức, chống đối, vượt ngục hoặc nằm trong các tổ chức chính trị, đảng phái cương quyết không chấp hành nội quy trại cũng đều bị đem về nơi này để chúng canh giữ nghiêm nhặt hơn. Ða số đều bị cùm trong các hầm conex biệt giam, cắt bớt khẩu phần lương thực và cấm không cho gia đình thăm viếng.

Phân trại 2 cũng là trại gốc từ Ái Tử chuyển qua, thuộc về nơi giam giữ các thành phần mà chúng coi là cực kỳ nguy hiểm như cảnh sát, an ninh tình báo và hầu hết những người có chức vụ quan trong tham gia chính phủ miền Nam. Các đảng phái mà chúng gọi là phản động như Ðại Việt, Quốc Dân Ðảng. Kể các các vị dân biểu, nghị viên, xã trưởng, chiêu hồi, giáo sư. Người tù ở đây vẫn bị canh giữ rất nghiêm nhặt.

Phân trại 3 và 5 toàn sĩ quan rất trẻ từ cấp chuẩn úy đến trung úy, thêm một ít Nghĩa Quân. Họ sống rất ngang tàng vì chẳng có một quá khứ tội lỗi nào để họ phải sợ.

Còn phân trại 4 thì lại khác, đa số gốc từ trại 1 Ái Tử về, cấp bực từ đại úy đến trung tá, cũng có một số rất ít cấp bậc nhỏ hơn bị nhét tạm vào đây vì không còn chỗ chứa ở các trại khác.

Tất cả trên dưới 400 người được chia thành 11 đội, mỗi đội ở một lán (lán là căn nhà tranh vách đất). Công việc hàng ngày là phát rừng, phá rẫy, cấy lúa, trồng khoai để tự túc lương thực theo kế hoạch nhà nước.

Từ hơn 3 năm, chưa bao giờ người tù chúng tôi bị đói thê thảm và tinh thần xuống dốc như lúc này, cái đói xanh rờn cả mặt, héo cả tim gan, bủn rủn tay chân, thể xác rã rời. Hồi còn ở trại cũ do quân đội quản lý có bề lỏng lẻo hơn, cũng bị đói nhưng được cái dễ bề cải thiện linh tinh khi lao động bên ngoài. Còn bây giờ là bọn công an áo vàng thứ thiệt, chúng kiểm sát khám xét từng người mỗi lần xuất nhập trại. Xin cám ơn những “nạm” rau má, các đọt tàu bay và bao nhiêu thứ thiên nhiên ưu đãi khác, kể cả rắn rít, ễnh ương, cào cào châu chấu đã góp phần kéo dài thêm sự sống cho người tù. Cũng là Việt Cộng như nhau, cùng ác độc như nhau, nhưng mỗi nơi một khác. Chúng tôi như một chiếc bong bóng được thổi phồng lên rồi bị vỡ tung lên vì cơn gió xoáy, bất mãn chán chường. Biết bao nhiêu hy vọng ở mức án tù tập trung cải tạo 3 năm, giờ thì vỡ mộng vì sự tráo trở gạt lừa của bọn người gian ác.

Buổi sáng một lát bột mì luộc (bánh xe lãng tử), trưa vài củ khoai hay sắn thối, chiều một chén cơm độn. Thức ăn chỉ toàn là nước muối pha loãng, may mắn lắm thì được pha thêm muỗng ruốc rẻ tiền. Thế còn đỡ hơn so với các bạn tù còn đang bị cùm trong các nhà kỷ luật, những người đã vượt trại đến tận miền Savanakhet Lào bị bắt dẫn độ về cùng các thành phần hiên ngang không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực, mà chúng thường gọi là bọn phản động, chống đối. Một bữa sắn, khoai cho mỗi ngày.

Còn gì để mà hy vọng vào sự bội tín của con người CS (Ðừng tin những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm), họ đã hứa đủ điều khi đẩy cả đoàn tù 76 ra tỉnh Thanh Hóa để làm công trình thủy lợi đại quy mô “Lòng Hồ Sông Mực.” Hàng chục hecta rừng được khai phá cho một công trình dẫn thủy nhập điền, nhiều người đã ngã quỵ vì sốt rét rừng, có người chết vì đói quá ăn nhằm nấm độc hay mật cóc như Ðại Úy Lực SÐ1BB.

“Các anh giải phóng Lòng Hồ Sông Mực thì chính Lòng Hồ Sông Mực sẽ giải phóng các anh,” được phát ra từ chính mồm của tên trung tá chính ủy Ðoàn 76 lúc khởi công, và khi công tác hoàn thành vượt chỉ tiêu, lời hứa đó đã bị phản bội, họ nhẫn tâm lùa tất cả bọn tôi lên chuyến tàu chợ xe hỏa để về lại trại Ái Tử cùng toa với súc vật.

Chúng tôi đã bị mất tất cả, mất nhà mất cửa, ngay cả vợ lẫn con, thì còn gì đâu để mà sợ. Họ một lớp người nhân danh đạo đức để làm chuyện phi nhân, đã biến đất nước thành nhà tù và biển máu. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, họ cai trị một đất nước không người, thế mà lại huênh hoang chiến thắng, họ đã đạp anh em chúng tôi xuống hố sâu và giờ đây là lúc phải cùng nhau đứng dậy.

Ðêm qua có nhiều tiếng súng nổ và toàn trại báo động vì Ðại Úy Mai Ðức Hòa đã lợi dụng lúc trực trại điểm danh, anh đã liều chết đánh tên cán bộ Thượng Sĩ Thụ thoát chạy ra ngoài đêm tối bao la. Chúng chẳng làm gì được anh vì đây là vùng đất mà đơn vị anh thường hành quân trú đóng, chỉ hơn 3 tháng sau có tin là anh đã đến Úc.

Chuyện trốn trại là chuyện thường xảy ra như cơm bữa trong đời tù, luôn gây căng thẳng thần kinh cho người còn lại. Ðâu phải dễ gì mà trốn thoát vì khắp mọi nơi đều có công an, du kích. Rất nhiều người đã bị dẫn độ về sau nhiều ngày ẩn trốn đâu đó. Tất cả đều bị cùm, giam vào các nhà biệt giam Conex trong suốt nhiều năm trời. Thế mà trốn vẫn hoàn trốn.

Họ điểm danh chúng tôi khi ăn, giờ nghỉ, ngay cả lúc đi vệ sinh phía bên ngoài trại, theo sát chúng tôi lúc lao động kềm kẹp tứ bề. Họ mắng nhiếc chúng tôi là đồ phản quốc, ăn bơ sữa đế quốc Mỹ giết hại nhân dân. Còn chúng tôi thì một lòng cương quyết chỉ lao động cầm chừng, chỉ tiêu chẳng có mà năng suất cũng không.

Ðã có những buổi phê bình kiểm thảo hàng tuần, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Anh em chúng tôi cứ nhắm mắt mà nói như con vẹt để tạm được an thân. Nhưng rồi cuối cùng việc gì đến rồi cũng phải đến, người tù chúng tôi như chiếc lò xo bị ép hết cỡ đã tới lúc cùng nhau bật dậy để bảo vệ quyền sống cho mình. Chúng tôi đòi hỏi họ phải thi hành đúng theo Hiệp Ðịnh Paris, phải có tòa án xét xử công minh, phải cải tiến chế độ tù theo luật tù binh quốc tế. Ðại Úy BÐQ Nguyễn Thuận Cát, đội trưởng đội 6 sản xuất, phản đối tên quản giáo trong cuộc họp về việc dùng vũ lực đối với đội viên của anh. Trung Úy Giàu, đội trưởng đội 9, đòi hỏi phải thi hành đúng chính sách 10 điểm của chính quyền cách mạng là phải thả chúng tôi ngay tức khắc, vô điều kiện.

Cuộc đấu tranh mãi rồi ra chúng cũng nhượng bộ đôi chút, chế độ thăm gặp được mở lại mỗi hai tháng một lần, chỉ được thăm thân nhân 15 phút ngồi đối diện nhau trên một cái bàn dài, những ánh mắt nhìn nhau tức tưởi nghẹn ngào. Chúng tôi được nhận quà bằng những thức ăn không có tính cách dự trữ lâu dài, vì họ sợ bọn tôi trốn trại. Nhờ vào gói mì, điếu thuốc, viên đường... chúng tôi mua chuộc những tên vệ binh trẻ dẫn giải, vì vậy mà cuộc sống có phần dễ chịu hơn.

Nhiều tin tức thật sôi nổi và hấp dẫn được thu thập đâu đó, được đem ra xì sầm bàn tán nhau trong lúc này. Ðại loại đó là những tin làm nức lòng chiến sĩ để an ủi người tù trước tình thế nguy nan vô cùng tuyệt vọng: “Có nhiều tiểu đoàn TQLC chúng ta đang hoạt động vùng núi đồi Hải Vân, có tàu chiến Hoa Kỳ ngoài khơi yểm trợ.” Ðặc biệt các thầy tướng số thì nói tình hình nay đã sáng sủa rồi, thế nào cũng có phe ta đến để giải phóng trại tù.

Chúng tôi đã sống những ngày thật sung sướng mà tâm hồn lúc nào cũng thấy lâng lâng bay bổng, lấm lét nhìn nhau bằng những nụ cười khó hiểu, ngón tay cái của bàn tay cứ chỉa thẳng lên trời làm dấu khi gặp nhau. Xin nghiêng mình biết ơn những huyền thoại sống đã cho chúng tôi những cái “phao” để mà bám lấy giữa đại dương mênh mông, hy vọng một vài tia sáng le lói ở cuối đường hầm tăm tối.
Tết năm đó (1979), tương đối đầy đủ nhờ vào những thức ăn do gia đình mang đến. Từ bấy lâu nay, đó là lúc bọn tôi đoàn kết thương yêu nhau nhất, chúng tôi ăn chung với nhau, chia sẻ nhau những gì có được, vì bao giờ cũng vậy, tình cảm chỉ khắng khít mặn nồng khi mọi người cùng khổ như nhau. Chúng tôi rất vui mừng khi hay tin Bắc Kinh xua quân đánh chiếm các tỉnh biên giới, để giáng trả cho Ðảng CSVN một bài học tự mãn.

Chúng tôi không còn muốn đi lao động ngoài trời nữa, chúng tôi tổ chức đình công, khai bệnh mỗi ngày cả trăm người. Chúng tôi chia nhau đi lao động bên ngoài thừa dịp để cải thiện linh tinh, từ củ sắn, củ khoai đến vài trái ớt, trái cà do chính chúng tôi làm ra. Lẽ dĩ nhiên chỉ là hành động lén lút phải thật nhanh nhẹn kín đáo, nếu chúng phát hiện thì bị phạm trọng tội: “Phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa,” sẽ bị nghiêm giam kỷ luật. Buổi tối sau giờ điểm danh của tên trực trại, khi cánh cửa trại giam đã được khép kín là giờ sinh hoạt thoải mái của anh em chúng tôi. Chúng tôi tập họp nhau lại ngoài hiên mỗi lán, ca hát những bản nhạc cũ, nhất là các bài tình ca của lính, gợi nhớ lại một thời liệt oanh, vàng son của người lính QLVNCH.

Bố Nguyễn Ðình Chi, trung tá già đại diện cho trại trong ban “trật tự thi đua” bị gọi đi làm việc nhiều lần. Ông thường nhắc nhở chúng tôi biết rằng hãy cẩn thận và coi chừng âm mưu thâm độc của chúng. Chúng im lặng không có nghĩa là chúng đã không biết những gì chúng ta đang làm, chúng đang chờ cơ hội để ra tay đàn áp một lần cho tất cả, như các vụ án Nhân Văn Giai Phẩm của miền Bắc trước đây.

Còn chúng tôi như một chiếc xe đang tuột dốc không “phanh,” cứ thế mà lao vào hố. Ngày 27 tháng 3, 1980, để kỷ niệm 5 năm ngày mất Huế và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong trận chiến sau cùng tại cửa biển Thuận An, chúng tôi làm lễ tưởng niệm và thức hát suốt đêm, tiếng hát ngạo nghễ, thách thức như để xé tan bầu không khí xiềng xích nặng nề; phá hết xích xiềng để dành lại áo cơm “Cờ bay! Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu, vừa chiếm lại đêm qua bằng máu....” Từ trong xà lim đôi chân bị xích xiềng: Trần Văn Loan, Châu Ðức Thảo, Nguyễn Ngọc Thức, Lê Văn Cang, Mai Ðức Hòa, các bạn tù của chúng tôi cũng đồng thanh hát: “Dậy mà đi hỡi đồng ơi! Bao nhiêu năm dân ta sống không nhà, bao nhiêu năm dân ta chết không hòm. Dậy mà đi! Dậy mà đi.”

Ngay trong đêm hôm đó chúng đã bắt đi Ðại Úy Báu khi tên trực trại xông vào hàng rào gần cổng trại. Anh đã bị dẫn đi trong đêm và sau này được tin anh đã bị đánh đập cho đến chết. Khoảng 4 giờ sáng bên ngoài có lực lượng công an dầy đặc bao vây, bên trong chúng tôi vẫn hát, mọi người đồng thanh hát, cả trại hát như chưa bao giờ chúng tôi được hát xướng như thế. Sáng sớm hôm sau, họ tấn công vào trại bắt đi một số người trong đó có Thiếu Tá Hồ Văn Vĩnh, người nhạc sĩ tài ba của chúng tôi, một trong những người đứng ra tổ chức “Ðêm không ngủ” này.

Thời gian kế tiếp là thời gian điều tra thẩm vấn, họ gọi hết người này đến người kia lên cơ quan làm việc: Cát, Giàu, Quyền,... đã bị bắt còng tay dẫn đi với tội danh “không chịu học tập cải tạo, âm mưu chống phá chính quyền cách mạng.” Nguyễn Thuận Cát, đại úy, tốt nghiệp khóa 24 VBQG Ðà Lạt, anh sống rất cương trực và thường chống lại những bất công mặc dầu anh được chúng giao cho chức đội trưởng. Anh đã đương đầu nhất định không khuất phục trước bạo quyền, và chịu đòn đau cho đến chết. Riêng Giàu, trung úy BÐQ, là một trường hợp hiếm có ngoại lệ, anh từ chối không gặp mặt cha mình trong lúc đang thọ hình, vì cha anh nay là cán bộ VC cao cấp. Anh nhất quyết giữ vững lập trường:

“Cha đi đường cha, tôi đi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.”

Ngọn lửa đang bốc cháy cao cho dù bị dập tắt cũng còn âm ỉ bởi một thứ than hồng. Chúng tôi bắt đầu chuyển sang hình thức đấu tranh mới, dè dặt bãi công, thay phiên nhau nghỉ bệnh, con số xuất trại bao giờ cũng ít hơn số khai bệnh ở nhà. Các anh Vũ Ngọc Tụng, Nguyễn Tri Tấn, Phạm Cang, Lê Quang Liễn, Hoàng Hưng, Bác Sĩ Hoàng Thế Ðịnh, Phan Văn Lập đã nhen nhúm hình thành một tổ chức có tên là “Ủy Ban Hành Ðộng.” Theo dự tính giờ G ấn định, toàn thể các đội viên hiện đang lao động ngoài hiện trường cùng nhau nổi dậy cướp súng các tên vệ binh dẫn giải, kéo nhau về giải phóng trại tù. Việc chưa thành đã bị bại lộ, các anh lãnh đạo Tụng, Tấn đã bị chúng bắt đi tra tấn và bị nhục hình. Phần còn lại rơi vào thảm cảnh đẫm máu của một sự trả thù khủng khiếp nhất.

Kẻ thù bất chấp luật lệ, chúng điều động những võ sĩ của Ty Công An Bình Trị Thiên dùng vũ lực thẳng tay đàn áp, chúng cho người đi khắp các lán với sự thỏa thuận chỉ điểm của các tên quản giáo, tập trung tất cả về một góc phân trại đánh đập trả thù, tiếng khóc tiếng la như gầm chuyển một góc trời, nước mắt đã rơi nhiều cùng máu. Ðó là buổi chiều ngày 20 tháng 4 năm 1980 lịch sử đáng ghi nhớ!

Sau này chúng lần lượt thẩm tra bắt hết các anh còn lại của tổ chức trên đem về biệt giam ở đoàn. Thêm các anh Võ Ðằng Phương, Nguyễn Kim Chung, Lê Tự Hào, trong một tổ chức khác có tên là “Phục Hưng Nền Cộng Hòa.” Câu nói khẳng khái của Võ Ðằng Phương, người sáng lập ra tổ chức này, tại tòa án nhân dân Thừa Thiên, Huế, năm nào như còn mãi in sâu vào tiềm thức của những người tù tại trại tù “Cải tạo Bình Ðiền”: “Các ông làm gì có luật pháp mà xét xử, luật của các ông là thứ luật rừng. Tôi nay ở trong tay các ông thì do quyền quyết định của các ông, tôi không có gì thắc mắc cả!”

Chúng kêu án anh thêm 10 năm tù sau khi mãn án “tù tập trung cải tạo,” mà án tập trung cải tạo là án dây thun thì biết đến bao giờ! Làm sao quên được hình ảnh hiên ngang của người tù Thiếu Tá Võ Ðằng Phương TQLC, tiến đến chiếc xe bịt bùng đang chờ sẵn, hiên ngang, ngạo nghễ, ngẩng cao đầu thách thức đầy niềm hãnh diện tự hào, một gương can đảm đầy tiết tháo của người chiến sĩ QLVNCH.

Ðây chỉ là khoảng thời gian khởi đầu cho quãng đường dài của cuộc đời tù tội. Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của người tù vẫn còn tiếp diễn vì “nơi nào còn áp bức là nơi đó có đấu tranh.”

Còn nhiều điều đáng viết thêm mà một trí nhớ hạn hẹp không đủ để nhớ hết về sự hy sinh cao cả và lòng dũng cảm của người chiến sĩ VNCH. Xin tri ân những bà mẹ, người vợ, người anh, người chị, người em, người con đã vất vả gian lao tần tảo để giúp cho người tù còn có được những “Ngày Hội Trại Tù Ái Tử-Bình Ðiền.”

Cựu TNCT trại Ái Tử, Bình Ðiền
Phạm Văn Tiền


(Người Việt)

 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31739:


Ái Tử Bình Điền 

http://youtu.be/zlI642rre-E

 

Đã tải lên vào 06-07-2010
Ái Tử Bình Điền *WESTMINSTER - Gần 700 cựu tù nhân chính trị Bình Ðiền, gia đình và thân hữu, đứng lặng trong giây phút mà bài điếu văn khóc bạn được người cựu tù Nguyễn Hữu Ái đọc lên, sau ba hồi chiêng trống chiêu hồn, trước bàn thờ hương khói và trong không khí trang nghiêm, uất nghẹn nỗi xót xa.
Rất nhiều người không giấu được nỗi xúc động đến rơi lệ, nhất là các chị vợ tù hiện diện, có người hiện nay đã trở thành góa phụ.
"...Hỡi những vong linh bạn tù đã khuất
Giờ này hồn còn vất vưởng đâu đây
Ở tận rừng sâu hay nơi miền gió cát
Nơi phá Tam Giang sóng ngầm bát ngát
Chốn Cồn Tiên bao nỗi ngậm ngùi
Này Tà Cơn, Lao Bão, Khe Sanh
Ðô Lương, Nghệ Tĩnh, trên đỉnh gió sầu vất vưởng hồn oan
Này chốn Bình Ðiền
Kia nước Khe Ðiên
Là nơi chốn những tháng ngày tù đày khổ ải."
Ðó là cảnh cảm động nhất, khởi đầu cho cuộc họp mặt toàn cầu những người bạn cựu tù của trại Bình Ðiền, Thừa Thiên Huế tại nhà hàng Kingdom Seafood Restaurant thuộc thành phố Anaheim, California vào ngày Chủ Nhật vừa qua.
Từ nhiều nơi trên nước Mỹ và cả ở Canada tụ tập về đây, họ là những người hôm qua cùng chung số phận nghiệt ngã, những người lính phải buông súng, chịu gian khổ tù đày trong nhiều năm, ngày nay đã đứng vững, thành công trên xứ người, nhưng vẫn không quên bạn bè gian khổ, quên những ngày tháng cũ.
Bình Ðiền là địa danh quen thuộc của dân chúng Thừa Thiên Huế, nhất là của các chiến hữu Sư Ðoàn I BB, nằm về phía Tây Nam cách thành phố Huế khoảng 12 cây số, nơi có căn cứ nổi danh Bastogne mà trong mùa Hè 1972, đã lại nơi chiến đấu giành giật từng tấc đất giữa ta và địch.
Sau khi quân đội VNCH triệt thoái khỏi Vùng I Chiến Thuật, hàng nghìn chiến hữu bị kẹt lại tại hai tỉnh địa đầu Thừa Thiên-Quảng Trị và các tù binh từ các vùng đất Nam Ðông, Khe Tre, Cồn Tiên được đưa về tập trung tại trại tù Ái Tử trong địa giới Quảng Trị. Năm 1977, Ðoàn 76 CS đưa hàng nghìn tù binh VNCH ra Nghệ Tĩnh đắp đập thủy lợi Ðô Lương, rồi Thanh Hóa làm lòng hồ Sông Mực với lời hứa hẹn là khi công tác hoàn thành tất cả tù binh sẽ được về sum họp với gia đình. Nhưng sau đó tất cả lại bị tập trung về trại Bình Ðiền, tổ chức thành năm phân trại, dưới sự quản lý khắc nghiệt của công an Việt Cộng.
Cực nhọc, đói khát và uất ức vì sự láo khoét, tráo trở của cộng sản cũng như chính sách quá tàn nhẫn, tồi tệ trong nhà tù, các chiến hữu của chúng ta đã phản ứng bằng cách chống lệnh lao động, tuyệt thực, tổ chức kỷ niệm ngày mất Huế, ca hát những bản nhạc đấu tranh. Bọn cai tù cộng sản đã thẳng tay đàn áp cuộc đấu tranh, nổi dậy của tù nhân chính trị, sử dụng bọn võ sĩ công an để đánh đập dã man những người tù đói khát, gầy còm nhưng chí khí vẫn hiên ngang. Ðiển hình, nhiều chiến hữu đã chết vì tra tấn như Ðại Úy Nguyễn Thuận Cát, bị bản án tử hình mà vẫn hiên ngang như Thiếu Tá Võ Ðằng Phương và nhiều anh em tù Bình Ðiền đã nằm xuống trên vùng đất này.
Năm nay (2010), từ rất nhiều tiểu bang trên đất Hoa Kỳ, các bạn cựu tù Bình Ðiền đã cùng với gia đình về tham dự cuộc họp mặt như Kansas (2 gia đình), Arizona (3 gia đình), Alabama (1 gia đình), Colorado (2 gia đình), Florida (7 gia đình), Georgia (2 gia đình), Illinois (1 gia đình), Iowa (2 gia đình), Kentucky (2gia đình), Louisana (2 gia đình) Massachusetts (1 gia đình) Maryland (3 gia đình), Michigan (2 gia đình), Mennesota (2 gia đình), Missouri (1 gia đình), Nebraska (2 gia đình), New York (2 gia đình), N. Carolina (2 gia đình), Oklahoma (2 gia đình), Pennsyvania (3 gia đình), Tennessee (7 gia đình), Texas (22 gia đình), Utah (10 gia đình), Virginia (4 gia đình), Washington (6 gia đình), các tiểu bang New Hamshire, New Mexico, New York, Oregon, Ohio (1 gia đình) và ở Canada về một gia đình. Phái đoàn đông nhất là từ Bắc Cali gồm 90 gia đình và còn lại là Nam Cali
   https://www.youtube.com/watch?v=zlI642rre-E

Hội Ngộ Ái Tử Bình Điền 2010 

http://youtu.be/wiIKOkjb7Qs

Đã tải lên vào 04-07-2010
Hội Ngộ Ái Tử Bình Điền 2010 * Chúng ta từ muôn ngàn phương xa, về đây sum họp chung một nhà, vì bốn phương trời là huynh đệ, có anh có tôi, ấm cuộc đời. Năm nay (2010), từ rất nhiều tiểu bang trên đất Hoa Kỳ, các bạn cựu tù Bình Ðiền đã cùng với gia đình về tham dự cuộc họp mặt như Kansas (2 gia đình), Arizona (3 gia đình), Alabama (1 gia đình), Colorado (2 gia đình), Florida (7 gia đình), Georgia (2 gia đình), Illinois (1 gia đình), Iowa (2 gia đình), Kentucky (2gia đình), Louisana (2 gia đình) Massachusetts (1 gia đình) Maryland (3 gia đình), Michigan (2 gia đình), Minnesota (2 gia đình), Missouri (1 gia đình), Nebraska (2 gia đình), New York (2 gia đình), N. Carolina (2 gia đình), Oklahoma (2 gia đình), Pennsyvania (3 gia đình), Tennessee (7 gia đình), Texas (22 gia đình), Utah (10 gia đình), Virginia (4 gia đình), Washington (6 gia đình), các tiểu bang New Hamshire, New Mexico, New York, Oregon, Ohio (1 gia đình) và ở Canada về một gia đình. Phái đoàn đông nhất là từ Bắc Cali gồm 90 gia đình và còn lại là Nam Cali.

Đại Hội Cựu Tù Nhân Ái Tử Bình Điền toàn quốc lần 7 năm 2013 

  http://youtu.be/cN1z97ne8ig

  

Xuất bản 09-07-2013
Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Ái Tử Bình Điền Bắc California tổ chức Đại Hội toàn quốc lần 7 năm 2013 tại Nhà hàng Dynasty, San Jose vào ngày 7 tháng 7 với sự tham dự của khoảng 700 người của các gia đình cựu tù nhân chính trị Bình Điền từ 45 trong 50 tiểu bang Hoa Kỳ, Úc Châu, Canada, và Việt Nam.